Ngũ gia bì được biết như là một “ thần dược ” với những tác dụng tuyệt vời cho con người. Bên cạnh đó, loại thực vật này cũng có ỹ nghĩa rất đặc biệt đối với phong thuỷ. Vậy cây ngũ gia bì hợp mệnh gì? Đặt cây ngũ gia bì ở đâu trong nhà để thu hút sức sống, tài lộc cho gia chủ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về cây ngũ gia bì
Đặc điểm cây ngũ gia bì
Ngũ gia bì hoặc xuyên gia bì hay tam gia bì với tên khoa học là Acanthopanax × Seem, trong họ Nhân sâm (Asteraceae). Cây thuộc loại cây bụi cao trung bình khoảng 1 đến 7m, lá thuôn dài và có gai. Lá kép nhỏ, xếp thành một cụm từ 3 – 5 (thông thường là 3), bầu dục hay thuôn tròn, đầu nhọn, hai mặt lá trơn nhẵn, mặt trên xanh thẫm màu, mép dưới có khía răng cưa lớn và có gai ở phần gân lá.
Hoa mọc thành cụm, tập trung ở đầu cành với cuống cao khoảng đến 4cm và dài, màu trắng nhạt, cành hoa có hình dạng như hình tam giác. Cây ngũ gia bì có quả mọng, như hình cầu dẹt, có 2 hạt bên trong, chuyển sang màu đen khi chín. Bộ phận có khả năng dược dùng là vỏ thân hay vỏ rễ. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng làm thuốc Đông y.
>>>Tham khảo thêm: 16 cây phong thủy trước nhà nên trồng giúp thu hút tài lộc
Cây ngũ gia bì có bao nhiêu loại?
Nhiều người vẫn thắc mắc “cây ngũ gia bì có mấy loại” thì câu trả lời là 3 loại chính:
- Ngũ gia bì gai: Đây là giống cây Ngũ gia bì gai được mô tả có nhiều gai ở mép lá. Loài cây này được dùng làm thuốc chữa bệnh rất phổ biến.
- Ngũ gia bì hương: tên gọi khác là tế trụ gia bì: là loài thực vật thuộc loại cây bụi, có thể mọc cao vài mét và loài cây này đã được xếp trong danh sách các cây thuốc quý, cần được bảo tồn.
- Ngũ gia bì cẩm thạch: đây cũng là một loại cây thuốc họ nhà ngũ bì, có màu sắc lạ và được trồng phổ biến ở trong nhà hoặc đặt ở phòng khách.
Công dụng, ý nghĩa phong thủy của cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có công dụng gì?
Đuổi muỗi
Cây ngũ gia bì còn có công dụng rất hữu ích đó chính là đuổi muỗi, công dụng này để được nhiều nhà khoa học thử nghiệm bằng cách trồng cây và nhận thấy sự khác biệt, được ghi nhận trong Dược điển Việt Nam. Bởi thế, nhiều gia đình thường chọn loài cây này để trồng trong vườn hay làm cây phong thủy để bàn, vừa để làm cảnh, vừa có thể đuổi muỗi dễ dàng.
Làm thuốc chữa bệnh
Ngoài ra, cây ngũ gia bì còn có thể làm thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền thì loài cây này có vị đắng, có tính cay, ôn, được quy vào 3 kinh can, thận, phế, có tác dụng khu phong, mạnh gân xương, lợi thấp,… Vì vậy, được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như đau lưng, trẻ em chậm đi, mỏi gối,… Ngoài ra thì, vị thuốc này còn là dược liệu quý để điều hòa an thần, chống suy nhược, hỗ trợ hệ miễn dịch,…
Thanh lọc không khí
Một đáp án khác cho câu hỏi “cây ngũ gia bì có tác dụng gì” đó là thanh lọc không khí. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu, thử nghiệm rằng cây ngũ gia bì có thể ngăn ngừa ô nhiễm không khí, loại bỏ được nhiều khí độc. Vì vậy, nếu bạn trồng một cây ngũ gia bì trước cửa nhà thì sẽ giúp cho không gian sống của bạn trong lành hơn.
Quà tặng thanh lịch
Cây ngũ gia bì cũng rất phù hợp làm một món quà tặng. Vì đây là một loài cây rất hữu dụng trong đời sống, mang lại không gian trong lành, tươi mát, lại có thể đuổi muỗi, làm thuốc chữa bệnh. Tặng một cây ngũ gia bì trong dịp sinh nhật, tân gia,… sẽ là một món quà độc đáo đấy. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu cây ngũ gia bì hợp mệnh gì để tặng đúng người nhé!
Ý nghĩa phong thủy
Ngoài những công dụng trong cuộc sống, thì cây ngũ gia bì còn có ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Cây ngũ gia bì giúp gia thu hút tài lộc và phú quý. Nếu bạn muốn thay đổi vận may trong cuộc sống hay công việc, thì hãy trồng một cây ngũ gia bì ngoài sân vườn hoặc đặt chậu cây phong thủy này trong không gian làm việc của bạn.
Ngoài ra, không chỉ thu hút tài lộc, cây ngũ gia bì còn được mệnh danh là “cây giữ tiền”, giúp gia chủ quản lý tài chính tốt, sáng suốt khi ra các quyết định về tiền bạc. Bên cạnh đó, loài cây này còn tượng trưng cho sự khắng khít tình cảm gia đình, nhiều người nói rằng trưng loài cây này giúp gia đình luôn êm ấm, thuận hòa.
Trồng cây ngũ gia bì trong nhà rất tốt bởi nhiều công dụng và ý nghĩa, nhưng theo quan niệm phong thủy, trưng cây cảnh cũng cần phải hợp mệnh. Vì thế, bạn phải chú ý xem cây ngũ gia bì hợp mệnh gì, có hợp mệnh, hợp tuổi với mình không để tránh bị “tác dụng ngược” khi trưng cây phong thủy.
Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu tìm mua nhà đất, chung cư căn hộ giá rẻ, uy tín, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại website Muaban.net:
Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Trong Ngũ hành tương sinh thì cây ngũ gia bì phù hợp nhất với những người mệnh Mộc, đứng Top trong những cây phong thủy mệnh Mộc đẹp nhất. Người mệnh Mộc được ví như phong (gió) vì họ có sự linh hoạt và lối suy nghĩ logic cùng đầu óc nhạy cảm. Do bản mệnh hợp với công việc đòi hỏi trí tuệ cao vì vậy nếu sở hữu cây này những người mệnh Mộc sẽ có thêm nguồn tài vận và sự nghiệp tốt hơn nữa.
Vậy cây ngũ gia bì hợp tuổi gì nhất? Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phong thuỷ thì cây này hợp với mệnh Mộc tuổi Dần nhất. Những người tuổi Dần, mệnh Mộc có sẽ đón nhiều thịnh vượng, tài lộc và may mắn khi trồng cây này trong phòng ngủ hoặc không gian làm việc. Hơn nữa, với những người Dần mệnh Mộc khi sở hữu cây sẽ giúp họ không bị thất thoát về tài chính, thuận lợi trong việc phát triển, sự nghiệp vững chắc và ổn định lâu dài.
Với những người tuổi Dần mệnh Hoả mong muốn cải thiện tình duyên thì trồng cây này là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Theo Ngũ hành, Mộc sinh Hoả vì vậy cây hợp mệnh Mộc cũng sẽ ảnh hưởng tốt với người mệnh Hỏa. Nếu là người tuổi Dần thì đừng ngại ngần mà sở hữu cho mình một chậu cây ngũ gia bì trong nhà hoặc nơi làm việc nhé. Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ chuyển biến theo hướng tích cực.
Ngoài ra, người mệnh Thổ cũng có thể trồng loài cây phong thủy này nhưng nên trồng cây trên đất hơn là để cây leo đó hoặc thủy sinh. Ngoài cây ngũ gia bì, còn rất nhiều lựa chọn cây phong thủy mệnh Thổ khác mà bạn nên tham khảo.
Đối với những người trong lá số quá vượng Thổ, nghĩa là tính Thổ quá trội dẫn đến thường chậm chạp, không nắm bắt được cơ hội trong cuộc sống, công việc thì rất nên trồng cây ngũ gia bì trong văn phòng làm việc. Điều này giúp họ cân bằng giữa tính chậm chạp của Thổ với tính linh hoạt của Mộc.
>>>Có thể bạn quan tâm: Cây phong thuỷ mệnh Hoả giúp gia chủ chiêu tài, đón lộc cực tốt
Một số thắc mắc về cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có ăn được không?
Với một số cây sinh trưởng mạnh, người ta có thể dùng lá của chúng nấu canh tôm hay canh cua. Lá cây khi đưa vào canh cá hay súp cua sẽ có vị hơi chát nhẹ, tuy nhiên không quá gắt. Ngoài ra, người dân Quảng Nam cũng sử dụng loại cây này để làm gỏi cuốn và đem đến hương vị lạ cho món ăn. Vì vậy, lá của cây cũng có thể ăn được.
Nên đặt cây ngũ gia bì ở đâu trong nhà?
Các vị trí đặt thích hợp là phòng ngủ, nơi làm việc, phòng khách… Cần tránh để cây trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh hoặc những nơi ít ánh sáng,..Có thể đặt ở góc phòng vì cây có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả.
Ngoài ra, nên chú ý đến hướng đặt cây:
- Mệnh Mộc: hướng Đông, Đông Nam.
- Mệnh Kim: hướng Tây Nam, Đông Bắc và phía Nam.
>>>Tham khảo thêm: Những loại cây không nên trồng trong nhà để tránh rước họa vào thân
Những lưu ý khi trồng cây ngũ gia bì
Tưới nước
Cây này cũng đều ưa bóng râm. Nếu bạn trồng ngoài trời thì nên tưới cây mỗi ngày 1 lần. Còn nếu để trong phòng thì bạn chỉ nên tưới 2 lần 1 tuần là đủ. Mỗi lần tưới cần cách nhau một khoảng thời gian nhằm ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh khi đất ẩm ướt quá lâu.
Ánh sáng và nhiệt độ
Cây này rất ưa ánh sáng, nhưng bạn không nên để cây dưới ánh sáng quá mạnh như những ngày hè. Nếu trồng cây ngoài trời, bạn nên làm lưới chắn màu đen nhằm bảo vệ cây. Còn nếu bạn trồng cây trong nhà, tốt nhất là để nó ở trước cửa, vào mỗi tuần nên mang cây ra ngoài trời đón ánh nắng trực tiếp. Cây có khả năng thích nghi cao với môi trường xung quanh, khoảng nhiệt độ thích hợp với cây là từ 20 – 30 độ C.
Phân bón
Cây không cần quá nhiều chất dinh dưỡng nên cũng không nên bón quá nhiều phân, tuy nhiên vào mùa hè là thời điểm cây phát triển mạnh vì vậy gia đình bạn nên chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ dưỡng chất bằng cách tưới phân để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
Phòng ngừa sâu bệnh
Để kích thích cây phát triển nhanh hơn nữa, bạn nên trộn thêm vào đất trồng một chút xơ dừa, phân gà hoặc rơm. Điều đó sẽ giúp đất tốt lên. Thông thường, người ta sẽ trồng cây này bằng cách giâm cành. Sau khoảng nửa tháng, rễ cây sẽ mọc thêm ra để cây phát triển lên chồi mới. Ngũ gia bì cũng có thể bị phá huỷ bởi rầy nâu khi cây đang ra chồi non. Khi ấy, bạn hãy cắt bỏ các lá bị phá huỷ đi và sử dụng thuốc chống rầy nâu diệt trừ nó.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết về tác dụng của cây ngũ gia bì trong đời sống cũng như ý nghĩa phong thủy và giải đáp cây ngũ gia bì hợp mệnh gì. Hãy thử trồng và đặt một chậu cây ngũ gia bì trong phòng khách hoặc không gian làm việc của bạn nếu bạn mệnh Mộc hoặc Thổ nhé! Đừng quên đón đọc nhiều bài viết hay về phong thủy, nhà cửa tại Muaban.net bạn nhé!
>>>Xem thêm:
- Top 25 cây trồng ban công chịu nắng giúp thanh lọc không khí cực tốt
- Top 7 cây xương rồng phong thủy năm 2022 – Những điều bạn đã bỏ lỡ!
- Cây hoa dừa cạn và những lợi ích cho sức khỏe ít người biết