Cây hoa hòe phong thủy vốn nổi tiếng với công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong đông y, nhưng bạn đã hiểu hết về ý nghĩa phong thủy và cách trồng loài cây này? Hãy cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Sơ lược về cây hoa hoè phong thủy
Cây hòe có tên khoa học là Sophora Japonica L thuộc họ cánh bướm. Là loại cây có thân gỗ, cây trưởng thành có thể đạt chiều cao tối đa tận 15m, thân thẳng, tán cây lớn tỏa bóng mát. Nụ hoa có màu vàng, khi nở thì hoa chuyển thành màu trắng ngà. Hoa vừa có mùi thơm dễ chịu, vị hơi đắng, và nở thành từng chùm.
Cây hoa hòe vốn thuộc họ đậu, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, được biết đến là một loại thuốc Đông y với công dụng tuyệt vời.
Trong Văn học Việt Nam, hình tượng cây hòe xum xuê tươi tốt thường dùng biểu trưng cho cảnh con cháu trong gia đình phát đạt, đông đúc. Trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi có thả :“Rồi hóng mát thủa ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp dương”. Trong thành ngữ Việt Nam, “hoa hòe hoa sói” để chỉ người, vật “có vẻ cầu kì, loè loẹt trong cách trang sức, tô điểm”. Có thể thấy, trong văn học từ xưa, hoa hòe đã là loài hoa của sự bắt mắt lại mang ý nghĩa tốt cho gia đình.
Một giai thoại ở nhà Tống có kể rằng ở nhà Vương Hựu trước kia trồng cây hòe trước sân, ông mong ước các con sau này lớn lên được làm chức Tam công. Ông một lòng chăm sóc và ước mong, sau này may mắn đúng thật đã đến, khi con trai Vương Hậu là Vương Đán nhậm chức làm Tam công trong triều đình. Từ đó, cây hòe mang ý nghĩa tượng trưng cho sự quyền quý, thành đạt. Người người còn trồng cây hòe với ước mong con cái thành danh, đỗ đạt.
Các lợi ích về y học hay được dùng nụ Hòe để cải thiện có thể kể đến như: lợi tiểu, thanh nhiệt, kháng viêm, chống sảy thai, hỗ trợ tim mạch,….
Cây hoa hòe đặc biệt dễ trồng với khả năng chịu khô tốt. Với khí hậu Việt Nam, các tỉnh phía Bắc – vùng khô hạn và có ít mưa, nhất là Thái Bình, là nơi lý tưởng để trồng và có nhiều cây hoa hòe.
Tham khảo tin đăng liên quan đến cây cảnh ở dưới đây:
Ý nghĩa của cây hoa hòe phong thủy
Cây hoa hòe theo phong thủy được quan niệm rằng mang lại nhiều thịnh vượng, may mắn cho gia chủ. Các gia đình dưới thời Chu có con cái trong các kỳ khoa cử xem hoa hòe như Tam Công, họ trồng nhiều cây hoa hòe để cầu may mắn, mong con cháu đỗ đạt, thành danh. Ngày nay, cây hoa hòe cũng thường được trồng để mang lại danh hoa phú quý.
Với một vài gia đình đặc biệt, ngoài thành danh, mang lại may mắn, cây hoa hòe còn mang ý nghĩa khác rằng sẽ mang tới con cái, người phụ nữ trong gia đình cũng có thể ăn hạt hoa hòe để cầu có con. Những người hiếm muộn, không có may mắn trong đường con cái cũng hay đứng dưới gốc cây hoa hòe cầu nguyện.
Do hoa hòe nở thành chùm, trắng tinh trông rất bắt mắt nên khi hoa nở rộ, sẽ mang ý nghĩa may mắn, cát tường trong phong thủy.
>> Có thể bạn quan tâm: Cây phát tài núi – Ý nghĩa phong thủy và những điều bạn chưa biết
Nên trồng cây hoa hòe phong thủy ở đâu?
Như những loài cây phong thủy khác, cây hoa hòe phong thủy cũng có những vị trí đặc biệt nên trồng và không nên trồng. Với mỗi vị trí đặt cây, sẽ mang lại ý nghĩa khác nhau cho gia chủ, nên trước khi trồng hòe phong thủy cũng phải cân nhắc kỹ càng.
Cây hoa hòe phải được trồng ở trước nhà sẽ mang may mắn, hút tài lộc cho gia chủ. Cây hoa hòe phong thủy nếu được chăm sóc tốt, sai hoa, trĩu quả là điềm tốt lành, trấn giữ tà ma, mang lại bình yên cho gia can.
Nhưng nếu trồng cây hòe phong thủy ở phía sau nhà thì ngược lại, may mắn bị vùi dập, thành đạt bị mang đi. Vị trí cây hòe phong thủy mà được đặt phía sau nhà thì cũng sẽ không hút được tài lộc. Vậy nên, cần vô cùng cẩn trọng và cân nhắc vị trí đặt cây hoa hòe phong thủy trước khi trồng.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa hòe phong thủy
Vì cây hoa hòe khi phát triển sẽ có thân gỗ cao lớn, rễ cũng bén ra to nên lúc trồng tốt nhất nên trồng thưa. Cây non nên được đặt vào hố vuông kích thước 40 x 40 x 40 cm để tạo không gian thích hợp nhất cho rễ phát triển. Dùng phân chuồng đã ủ sau đó trộn lẫn với đất, đặt cây sao cho cứng cáp, lấp hết bầu và cẩn thận không làm vỡ bầu.
Là loại cây rễ cọc, nên hoè phong thủy vốn chịu hạn tốt. Chủ yếu nên lưu ý mùa khô phải tưới thêm nước để cây được cấp nước đầy đủ, phát triển tốt hơn. Sau đó có thể thay phần chuồng bằng phân vô cơ. Lúc cây cao đến tầm 1,2 – 1,5m thì chủ động cắt ngọn chính để hoa hòe đâm ra nhiều cành, càng nhiều cành thì càng ra nhiều hoa.
Kỹ thuật trồng cây hoa hòe chi tiết cho người trồng số lượng lớn
Phương pháp ươm và trồng hòe
Để ươm và trồng cây hòe, nên chọn những cây hòe có chùm hoa lớn, nhiều nụ hoa. Thời gian thích hợp để trồng cây hoa hòe là từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 2 (âm lịch). Nên chọn quả đã chín, ngắt về tách hạt là có thể về ươm ngay. Đầu tiên, người trồng rải nên rải một lớp cát nhỏ hoặc đất mịn dày tầm 7 – 10cm rồi rải đều hạt hòe, sau cùng phủ 1 lớp đất dày 4 – 5cm.
Khi hạt được tưới nước sau khoảng 20 -30 ngày sẽ nảy mầm. Khi cây đã cao độ 5 – 7cm và được 3 – 4 cặp lá nhỏ, người trồng cho vào bầu nilon đã đóng đầy màu của đất, sau đó xếp bầu theo hàng làm giàn thường xuyên tưới cây, giảm bớt ánh sáng. Đợi đến khi cây cao khoảng 40 – 60cm là có thể trồng được.
Cách trồng cây hoa hòe phong thủy
Nếu cây hoa hòe phong thủy được trồng trên vùng đất trống, nên trồng cách cây từ 5 – 7m. Cũng như trên, đào một hố kích thước 40 x 40 x 40cm và dùng phân chuồng đã u hoai (cây hòe đặc biệt thích hợp với phân chuồng) sau đó trộn lẫn với phân, đất và lập cây cho lấp hết bầu và tránh làm vỡ bầu là được.
Chăm sóc cây hòe
Với đặc thù là loại cây rễ cọc, chịu hạng tốt, mùa khô nên tưới thêm nước để cây phát triển mạnh hơn. Trồng cây hòe thì thường ba năm sẽ ra hoa, nếu chăm sóc kỹ lưỡng và tốt thì có thể 2 năm đã ra hoa. Khi chùm hoa đã to, nụ đã cương to sắp cho bung hoa thì ngắt, nếu ngắt quá non hoặc lúc hoa đã nở thì có thể giảm hiệu quả sử dụng.
>> Có thể bạn chưa biết: Góc nhà nông : Bí quyết chọn đất trồng cây để sinh trưởng tốt nhất
Những điều nên biết khi trồng cây hoa hòe phong thủy
Tóm lại, khi trồng cầy hoa hòe phong thủy:
- Nên đặt cây hoa hòe phong thủy ở trước nhà để mang lại nhiều vận may, thịnh vượng, xua đuổi tà ma cho ngôi nhà.
- Không trồng hoa hòe phong thủy phía sau nhà, vì như thế sẽ không hút được lộc cho gia chủ.
- Khi trồng cây hoa hòe phong thủy nên chăm tỉa cành, cho cây ra nhiều hoa. Chùm hoa càng to, trắng mướt, bắt mắt, cây càng đâm chồi nảy lộc, sum suê hoa lá thì càng mang nhiều may mắn và bình an, vinh hoa phú quý về cho gia đình.
- Hòe trồng vào mùa mưa sẽ tốt hơn, lúc này cây dễ phát triển do đất mềm và xốp hơn.
Trên đây là tất cả các thông tin mà Cẩm Nang Mua Bán muốn chia sẻ đến bạn về cây hoa hòe phong thủy. Với những lợi ích đông y là ý nghĩa phong thủy, hoa hòe phong thủy sẽ là loại cây mà bạn nên cân nhắc để trồng trước nhà. Tham khảo thêm nhiều bài viết tại Muaban.net để theo dõi thêm thông tin về đa dạng lĩnh vực nhé!
>>> Xem thêm:
- 16 cây phong thủy trước nhà nên trồng giúp thu hút tài lộc
- Top 25 cây trồng ban công chịu nắng được ưa chuộng nhất
- Bật mí điểm thu hút của 13 loại cây phong thủy mệnh thổ
- Trực giác là gì? Có nên tin vào những gì mà trực giác mách bảo không?