Để việc xây dựng nhà trở nên hiệu quả và nhanh chóng thì chủ nhà cần phải nắm rõ cách tính mét vuông trong xây dựng. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn những cách tính diện tích chi tiết nhất. Hãy theo chân Mua bán tìm hiểu thông tin này qua bài viết hôm nay nhé!
I. Vì sao cần tính diện tích xây dựng?
Việc tính mét vuông xây dựng là rất cần thiết đối với các công trình xây dựng nhà ở. Bởi việc tính diện tích này đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của công trình như dự toán chi phí ban đầu, thiết kế móng nhà, tim tường,…
Nắm vững cách tính mét vuông xây dựng giúp bạn ước lượng được các báo giá từ nhà thầu, tính toán được các chi phí phát sinh trong quá trình thi công. Từ đó, có thể sở hữu một ngôi nhà theo mong muốn mà vẫn yên tâm về vấn đề tài chính của bản thân.
Để tính toán chi phí xây dựng một cách chính xác, bạn cần biết công thức tính diện tích (m2). Tuy nhiên, công việc này đôi khi phức tạp, đặc biệt đối với những người không chuyên. Đó là lý do tại sao nhiều chủ đầu tư hay gia chủ tìm đến các đơn vị thiết kế và thi công để sử dụng dịch vụ của họ.
II. Cách tính m2 xây dựng phần thô chi tiết
1. Sàn xây dựng
Diện tích = chiều dài x chiều rộng
Để tính tổng diện tích sàn của một công trình, bạn cần thực hiện phép tính cộng tổng diện tích của tất cả các sàn xây dựng trong công trình.
Lấy ví dụ cụ thể, nếu khu đất có diện tích sàn ban đầu là 100m2 và sau đó bạn xây thêm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu, tổng diện tích sàn sẽ là 100m2 x 3 tầng, tức là 300 mét vuông. Như vậy, để tính diện tích sàn cho tất cả các tầng, bạn cần nhân diện tích sàn ban đầu với số tầng (trong trường hợp này là 3). Điều này cho phép bạn có tổng diện tích sàn chính xác của công trình xây dựng.
Tham khảo thêm các tin đăng về bán đất tại Muaban.net |
2. Phần móng nhà
- Móng băng: Móng băng là loại móng được dùng khi các tường móng đặt song song hoặc hầu như song song, tạo thành một dải được đổ bê tông liền nhau qua các móng. Diện tích móng băng được tính bằng chiều rộng của móng nhân với chiều dài móng, thường là 50% diện tích của tầng trệt.
- Móng cọc: Tỷ lệ diện tích móng cọc thường được tính từ 20% đến 40% diện tích tầng trệt, tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào kích thước và diện tích của móng cọc cụ thể. Để xác định diện tích chính xác và áp dụng đối với điều này, đơn vị thầu sẽ thực hiện một quá trình rà soát và tính toán cụ thể để xác định tỷ lệ phù hợp và kết quả chính xác hơn. Việc này giúp đảm bảo rằng công trình được thiết kế và xây dựng theo các quy định và yêu cầu kỹ thuật.
- Móng bè: Móng bè thường bằng 80% diện tích tầng trệt. Điều này xảy ra do thiết kế móng bè thường được phân bố đều trên bề mặt nền. Trên các vùng địa chất yếu, có thể có hoặc không có nước, chúng ta nên sử dụng móng bè để đảm bảo an toàn và phân bổ trọng lực cho căn nhà, từ đó tránh khả năng bị sụt lún.
3. Phần hầm
Phần hầm là phần được thiết kế sâu xuống dưới mặt đất và thường được sử dụng để lưu trữ đồ đạc hoặc làm gara. Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng có phần hầm, đặc biệt là trong các công trình dân dụng như nhà ở.
Khi tính toán diện tích phần hầm (nếu có), người ta thường dựa vào độ sâu từ vỉa hè. Tuy vì phần này có kết cấu chịu lực mạnh và đòi hỏi đào sâu, giá thành xây dựng cũng khá cao.
Cách tính diện tích (m2) của phần hầm như sau:
- Nếu phần hầm có độ cao nhỏ hơn 1,3m, diện tích phần hầm bằng 150% diện tích tầng trệt.
- Nếu phần hầm có độ cao từ 1,3m đến nhỏ hơn 1,7m, diện tích phần hầm bằng 170% diện tích tầng trệt.
- Nếu phần hầm có độ cao từ 1,7m đến nhỏ hơn 2m, diện tích phần hầm bằng 200% diện tích tầng trệt.
- Nếu phần hầm có độ cao lớn hơn 2m, diện tích phần hầm bằng 250% diện tích phần trệt.
Xem thêm: Mẫu nhà ống 3 tầng đẹp hiện đại phổ biến nhất hiện nay
4. Phần thân nhà
Để tính diện tích (m2) cho phần thân nhà, người ta thường chia thành 2 loại tùy thuộc vào có mái che hay không.
- Phần có mái che: Cách tính diện tích sẽ bao gồm mặt bằng sàn của tầng trệt, tầng tum, sân thượng, khu vực tầng lầu và tầng lửng (nếu có). Diện tích sẽ được tính bằng 100% diện tích sàn mét vuông.
- Phần không có mái che: Đối với phần này, ngoại trừ khoảng sân trước và sân sau (nếu có), diện tích sẽ được tính thêm 50% diện tích sàn mét vuông. Điều này đảm bảo rằng không gian không có mái che, chẳng hạn như sân trong, cũng được tính vào diện tích tổng của phần thân nhà.
Xem thêm: Bốn lý do nhân lực ngành xây dựng sẽ được ‘trải thảm đỏ” ở Việt Nam
5. Phần mái (mái ngói và các loại mái khác)
Cách tính mét vuông xây dựng cho phần mái cũng tương tự như cách tính phần móng. Tuy nhiên, việc tính diện tích mái phụ thuộc vào kiểu thiết kế mái khác nhau. Dưới đây là cách tính diện tích (m2) cho 5 loại mái phổ biến:
- Mái sân thượng: Đối với các thiết kế mái sân thượng thường thấy ở các mẫu nhà ống và nhà phố, diện tích mái thường được tính là 30% diện tích sàn xây dựng.
- Mái bê tông cốt thép: Diện tích mái bê tông cốt thép thường được tính là 50% diện tích sàn xây dựng.
- Mái tôn thường hoặc tôn PU giả ngói: Diện tích mái thường được tính là 15% diện tích sàn xây dựng. Trường hợp sử dụng tôn PU giả ngói, diện tích mái được tính là 30% diện tích sàn xây dựng. Cả hai cách tính này đã bao gồm diện tích tôn lợp hoàn chỉnh.
- Mái ngói sử dụng kèo sắt: Diện tích mái thường được tính là 70% diện tích mặt nghiêng. Cách tính này đã bao gồm cả diện tích ngói và diện tích khung.
- Mái ngói bê tông cốt thép: Đối với loại mái ngói bê tông cốt thép (bao gồm cả hệ lợp), diện tích mái thường được tính là 100% diện tích mặt nghiêng. Sự khác biệt này bởi phần dưới mái bê tông cốt thép có tạo hình và lợp ngói.
Như vậy, cách tính diện tích mái sẽ phụ thuộc vào kiểu thiết kế mái cụ thể của từng loại nhà.
Xem thêm: Xin giấy phép xây dựng và những điều bạn cần biết
III. Cách tính diện tích xây dựng cho các công trình phụ trợ
Dưới đây là cách tính diện tích cho các phần phụ trợ như sân trước và sân sau, và các ô trống:
- Sân trước và sân sau: Nếu không có móng nhà, diện tích sân trước và sân sau được tính bằng 50% diện tích sàn mét vuông xây dựng. Tuy nhiên, nếu có móng nhà, diện tích sân trước và sân sau sẽ được tính bằng 70% diện tích sàn mét vuông xây dựng. Cách tính này tùy thuộc vào thiết kế cụ thể và yêu cầu của ngôi nhà.
- Ô trống: Về phần này, diện tích ô trống nhỏ hơn 8m2 thường được tính bằng 100% diện tích mét vuông xây dựng. Trong khi các ô trống có diện tích lớn hơn 8m2 sẽ được tính bằng 50% diện tích xây dựng. Cách tính này có thể thay đổi theo quy định của nhà thầu xây dựng.
Ngoài ra, phần phát sinh như sân vườn, tiểu cảnh và các yếu tố khác cũng có thể được tính vào đơn giá xây nhà. Việc tính toán chính xác sẽ phụ thuộc vào quy định và hợp đồng của nhà thầu xây dựng công trình.
IV. Một số kiểu nhà và cách tính diện tích xây dựng phù hợp
Mỗi ngôi nhà hay mảnh đất đều có những hình dạng khác nhau. Dưới đây là cách tính mét vuông xây dựng cho từng kiểu nhà cụ thể như nhà chữ L, nhà chéo và nhà kiểu tròn.
1. Nhà chữ L
Trong trường hợp nhà có hình chữ L, chúng ta cần chia căn nhà thành hai khối và tính diện tích cho mỗi khối rồi cộng lại để có diện tích tổng.
Đầu tiên, gọi khối 1 là phần bên trái của nhà và khối 2 là phần bên phải. Để tính diện tích xây dựng cho nhà hình chữ L, chúng ta sẽ thực hiện các bước sau:
- Tính diện tích cho khối 1: Diện tích khối 1 (S khối 1) được tính bằng cách nhân chiều dài của khối 1 với chiều rộng của khối 1.
S khối 1 = dài khối 1 x rộng khối 1
- Tính diện tích cho khối 2: Tương tự, diện tích khối 2 (S khối 2) được tính bằng cách nhân chiều dài của khối 2 với chiều rộng của khối 2.
S khối 2 = dài khối 2 x rộng khối 2
- Tổng diện tích xây dựng: Cuối cùng, để tính diện tích xây dựng chung cho nhà hình chữ L, chúng ta cộng hai diện tích khối lại với nhau.
Diện tích xây dựng = S khối 1 + S khối 2
Cách tính này sẽ giúp chúng ta có được diện tích xây dựng chính xác cho nhà hình chữ L.
Tham khảo thêm: Khung giá đền bù đất đai mới nhất năm 2023
2. Nhà chéo
Cách tính mét vuông xây dựng cho mẫu nhà kiểu chéo là chúng ta cũng có thể chia căn nhà thành hai khối khác nhau để tính diện tích.
- Khối hình vuông hoặc hình chữ nhật: Đây là một khối có kiểu dáng vuông hoặc chữ nhật, chúng ta tính diện tích của nó bằng cách nhân chiều dài của khối này với chiều rộng của nó.
S1 = dài khối 1 x rộng khối 1
- Khối hình thang: Khối này là loại khối có hai cạnh song song khác nhau, chúng ta tính diện tích của nó bằng cách lấy tổng độ dài hai đáy và nhân với chiều rộng của khối này, sau đó chia cho hai.
S2 = (đáy 1 + đáy 2) x chiều rộng /2
- Diện tích xây dựng: Cuối cùng, để tính diện tích xây dựng tổng thể cho căn nhà kiểu chéo, chúng ta cộng hai diện tích của hai khối lại với nhau.
Diện tích xây dựng = S1 + S2
Cách tính này sẽ giúp chúng ta có được diện tích xây dựng chính xác cho căn nhà kiểu chéo.
Tham khảo thêm: Ngành quản lý đất đai là gì? Cơ hội việc làm của ngành quản lý đất đai
3. Nhà kiểu tròn
Khi tính diện tích của nhà tròn, không thể áp dụng công thức thông thường như dài nhân rộng. Công thức tính diện tích hình bán nguyệt cần được áp dụng để tính toán diện tích của phần hình bán nguyệt trong mô hình nhà tròn. Chúng ta cũng cần tính diện tích của các khối khác và cộng dồn chúng lại để tìm diện tích xây dựng tổng của nhà tròn.
- Diện tích hình vuông hoặc hình chữ nhật: Tính diện tích bằng cách nhân độ dài và chiều rộng của hình vuông hoặc hình chữ nhật.
S1 = dài x rộng
- Diện tích hình bán nguyệt: Tính diện tích bằng công thức: S = (π x r^2) / 2. Trong đó, r là bán kính của hình tròn.
S2 = ( π xr^2) / 2
- Diện tích các khối khác: Tùy thuộc vào thiết kế cụ thể của nhà tròn, có thể có các khối hình thang, tam giác hoặc các hình dạng khác. Tính diện tích của từng khối này sử dụng công thức tương ứng.
- Diện tích xây dựng tổng cộng: Cuối cùng, hãy cộng dồn diện tích của tất cả các khối lại với nhau.
Diện tích xây dựng = S1 + S2 + S3 + …
Công thức này sẽ giúp bạn tính toán diện tích xây dựng chính xác cho ngôi nhà tròn, bao gồm cả phần hình bán nguyệt. Chắc chắn rằng bạn cần nắm vững các công thức tính diện tích của các hình dạng cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình bán nguyệt, hình thang, tam giác để tính diện tích mét vuông xây dựng cho các mô hình nhà khác nhau.
V. Cách tính diện tích cho những hạng mục khác
1. Lát đá cầu thang
Để tính diện tích m2 lát đá cầu thang, chúng ta cần tính toán các diện tích sau đây:
- Mặt bậc: Để tính diện tích này, chúng ta nhân chiều rộng của bậc cầu thang (đường chéo hoặc chiều ngang) với chiều dài của bậc.
- Cổ bậc: Đây là diện tích phía trước mỗi bậc của cầu thang. Để tính diện tích cổ bậc, chúng ta nhân chiều cao của bậc với chiều rộng của bậc.
- Chiếu nghỉ: Loại này chính là diện tích của bề mặt lát đá giữa hai bậc cầu thang liền kề. Cách tính diện tích chiếu nghỉ là chúng ta nhân chiều cao của chiếu nghỉ với chiều rộng của chiếu nghỉ.
- Phần len chân tường: Diện tích của bề mặt đá lát ở phần chân tường gần cầu thang gọi là phần len chân tường. Chúng ta nhân chiều rộng của phần len chân tường với chiều dài len chân tường là có thể tính được diện tích của chúng.
Sau khi tính toán được các diện tích trên, chúng ta sẽ cộng tổng các diện tích lại với nhau để có diện tích m2 lát đá cầu thang.
2. Phòng
VI. Ví dụ cụ thể tính mét vuông xây dựng
1. Tính mét vuông xây dựng nhà ở 2 tầng
Ví dụ: Cách tính mét vuông xây dựng nhà ở có diện tích 5m×15m, bao gồm 1 trệt 1 lầu, với tầng trệt có sân trước 3m, sân sau 2m, sân thượng BTCT (bê tông cốt thép), lầu 1 và sân thượng có ban công 1.2m.:
- Phần móng: 20% x (5m x 15m) = 15m2
- Tầng trệt: 70% x (3m + 2m) x 5m (sân trước và sân sau) + 100% x (5m x 10m) (phần có mái) = 67.5m2
- Tầng 1: 100% x (5m x 1.2m) (ban công) + 100% x (5m x 10m) (sàn tầng 1) = 56m2
- Sân thượng: 50% x (5m x 1.2m) (ban công) + 50% x (5m x 10m) (sàn sân thượng) = 28m2
Tổng diện tích xây dựng của ngôi nhà là:
15m2 + 67,5m2 + 56m2 + 28m2 = 166,5m2
2. Tính diện tích xây dựng nhà phố
Ví dụ: Cách tính diện tích nhà phố có diện tích đất: 5m x 20m = 100m2, phần lộ giới 10m, quy mô xây dựng 3 tầng và Tum (mái che thang). Khu vực nội thành.
- Diện tích móng cọc: (5m x 17m) x 50% = 42.5m2
- Diện tích tầng trệt: (5m x 17m) x 100% = 85m2
- Diện tích sân: (3m x 5m) x 70% = 10.5m2
- Diện tích tầng 1: (5m x (17m + 0.9m)) x 100% = 89.5m2
- Diện tích tầng 2: (5m x (17m + 0.9m)) x 100% = 89.5m2 Diện tích tum:
- Diện tích tầng mái x 30% = 30m2 (giả sử diện tích tầng mái là 100m2)
- Diện tích sân thượng trước và sau: Diện tích sân thượng x 50% = 30m2 (giả sử diện tích sân thượng là 60m2) Diện tích mái BTCT: Diện tích tum x 50% = 15m2
Tổng diện tích xây dựng là: 42.5m2 + 85m2 + 10.5m2 + 89.5m2 + 89.5m2 + 30m2 + 30m2 + 15m2= 392m2
Với diện tích đất 100m2, ta được phép xây dựng tối đa 85% tức là 85m2. Do đó, tổng diện tích xây dựng 392m2 vượt quá diện tích đất cho phép, cần thay đổi các thông số để vừa với quy định.
Trên đây là tất tần tật những thông tin nhằm cung cấp cho bạn cách tính mét vuông xây dựng cho từng loại nhà phù hợp, bên cạnh đó là cách tính cho những hạng mục khác liên quan. Nắm rõ về cách tính diện tích xây dựng sẽ giúp bạn ước lượng được số lượng gạch, vật liệu,… được dùng trong quá trình xây dựng. Hãy theo dõi Mua bán thường xuyên để luôn cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm:
- Đất giãn dân là gì? Tổng hợp những thắc mắc về đất giãn dân
- 5 kinh nghiệm bán đất nhanh mà bạn cần biết
Hà Vy Nguyễn