Khi bắt đầu dự án xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà gia chủ đặt ra là: “Chi phí xây dựng là bao nhiêu?”. Để có câu trả lời chính xác và chủ động trong kế hoạch tài chính, việc nắm vững cách tính đơn giá xây dựng theo m2 là vô cùng cần thiết. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để nắm rõ những thông tin chi tiết và dễ hiểu nhất –> hiểu thêm về phương pháp này, giúp bạn tự tin ước tính chi phí, lựa chọn nhà thầu phù hợp và quản lý ngân sách hiệu quả.

I. Vì sao khi xây nhà cần tính đơn giá xây dựng theo m2?
Việc tính toán đơn giá xây dựng theo m2 là một bước quan trọng không thể bỏ qua khi bạn có kế hoạch xây nhà. Dưới đây là những lý do quan trọng mà bạn cần biết về cách tính đơn giá xây dựng theo m2 khi xây nhà:
- Xác định ngân sách dự kiến: Tính toán đơn giá xây dựng theo m2 giúp bạn ước tính tổng chi phí cần thiết để hoàn thành công trình. Điều này cho phép bạn lập kế hoạch tài chính một cách chính xác, đảm bảo có đủ nguồn lực để hoàn thành dự án mà không lo thiếu hụt ngân sách, đồng thời giúp bạn quyết định mức đầu tư phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.
- Đánh giá và chọn đơn vị thi công phù hợp: Đơn giá xây dựng theo m2 là một tiêu chí quan trọng để so sánh chi phí giữa các nhà thầu. Dựa vào đó, bạn có thể lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất với ngân sách và yêu cầu của mình, đảm bảo sự cân đối giữa giá cả và chất lượng dịch vụ.
- Quản lý chi phí trong suốt quá trình xây dựng: Việc tính toán đơn giá giúp bạn kiểm soát chi phí thi công ở từng hạng mục một cách hiệu quả, từ đó tránh được các khoản phát sinh chi phí bất ngờ, giữ cho dự án đi đúng hướng và không vượt quá ngân sách dự kiến.
- Đảm bảo công trình đạt chất lượng: Đơn giá xây dựng phản ánh chất lượng vật liệu và dịch vụ mà nhà thầu cung cấp. Việc tính toán đúng đắn đơn giá giúp bạn đảm bảo rằng công trình được xây dựng với chất lượng phù hợp, sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn và đội ngũ thợ có tay nghề cao, từ đó tạo nên một ngôi nhà bền vững và an toàn.
- Tối ưu thời gian và công sức thi công: Thay vì phải tính toán chi tiết từng khoản mục nhỏ như chi phí vật liệu, nhân công, thiết bị, việc tính toán đơn giá theo m2 giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức. Điều này mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nhà thầu, giúp quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Chi phí xây phòng trọ 20m2 và những lưu ý khi xây trọ mới nhất 2025
II. Cách tính đơn giá xây dựng theo m2
Cách tính đơn giá xây dựng theo m2 được xem là phương pháp nhanh nhất để gia chủ xác định khoản chi phí xây nhà . Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy diện tích nhân với đơn giá xây dựng theo m2 .
Công thức tính chi phí xây nhà theo m2 như sau :
Chi phí xây nhà = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá/m2
Trong đó:
- Đơn giá xây dựng theo m2 = Chi phí nhân công + Chi phí vật liệu xây dựng
- Tổng diện tích xây dựng = Diện tích thực tế x Hệ số % (tổng diện tích xây dựng sẽ gồm nhiều hạng mục)

H3: –> (bỏ) III. Hệ số quy đổi từng hạng mục nhà phố
Để tính toán chi phí xây dựng một căn nhà phố một cách chính xác, việc áp dụng hệ số quy đổi cho từng hạng mục là rất quan trọng. Dưới đây là hệ số quy đổi chi tiết cho từng hạng mục nhà phố, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và dự trù kinh phí một cách hiệu quả:
1. Gia cố đất nền
Trong trường hợp đất nền yếu, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi xây dựng, nhà thầu sẽ tiến hành gia cố bằng bê tông cốt thép. Chi phí trung bình cho việc gia cố đất nền thường là 5% tổng chi phí xây dựng .

2. Móng nhà
Móng nhà có nhiều loại, việc lựa chọn loại móng phù hợp phụ thuộc vào quy mô công trình và đặc điểm kết cấu đất. Hệ số quy đổi cho từng loại móng như sau :
- Móng đơn: 30-40% diện tích sàn.
- Móng băng: 20-50% diện tích sàn (tùy thuộc vào móng 1 băng hay 2 băng).
- Móng bè: 80% diện tích sàn.
- Đài móng trên cọc khoan nhồi bê tông: 50%.
Xem thêm: Chi tiết cách tính mét vuông tường thực tế một cách chuẩn xác nhất
3. Phần nhà
Hệ số quy đổi đối với diện tích phần nhà được xác định như sau :
- Nhà có mái che: 100% diện tích thực.
- Nhà không có mái che, có lát nền: 70% diện tích thực.
- Nhà có 1, 2, 3, 4, 5,… tầng: 100% diện tích thực.

4. Ban công
Hệ số quy đổi đối với diện tích ban công là :
- Ban công có mái che: 70% diện tích thực.
- Ban công không có mái che: 50% diện tích thực.
5. Sân thượng
Hệ số quy đổi phần sân thượng sẽ thay đổi tùy thuộc vào diện tích và các hạng mục đi kèm:
- Diện tích sân thượng < 15m2: 100% diện tích thực.
- Diện tích sân thượng ≤ 30m2 có xây tường rào, đổ cột, seno trang trí, lát nền: 70% diện tích thực.
- Diện tích sân thượng ≤ 30m2 không có seno trang trí: 50% diện tích thực.
- Diện tích sân thượng > 30m2: 50% diện tích thực.

6. Sân
Tùy theo diện tích sân mà hệ số quy đổi là :
- Sân < 15m2: 100% diện tích thực.
- Sân ≤ 30m2: 70% diện tích thực.
- Sân > 30m2: 50% diện tích thực.
Xem thêm: Móng bè và 5 quy trình cần biết khi xây dựng móng bè!
7. Mái
Đối với phần mái, hệ số quy đổi cho mỗi loại sẽ là:
- Mái bê tông cốt thép không lát gạch: 50% diện tích thực.
- Mái bê tông cốt thép có lát gạch: 60% diện tích thực.
- Mái Thái: 70% diện tích thực.
- Mái ngói: 70% diện tích thực.
- Mái bê tông dán ngói dính: 100% diện tích thực.
- Mái tôn: 15-30% diện tích thực.

8. Tầng hầm
Hệ số xây dựng đối với tầng hầm được tính dựa trên độ sâu của hầm :
- Hầm sâu < 1-1.3m: 150% diện tích thực.
- Hầm sâu 1.3-1.7m: 170% diện tích thực.
- Hầm sâu 1.7-2m: 200% diện tích thực.
- Hầm sâu ≥ 2m: 250% diện tích thực.
9. Thông tầng
Hệ số diện tích thông tầng được quy đổi là :
- Thông tầng < 8m: 100% diện tích thực.
- Thông tầng ≥ 8m: 50% diện tích thực.

IV. Ví dụ về cách tính đơn giá xây dựng theo m2
Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách tính đơn giá xây dựng theo m2, chúng ta sẽ cùng xem qua một ví dụ đơn giản. Lưu ý rằng đây chỉ là ước tính sơ bộ, chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác .
Giả sử bạn muốn xây một căn nhà phố 3 tầng với các thông số sau:
- Sàn 60m2
- Có móng băng 2 băng
- Mái bê tông cốt thép không lát gạch
- Không xây hầm
- Sân <15m2
- Không có sân thượng
Tính tổng diện tích xây dựng:
- Diện tích móng = 50% x 60 = 30m2.
- Diện tích tầng = 100% x 60 = 60m2.
- Diện tích mái = 50% x 60 = 30m2.
- Diện tích sân = 100% x 60 = 60m2.
Tổng diện tích xây dựng = 30 + 60×3 + 30 + 60 = 300m2.
Đơn giá xây dựng/m2:
Giả sử đơn giá xây dựng mà nhà thầu đưa ra là:
- Đơn giá xây dựng phần thô: 3.500.000 VNĐ/m2.
- Đơn giá xây nhà trọn gói: 5.500.000 VNĐ/m2.
Tính toán chi phí:
- Tổng chi phí xây dựng phần thô = 300 x 3.500.000 = 1.050.000.000 VNĐ.
- Tổng chi phí xây nhà trọn gói = 300 x 5.500.000 = 1.650.000.000 VNĐ.

Xem thêm: Cách tính diện tích đất ruộng chính xác nhất và những lưu ý
V. Lưu ý về cách tính đơn giá xây dựng theo m2
Để dự toán chi phí xây dựng một cách chính xác và hiệu quả bằng phương pháp tính đơn giá theo m2, gia chủ cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:
- Cân đối giữa chất lượng và chi phí vật liệu: Thị trường vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng với nhiều phân khúc giá khác nhau, do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa chất lượng và chi phí để đảm bảo công trình bền vững mà vẫn tối ưu ngân sách.
- Đơn giá xây nhà thay đổi theo thời điểm và khu vực: Đơn giá xây dựng không cố định mà luôn biến động theo thời gian và địa điểm do ảnh hưởng từ giá nhân công, vật liệu và các yếu tố thị trường khác.
- Giá thi công khác nhau tùy nhà thầu và chất lượng dịch vụ: Giá thi công có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà thầu, phản ánh chất lượng dịch vụ và phương án thi công.
- Cần dự trù kinh phí cho các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng: Trong quá trình xây dựng, các chi phí phát sinh là điều khó tránh khỏi do nhiều yếu tố khách quan; việc dự trù một khoản kinh phí nhất định sẽ giúp gia chủ chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Hiểu rõ cách tính đơn giá xây dựng theo m2 không chỉ là chìa khóa giúp bạn chủ động kiểm soát chi phí, mà còn là nền tảng để đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà mơ ước. Nắm vững phương pháp này, bạn sẽ tự tin hơn trong việc lập kế hoạch, lựa chọn vật liệu và giám sát quá trình thi công. Hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Xây Kích Thước Cầu Thang Chuẩn Với 7 Yếu Tố Bạn Nên Lưu Ý
- Tổng hợp 15 mẫu nhà 1 tầng 3 phòng ngủ 100m2 đẹp mê hồn
- Tổng hợp 99 mẫu nhà cấp 4 nông thôn chữ L đẹp, hiện đại
- Cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau đơn giản, dễ thực hiện