Trong những khoảng thời gian gần đây, số định danh cá nhân đang trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những quy định và nghị định của nhà nước ban hành. Nhiều người sẽ thắc mắc số định danh cá nhân để làm gì và cách tra cứu số định danh cá nhân như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên thì mời các bạn theo dõi bài viết sau của Mogi.vn nhé!
1. Số định danh cá nhân là gì?
Số định danh cá nhân (SDDCN) là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại với bất kỳ ai khác. Số định danh cá nhân chính là số Căn cước công dân (CCCD) của mỗi cá nhân.
Bên cạnh đó, những con số trong 12 chữ số của số định danh cá nhân đều có cấu trúc cụ thể theo điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP như sau:
- 3 số đầu: là mã của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, nơi công dân đăng ký khai sinh, đây cũng có thể là mã thể hiện quốc gia nơi người đăng ký khai sinh sinh sống.
- 1 số tiếp theo: là mã số thế kỷ sinh và giới tính.
- 2 số tiếp theo: là năm sinh.
- 6 số sau: là những khoảng số ngẫu nhiên.
Số định danh cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi công dân Việt Nam. Nó mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng, cụ thể:
- Giúp xác định danh tính cá nhân
- Giúp giao dịch hành chính dễ dàng hơn
- Giúp nhà nước quản lý người dân hiệu quả hơn
- Giúp phát triển kinh tế – xã hội
- Giúp đảm bảo quyền lợi của mỗi công dân
2. Hướng dẫn cách tra cứu mã số định danh cá nhân
Hiện nay, căn cước công dân sẽ được chia ra làm 2 loại đó là gắn chip và không gắn chip, còn đối với trẻ em là những người chưa có căn cước công dân cũng sẽ có cách tra cứu cụ thể. Vậy cách tra cứu mã số định danh cá nhân như thế nào, bạn cùng tham khảo những cách dưới đây nhé.
2.1 Cách tra cứu mã số định danh cá nhân cho người đã có CCCD gắn chip
Cách tra cứu mã số định danh cá nhân cho người đã có CCCD gắn chip rất đơn giản. Mã số định danh của bạn sẽ là dãy số gồm 12 chữ số được in trên thẻ căn cước công dân cùng với con chip. Vì mọi thông tin về bạn đã được in rất rõ ràng trên căn cước công dân nên việc tra cứu sẽ rất dễ và không cần thực hiện nhiều bước.
2.2 Cách tra cứu mã số định danh cá nhân cho người chưa CCCD gắn chip
Với một vài trường hợp chưa có căn cước công dân gắn chip, bạn sẽ thực hiện theo các bước sau để tra cứu mã số định danh của mình, cụ thể:
- Bước 1: bạn hãy truy cập vào đường dẫn sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ tiếp tục bằng cách ấn “đăng nhập” ở phía trên góc phải.
- Bước 2: tiếp theo, bạn hãy lựa chọn mục “Tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia“.
- Bước 3: Giao diện thông tin sẽ hiện ra, lúc này bạn cần điền đầy đủ những thông tin cần thiết
- Bước 4: Sau khi ấn đăng nhập, sẽ có một mã OTP được gửi về số điện thoại của bạn đăng ký. Nhập mã OTP để tiếp tục.
Lưu ý: vì hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia hiện nay bị quá tải nên trong một vài trường hợp bạn sẽ không nhận được mã hay thời gian gửi mã rất chậm. Bạn hãy thử đợi hoặc ấn gửi lại nếu không nhận được mã OTP nhé
- Bước 5: khi đã đăng nhập thành công, bạn hãy ấn chọn vào dịch vụ công trực tuyến.
- Bước 6: Một cửa số mới hiện ra và bạn hãy nhập nội dung “lưu trú” và thanh tìm kiếm.
- Bước 7: ấn chọn “thông báo lưu trú”
- Bước 8: ấn chọn “nộp trực tuyến”
- Bước 9: lúc này, những thông tin cá nhân của bạn sẽ hiện rất rõ, bạn sẽ tìm được mã số định danh cá nhân ở ô CMND/CCCD/Mã định danh gồm 12 chữ số.
Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản đăng nhập, hãy tiến hành đăng ký tài khoản theo các bước sau đây:
- Bước 1: bạn hãy truy cập vào đường dẫn sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ sau đó ấn chọn mục đăng ký ở góc trên bên phải, bên cạnh mục đăng nhập.
- Bước 2: Bạn hãy chọn đối tượng đăng ký, ở đây sẽ có công dân, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước (ở đây sẽ hướng dẫn công dân đăng ký bằng mã số bảo hiểm y tế).
- Bước 3: chọn hình thức đăng ký phù hợp: đăng ký bằng mã số bảo hiểm y tế, đăng ký bằng số điện thoại, đăng ký bằng bưu điện Việt Nam, đăng ký bằng USV ký số, đăng ký bằng Sim ký số ( chọn mã số bảo hiểm y tế).
- Bước 4: giao diện đăng ký sẽ hiện ra, bạn hãy nhập những thông tin cần thiết, nhập mã xác thực và ấn đăng ký.
- Bước 5: sau khi ấn đăng ký, bạn sẽ nhập mã OTP được gửi về số điện thoại.
- Bước 6: trang web sẽ yêu cầu bạn tạo một mật khẩu tùy ý (hãy nhớ mật khẩu này để tiện đăng nhập cho những lần sau).
- Bước 7: sau khi đăng kí thành công, hãy tiến hành đăng nhập để xem mã số định danh của mình.
Lưu ý: hãy tạo một mật khẩu mạnh và phức tạp để ngăn kẻ xấu xâm nhập và khoảng nửa năm hãy đổi mật khẩu 1 lần để nâng cao bảo mật tài khoản.
2.3 Cách tra cứu mã số định danh cá nhân cho trẻ em
Theo quy định tại Điều 14 và 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, SDDCN của trẻ em được ghi trên giấy khai sinh với 13 chữ số.
Việc tra cứu số định danh cá nhân cho trẻ em khá đơn giản: cha mẹ chỉ cần có giấy khai sinh của con và xem trên đó. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy số định danh cá nhân trên giấy khai sinh, cha mẹ cần liên hệ với cơ quan Công an để được hỗ trợ.
Lưu ý rằng trẻ em chưa đủ 16 tuổi sẽ chưa có căn cước công dân, do đó số định danh cá nhân trên giấy khai sinh chính là mã số định danh cho bé. Cha mẹ cần lưu giữ cẩn thận giấy khai sinh và số định danh cá nhân của con để sử dụng khi cần thiết.
Xem thêm: Cách tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp đơn giản nhất
3. Thủ tục để được cấp mã định danh cá nhân
Việc thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân đã cho thấy sự thay đổi rất rõ trong công cuộc quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư ở Việt Nam. Vì đây là điều bắt buộc, được Nhà Nước ghi rõ trong pháp luật, nếu như bạn chưa biết cách để làm thủ tục cấp mã định danh cá nhân thì hãy tham khảo những ý sau đây:
3.1 Đối với trường hợp cung cấp mã định danh đăng ký khai sinh
Vì những đứa bé này vừa được sinh ra và chưa có mã định danh nên bạn sẽ cần khai đầy đủ thông tin cho người đi làm giấy khai sinh để cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ kết nối trực tiếp đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó những thông tin cơ bản của bé sẽ được truyền qua bao gồm:
- Họ và tên khai sinh
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Địa chỉ nơi đăng ký khai sinh
- Quê quán
- Dân tộc
- Họ và tên cha và mẹ hay người đại diện hợp pháp
Sau khi đã nhận được đầy đủ thông tin về người cần giấy khai sinh, thủ trưởng cơ quan quản lý dữ liệu dân cư sẽ kiểm tra thật kỹ các thông tin trong đó theo điểm b Khoản 3 Điều 13 Luật căn cước công dân, sau khi xác nhận những thông tin đó chính xác, thủ trưởng sẽ gửi lại mã số định danh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
3.2 Đối với trường hợp cung cấp mã định danh cá nhân đã có giấy khai sinh
Theo Khoản 1 Điều 9 của luật căn cước công dân, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phải có trách nhiệm thu thập các thông tin của công dân chưa có mã định danh đến cơ quan quản lý dữ liệu về dân cư. Trong đó bao gồm địa chỉ thường trú, họ và tên chủ hộ, số chứng minh nhân dân. Cuối cùng, cơ quan quản lý về dữ liệu dân cư sẽ tiến hành kiểm tra và cung cấp mã định danh cá nhân cho người cần đăng ký.
Xem thêm: Hướng dẫn 2 cách check gốc xe máy nhanh chóng, đơn giản nhất
4. Một số lưu ý khi tra cứu mã định danh cá nhân
Chọn kênh tra cứu uy tín:
Sử dụng các trang web và ứng dụng chính thức của cơ quan nhà nước để tránh giả mạo hay lừa đảo:
-
- Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tra-cuu-ho-so.html
- Website của Bộ Công an: https://congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-can-cuoc-cong-dan
- Ứng dụng VNEID
Cung cấp thông tin chính xác:
- Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu như: số CCCD/CMND, họ tên, ngày sinh,…
- Đảm bảo thông tin cá nhân trùng khớp với thông tin trên giấy tờ tùy thân.
Bảo mật thông tin cá nhân:
- Không chia sẻ SDDCN cho bất kỳ ai khi không cần thiết.
- Bảo mật mật khẩu tài khoản tra cứu SDDCN.
- Cẩn thận với các email, tin nhắn yêu cầu cung cấp SDDCN hoặc thông tin cá nhân nhạy cảm.
Hãy liên hệ khi gặp sự cố:
- Nếu gặp khó khăn trong quá trình tra cứu SDDCN, hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của các kênh tra cứu để được hướng dẫn.
- Có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan Công an địa phương để được hỗ trợ.
Cập nhật thông tin khi có thay đổi:
- Khi có thay đổi về thông tin cá nhân như: đổi tên, đổi địa chỉ,… cần cập nhật thông tin SDDCN để đảm bảo tính chính xác.
Việc biết cách tra cứu số định danh cá nhân sẽ giúp bạn xác định được thân nhân và các thông tin của bạn. Bên cạnh đó, việc tích hợp chip trên thẻ căn cước cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho những công việc sau này. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được cách tra cứu số định danh cá nhân, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những thông tin khác như phong thủy hay luật nhà đất, truy cập Muaban.net nhé.
Tìm hiểu thêm: Cách tra cứu người phụ thuộc online nhanh chóng, đơn giản năm 2024