Friday, May 10, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmMẹo vặtCách làm bánh mì - 7 lưu ý để tạo ra ổ...

Cách làm bánh mì – 7 lưu ý để tạo ra ổ bánh mì ngon xuất sắc tại nhà

Nhắc đến những món ăn vỉa hè phổ biến xuất hiện dọc khắp các nẻo đường Việt Nam, thì không thể thiếu món bánh mì. Dù là món ẩm thực đường phố đã đi sâu vào tâm thức nhiều người. Nhưng lại ít ai biết được nguồn gốc, lịch sử cũng như cách làm bánh mì ngon và đơn giản nhất. Hãy cùng Cẩm nang mua bán tìm hiểu từng công đoạn và quy trình tạo nên ổ bánh mì hoàn thiện. Đừng quên note lại vào sổ tay nhà bếp của mình để ghi nhớ công thức bạn nhé!

Bánh mì – Chiếc bánh được ra đời từ 30.000 năm trước

Là một trong những loại thực phẩm có thể nói là lâu đời nhất. Bằng chứng duy nhất là ở Châu Âu vào 30.000 năm trước, khi rễ của những loại cây đuôi mèo hay dương xỉ mọc lên từ các tảng đá. Người ta đã tìm thấy một loại tinh bột từ những loại rễ này. Sau đó, họ đã sử dụng lửa để đun loại bột này lên và tạo thành một dạng bánh mì nguyên thủy.

Cùng với ngũ cốc và lúa mì, bánh mì trở thành một loại lương thực chính của người dân trong thời kỳ này. Thậm chí, người ta còn sử dụng bánh mì để lên men, nhằm dự trữ và dùng được lâu hơn.

Bánh mì là món ăn dân dã khá quen thuộc với người Việt
Bánh mì là món ăn dân dã khá quen thuộc với người Việt

Bước đến năm 1961, quá trình làm bánh mì dần được cải tiến hơn. Máy áp lực cơ khí được sử dụng để làm giảm đáng kể thời gian lên men của bánh mì. Đây cũng chính là bước khởi đầu thành công để ổ bánh mì có được tương lai như hôm nay. Nhiều nhà máy cũng đã áp dụng mô hình này để sản xuất bánh mì quy mô lớn.

Chưa dừng lại ở đó trải qua nhiều kỷ nguyên. Bánh mì cũng được biến tấu theo đặc trưng của mỗi quốc gia. Giờ đây, nó đã có thêm nhiều hương vị như mật ong, hồi, vani… Dù cải tiến thế nào đi chăng nữa, nguyên liệu làm bánh mì vẫn là từ lúa, ngô, khoai tây hoặc sắn… những loại cây lương thực chính của thế giới.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm kem chuối tại nhà ngon vô cùng đơn giản

Thực chất bánh mì có nguồn gốc từ đâu?

Nếu như mì ý đến từ nước Ý, thì bánh mì đến từ đâu? Câu trả lời là Pháp – thủ đô của ánh sáng. Vậy lý do gì mà một món ăn được coi là nét văn hóa của Việt Nam lại có nguồn gốc từ đất nước khác? Đó chính là do chiến tranh, khi thực dân Pháp đô hộ nước ta đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân Việt.

Bước khởi đầu của bánh mì tại Sài Gòn, chính là bánh mì Baguette được du nhập từ Pháp vào thế kỷ 19. Cho đến sau giải phóng 1975, những lò bánh mì truyền thống đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng tại Sài Gòn lúc này. Bước cải biên bắt đầu từ đây, bánh mì đặc trưng của Sài Gòn được thay thế cho bánh mì Baguette. Với chiều dài chỉ vỏn vẹn khoảng 30 – 40 cm, có thêm nhân thịt và rau dưa mộc mạc.

Tên gọi của bánh mì cũng sẽ đa dạng theo phần nhân được kẹp bên trong. Trở thành một món ăn bình dân của người Việt Nam lúc bấy giờ. Khi bạn đã hiểu được nguồn gốc và lịch sử, thì bạn có tò mò về cách làm bánh mì không? 

Cách làm bánh mì ngon không thể thiếu những nguyên liệu sau

Nhìn vào ổ bánh mì thì chắc hẳn bạn cũng đoán ra được nguyên liệu chính không thể thiếu trong chiếc bánh đó là bột mì đúng không nào? Ngoài ra, còn có thêm một vài thành phần khác như:

Bột mì và men nở là 2 nguyên liệu không thể thiếu trong cách làm bánh mì
Bột mì và men nở là 2 nguyên liệu không thể thiếu trong cách làm bánh mì
  • Men nở
  • Giấm ăn
  • Đường
  • Nước ấm
  • Dầu ăn
  • Muối

Tùy vào lượng bột mì mà bạn có thể cân đo đong đếm số lượng từng loại nguyên liệu. Trong trường hợp 300gr bột mì thì men nở tương ứng khoảng 5gr, giấm và dầu ăn 10ml, đường và muối khoảng 10gr và 200ml nước ấm. Cách làm bánh mì sẽ trải qua những công đoạn sau:

Cách làm bánh mì vừa giòn vừa thơm lại đặc ruột

Trộn đều bột

  • Chuẩn bị cái tô to, bạn cho lần lượt nước + đường + men nở vào, trộn đều hết tất cả (công đoạn này tạm gọi là hỗn hợp 1).
Hỗn hợp bột trong cách làm bánh mì cần được trộn thật đều tay
Hỗn hợp bột trong cách làm bánh mì cần được trộn thật đều tay
  • Tiếp theo lấy thêm một chiếc tô khác cho bột mì và những nguyên liệu còn lại vào tiếp tục trộn đều (hỗn hợp 2).
  • Sử dụng máy trộn cầm tay (nếu có) trộn hỗn hợp 1 và 2 lại với nhau cho đến khi bột trắng nở ra là được.
Nhào bột kết hợp với một lớp áo bột mì
Nhào bột kết hợp với một lớp áo bột mì
  • Nhào lớp bột vừa trộn với 1 ít bột mì (như hình). Lưu ý cách làm bánh mì đúng chuẩn là lúc nhào bột. Nhào thật đều tay kết hợp đập bột để tăng độ mịn. Đem tất cả khối bột mang đi ủ kín trong thời gian từ 20 – 30 phút để bột nở hoàn toàn.

Tạo hình bánh mì

Kết thúc quá trình ủ, bột lúc này đã được nở hoàn toàn. Tiếp tục cách làm bánh mì, bạn tiến hành tạo hình giống như chiếc bánh mì truyền thống. Dùng dao cắt thành từng lát hình bầu dục mỏng. Tiếp đến dùng tay lăn đều thành những thanh dài và thon có 2 đầu nhọn.

Hình ảnh bánh mì sau khi đã được tạo hình
Hình ảnh bánh mì sau khi đã được tạo hình

Để đảm bảo bánh được ngon và giòn, sau khi tạo hình song. Bạn tiếp tục ủ thêm 30 – 45 phút nữa nhé. Đừng quên đậy kín nắp bột, tránh để gió luồng vào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

Nướng bánh bằng lò vi sóng

Sau khi kết thúc quá trình ủ bột lần cuối, bạn dùng dao khứa vài đường theo chiều dọc bánh và rắc thêm nước vào những chỗ rạch. Cách làm bánh mì tiếp theo, bạn chỉ cần cho vào lò vi sóng, chỉnh nhiệt độ nướng bánh mì ở mức 170 độ C và chờ đợi thành quả. Thời gian để một chiếc bánh mì ra lò là khoảng 20 phút là vừa đủ bạn nhé.

Cách làm bánh mì - nhiệt độ phù hợp để nướng bánh mì là 170 độ C
Cách làm bánh mì – nhiệt độ phù hợp để nướng bánh mì là 170 độ C

Thành phẩm bánh khi lấy ra có màu chín vàng đều là thành công rồi đấy! Cuối cùng cách làm bánh mì vàng ươm, giòn tan đã hoàn tất. Bạn có thể ăn nóng sẽ rất ngon và cảm nhận được hương thơm.

Vậy là với quy trình và cách làm bánh mì như trên, thì khá đơn giản cho bạn đúng không nào!

>>> Có thể bạn chưa biết: Bật mí 5 điều giúp bạn chọn mua lò nướng chuẩn không cần chỉnh!

7 lưu ý trong khi làm bánh mì mà bạn nên nhớ

Cách làm bánh mì tuy đơn giản nhưng để chiếc bánh hoàn hảo và chuẩn vị hơn. Bạn cần note ngay một vài lưu ý sau đây:

  • Nếu bạn sử dụng loại men khô để làm bánh mì, thì nên ngâm trước với nước ấm để kích hoạt cho men nở đều rồi mới bắt đầu trộn bột.
  • Khi cho nước vào bột, nên đổ từ từ, đợi bột hút hết nước rồi đổ tiếp. Tránh trường hợp đồ 1 lần vào sẽ làm bột bị hư.
  • Đến công đoạn trộn bột bằng máy. Bạn nên chỉnh tốc độ thấp trước, có như vậy thành phẩm sau khi ra lò mới dẻo và mềm được.
  • Trong quá trình bạn tạo hình, hãy cố gắng làm nhanh tay. Bởi bề mặt bột sẽ rất nhanh bị khô lại, gây khó khăn cho bạn.
  • Trước khi bỏ bánh vào lò nướng bạn nên đặt trước vào đó một khay nước nóng để tạo độ ẩm sẵn.
  • Cách làm bánh mì để tăng thêm vị ngon của chiếc bánh. Bạn có thể dùng 1 ít mè rang bơ quét một lớp mỏng lên bề mặt bánh khi đã nướng chín nhé.

>>> Xem thêm: Cách làm bánh flan truyền thống và những lưu ý giúp bánh ngon hơn

Có thể bạn chưa biết?

Men nở là gì?

Men nở giúp kích nở bột khi ủ men
Men nở giúp kích nở bột khi ủ men – Cách làm bánh mì

Là một loại nguyên liệu khá quen thuộc trong cách làm bánh mì hoặc những loại bánh khác. Nó có công dụng chính là kích bột nở trong quá trình ủ lên men. Các vi sinh vật sống sẽ tiết ra chất để thúc đẩy quá trình lên men của bột được nhanh hơn. Nhiệt độ hoạt động lý tưởng nhất của các vi sinh vật này là 20 – 37 độ C.

Có 3 loại men nở thường gặp, đó là:

  • Men nở tươi: Có độ mềm và ẩm, có thể trộn trực tiếp vào nước ấm hoặc bột đều được. Dễ tạo hình và nhồi nặn.
  • Men nở khô: Là loại bột khá phổ biến ở Việt Nam, có dạng hạt to, màu nâu ngà. Trước khi sử dụng cần ngâm nước ấm ở nhiệt độ 32- 38 độ C.
  • Men Instant: Đặc tính và cách sử dụng giống men nở tươi. Loại men này hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, nên lượng men sử dụng sẽ ít hơn men khô.

Tham khảo ngay những tin đăng mua bán đồ nhà bếp giá rẻ, chất lượng nhất

Máy xay sinh tố công nghiệp SKYMWONT - GERMAN - BLENDER, CỐI 2L - 3,9L
25
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
tủ lạnh LG 388l zin chính hãng tốt
3
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
Pass lại lọ thuốc tẩy cặn Cafiza E31 hãng urnex usa loại 200v
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Quạt sưởi thông minh cho nhà tắm thiết kế âm trần SIGMA
16
  • 30/04/2024
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Nồi chiên không dầu KUPCI nấu ăn ngon cho mọi nhà
3
  • 30/04/2024
  • Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Bình chữa cháy xe đẩy bột 35kg
3
  • 27/04/2024
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Combo dụng cụ pha chế dùng cho quán cafe, sinh tố, trà, barista, bếp
15
Lò xông khói 50kg/mẻ đa năng 3 trong 1 hàng mới có sẵn tại HCM
4
  • 20/04/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Bếp từ Fuger Công nghệ Đức FG-99PLUS INVERTER new 100%
4
  • 19/04/2024
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Thanh lý máy lọc nước kangaroo
1
  • 17/04/2024
  • Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Nồi cơm điện Cukcoo-CR 1602 dung tích 1.8L Korea
3
  • 16/04/2024
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Máy ép trái cây công nghiệp KESUN, máy ép cam điện - cầm tay, ép chanh
19
Máy xay sinh tố công nghiệp Blender 1052 - 1053 - 1108 - 1112 CS2200W
19
  • 12/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Máy xay sinh tố công nghiệp Skymwont 1500W - 2200W, cối xay 2 lít
16
  • 12/04/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Bán bếp từ đang sử dụng, chất lượng tốt
1
  • 08/04/2024
  • Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Bán Máy hút mùi Arber AB-700T - còn mới 90%
4
  • 31/03/2024
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bột làm bánh mì như thế nào là đạt yêu cầu?

Trong cách làm bánh mì, tùy theo từng loại bánh mà yêu cầu về bột sẽ khác nhau. Đối với bột làm bánh mì thì sẽ có những yêu cầu sau:

  • Độ nở phải nhào đến mức tạo được màn căng dày và dai không đứt nếu kéo mạnh tay.
  • Nếu bột đạt yêu cầu thì ruột bên trong sẽ có màu vàng đậm, cấu trúc ruột bánh thường sẽ có lỗ khí rất nhỏ.
Dùng ngón tay ấn vào thớ bột, nếu có cảm giác hơi dính thì đã đạt yêu cầu
Dùng ngón tay ấn vào thớ bột, nếu có cảm giác hơi dính thì đã đạt yêu cầu
  • Cách làm bánh mì lúc bạn nhào bột, hãy kiểm tra bề mặt bột. Nếu có độ bóng và mịn tức là đạt chuẩn, bánh khi làm ra cũng sẽ đẹp và ngon hơn.
  • Đối với những loại bột nhão, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào. Nếu có cảm giác hơi dính thì đã đạt

Làm sao để giữ bánh mì được giòn lâu?

  • Thông thường cách làm bánh mì đạt chuẩn, khi mới ra lò chỉ giữ được độ giòn khoảng 8-9 tiếng. Sau khoảng thời gian này bạn có thể dùng giấy báo hoặc túi giấy để bọc chúng lại. Bởi cơ chế của giấy báo là thấm hút mạnh.
  • Bọc kín bỏ ngăn đá tủ lạnh cũng là một ý tưởng giữ độ giòn bánh mì được lâu. Nhưng trước khi làm lạnh bạn nên cắt nhỏ từng lát bánh mì ra nhé. Bảo quản đến khi nào sử dụng thì bạn chỉ việc lấy ra rã đông bằng lò vi sóng.
Bảo quản bánh mì trong túi zip là cách đơn giản nhất để giữ độ giòn
Bảo quản bánh mì trong túi zip là cách đơn giản nhất để giữ độ giòn
  • Dùng đường cho vào túi zip kèm bánh mì. Nhớ buộc kín miệng túi để tránh kiến vào. Đây là cách làm khá hữu dụng, ai cũng có thể làm được.
  • Nướng lại bánh mì: Nhiệt độ trên bếp than hoặc lò vi sóng sẽ giúp bánh mì khôi phục lại độ giòn nóng hổi như ban đầu.
  • Ngoài việc nướng, thì bạn cũng có thể đem bánh mì đi hấp lại. Bạn sẽ khá bất ngờ về cách làm này. Trước tiên bỏ bánh mì vào một chiếc túi. Sau đó cho vào chén và đặt vào nồi cơm điện. Nhớ là bật nút nồi cơm điện lên nhé. Khi bánh mì phồng lên trở lại thì bạn có thể tắt và thưởng thức được rồi nhé!.

Bánh mì – một món ăn hết sức quen thuộc và hết sức bình dân, cách làm bánh mì cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể dùng để ăn thay cơm hoặc dùng kèm với các món nước như bánh canh, phá lấu, súp, la gu,…Hi vọng với cách làm bánh mì siêu đơn giản, thơm ngon, đặc ruột được Muaban.net chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề chế biến các món bánh cũng như bỏ túi được một công thức hay ho vào sổ tay nhà bếp của mình nhé!

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ