Mỗi dịp Tết đến xuân về, có một món không thể không kể đến trong các dịp lễ Tết tại đây đó là mứt cau kiểng. Món mứt quả cau này không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hãy vào bếp cùng Mua Bán để học cách làm mứt cau kiểng đãi gia đình và bạn bè nhé!
1. Cách chọn cau kiểng ngon làm mứt
Để mứt câu kiểng được thơm ngon và dẻo mềm. Khi chuẩn bị làm mứt cau kiểng, bạn nên chọn các loại kiểng non. Để phân loại cau kiểng non, cần lưu ý các điểm sau:
- Canh thời gian từ khi cây bắt đầu có trái đến khoảng 160 ngày sau bạn có thể thu hoạch quả cau. Đây là thời điểm thích hợp để dùng quả cau làm mứt, giúp mứt ngon hơn. Nếu chậm 10 ngày sau (tức 170 ngày), cau sẽ không còn non nữa. Nếu dùng làm mứt, sẽ cho ra mứt bị cứng, không như mong đợi.
- Khi thu hoạch quả để làm mứt, bạn nên kiểm tra xem quả có non không, bằng cách tách vỏ quả ra, sau đó dùng tay bóp mạnh phần ruột cau. Lúc này, nếu ruột quả có độ mềm dẻo thì bạn nên hái về làm mứt quả cau.
- Để mứt không bị cứng, nên lưu ý chọn những quả cau vừa chín tới, không bị quá già.
>>> Tham khảo thêm: Mách Bạn 2 Cách Làm Mứt Đào Chua Ngọt, Dẻo Mềm, Đơn Giản Tại Nhà
2. Hướng dẫn làm mứt cau kiểng truyền thống
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 kg cau kiểng non bao gồm cả vỏ (tốt nhất nên hái từ trên cao để đảm bảo độ ngon và tươi)
- 5 gram phèn chua
- 50ml nước ngọt sting đỏ
- 250 gram đường
2.2. Cách chế biến mứt cau kiểng
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu cần thiết, để làm mứt cau kiểng được thơm ngon như mong đợi. Hãy cùng Muaban.net tham khảo ngay cách bước làm mứt cau dưới đây:
Bước 1: Sơ chế cau
Có thể dùng chày hoặc búa đập phần vỏ cau ra và tách lấy ruột.
Chuẩn bị một lít nước hoà trộn vào 5 gram phèn chua, sau đó cho ruột cau ngâm vào hỗn hợp nước và phèn chua trong khoảng thời gian 4 tiếng. Bước này giúp làm sạch ruột cau và loại bỏ mủ.
Sau 4 tiếng ngâm với phèn chua, bạn loại bỏ nước phèn chua và dùng tay rửa và bóp ruột cau bằng nước sạch, lặp lại khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, chuẩn bị một chén nước cốt chanh được pha loãng với nước, tiếp tục ngâm ruột cau với nước cốt chanh qua đêm để cau không bị thâm.
Qua 1 đêm ngâm ruột cau và nước cốt chanh, bạn dùng tay bóp ruột cau với nước sạch một lần nữa cho đến khi cau không còn vị chát nữa. Cuối cùng cho ruột cau ra rổ để ráo nước.
Bước 2: Ướp cau với đường
Ướp cau và đường với tỉ lệ 2:1. Nếu muốn ăn ngọt hơn, có thể điều chỉnh lượng đường tuỳ theo sở thích. Tiếp theo, cho sting vào giúp món mứt có màu sắc trở nên hấp dẫn hơn. Đảo đều hỗn hợp này lên.
Bước 3: Sên mứt
Chuẩn bị một cái chảo vừa đủ với số lượng cau mà bạn có, sau đó bật bếp lên và cho hỗn hợp cau và đường vừa trộn vào. Ở bước này, không cần bỏ dầu ăn, bạn sên mứt với lượng lửa vừa, tránh bị khét và sên đến khi nào mứt có độ sệt và gần khô thì hãy tắt bếp. Vậy là đã xong món ăn mứt cau kiểng đầy hấp dẫn và vô cùng đơn giản.
>>> Có thể bạn quan tâm: 3 Cách Làm Mứt Mít Thơm Ngon, Đậm Đà Hương Vị Tết
3. Cách làm mứt cau kiểng không cần sên
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Ở cách làm mứt trái cau kiểng này, bạn cũng cần chuẩn bị giống ở bước trên:
- Cau non
- Đường cát
- Chanh
- Sting đỏ
3.2. Các bước làm mứt
Bước 1: Tách vỏ cau
Chọn phần cau non, không bị già. Sau đó, dùng vật cứng (cán dao, đá, chày đâm tiêu..) đập phần vỏ cau ra và lấy phần ruột cau.
Bước 2: Ngâm cau
Sau khi tách vỏ, bạn cần rửa sạch ruột cau với nước lạnh trong khoảng thời gian 4- 5 ngày. Trong thời gian ngâm, nên thay nước ngâm mỗi ngày một lần. Khi ngâm xong 4 – 5 ngày, tiếp tục rửa sạch, dùng tay để nhồi bóp cau sao cho phần cau không con bị chát.
Bước 3: Trộn cau
Sau khi ngâm và rửa sạch cau, dùng một cái thau nhỏ hoặc tô đổ tất cả ruột cau cùng đường và nước sting với chanh mà bạn đã chuẩn bị. Khi dùng sting làm màu mứt đẹp hơn, tránh lạm dụng quá nhiều sẽ làm màu mứt bị sẫm đi và không còn hấp dẫn nữa.
Bước 4: Phơi nắng
Ở bước này, bạn không cần đem cau đi sên như cách làm mứt cau kiểng truyền thống mà chỉ cần đem cau đi phơi nắng tầm 4 – 5 ngày cho đến khi cau khô và dẻo, lớp đường bám bên ngoài xung quanh cau là được. Như vậy là mứt cau kiểng đã hoàn thành, bạn có thể thưởng thức thành phẩm của mình.
>>> Tham khảo thêm: Cách làm bánh bông lan trứng muối sốt phô mai tại nhà
4. Cách bảo quản mứt cau kiểng ăn được lâu
- Sau khi vừa chế biến mứt cau kiểng bằng cách làm truyền thống, bạn cần đợi mứt nguội rồi cho vào lọ thuỷ tinh hoặc túi nilon và buộc kín.
- Bảo quản hũ mứt ở những nơi khô ráo
- Không được để mứt vào tủ lạnh, điều này sẽ làm mứt bị chảy nước và hư
- Vì mứt ngọt nên sẽ dễ bị kiến bu vào. Do đó, để tránh kiến bu, bạn có thể dùng nguyệt quế hoặc đinh hương cho vào lọ.
Với hai cách làm mứt cau kiểng trên đây, Mua Bán hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công và có được thành phẩm mứt cau thơm ngon, dẻo mềm. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân để cùng nhau làm món ăn đặc biệt cho ngày Tết Quý Mão sắp đến. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất về việc làm tết, việc làm thời vụ… trên toàn quốc bạn nhé.
>>> Xem thêm:
- Bỏ Túi 4 Cách Làm Mứt Dâu Tằm Dẻo Thơm, Độc Đáo Ngày Tết
- 5 Cách Làm Mứt Táo Ngon Ngọt, Dẻo Thơm Cho Ngày Tết
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến thú nuôi, cây kiểng, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại đây: