Nhiều gia đình Việt không chỉ thực hiện tục cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp mà còn thực hiện tục thờ cúng này hàng ngày. Vậy cách cúng ông Táo ngày thường như thế nào? Văn khấn ông Táo như thế nào là chuẩn nhất? Cùng Muaban.net tìm hiểu ngay sau đây:
I. Tín ngưỡng cúng ông Táo tại Việt Nam
Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp mọi người lại tất bật để chuẩn bị cho dịp lễ cúng ông Công ông Táo về trời, với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn. Nhiều gia đình thực hiện lễ cúng này hàng ngày để cầu mong mỗi ngày đều sung túc, ấm no.
Theo như các thế hệ đi trước kể lại, cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện và ác của con người. Cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời. Tuy nhiên tùy vào thời gian của mọi người dân mà có thể thay đổi giờ giấc cúng sao cho phù hợp. Theo truyền thuyết, việc phóng sinh cá chép là phương tiện duy nhất để đưa ông Táo về trời, theo ý nghĩa tâm linh thì mọi người dân đều hướng về điều thiện, tốt đẹp nhất.
Nhiều gia đình đi phóng sinh cá, nhằm truyền lại những nét đẹp truyền thống trong văn hóa, phong tục mà người đời xưa để lại cho đến ngày nay. Cũng như nhằm giáo dục con em của mình phải biết giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp nguồn cội.
II. Ý nghĩa của việc cúng ông Táo hằng ngày
Nét đẹp tín ngưỡng thờ cúng ông Công ông Táo vào dịp 23 tháng Chạp hàng năm, được người dân duy trì trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, mang tính nhân văn – hướng đến chân, thiện, mỹ. Gìn giữ và bảo vệ môi trường cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Tục thờ cúng ông Táo cầu mong gia đình sung túc, một năm thuận hòa, gặp nhiều may mắn.
>>> Xem thêm: Văn khấn gia tiên, thần linh ngày thường, hàng tháng đầy đủ nhất
III. Cách cúng ông Táo ngày thường
Nhìn chung, cách cúng ông Táo ngày thường sẽ đơn giản hơn so với cách cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình chỉ cần chuẩn bị các lễ vật bao gồm: hoa quả, chè ngọt, một vài món ăn đơn giản có thể là món chay hoặc món mặn tùy ý, có thể sử dụng các món ăn sử dụng trong bữa cơm hàng ngày để dâng cúng ông Công ông Táo.
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị 3 chén rượu, 3 chén nước đặt trên bàn thờ ông Táo. Những chén nước, chén rượu này phải được thay thế mỗi ngày. Trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Vì vậy, việc lau chùi, dọn dẹp bàn thờ cũng nên được tiến hành hàng ngày để ban thờ được sạch sẽ nhất, trang nghiêm nhất. Tuy nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Tham khảo ngay những tin đăng mua bán nhà đất uy tín, giá tốt mới nhất:
IV. Văn khấn ông Táo hàng ngày chuẩn nhất
Văn khấn ông Táo hàng ngày, văn khấn ông Táo ngày mùng 1, ngày rằm không có sự khác biệt, thậm chí bạn có thể sử dụng bài văn khấn vái ông Táo hàng ngày này để cúng vào ngày 23 tháng Chạp cũng được.
Dưới đây là bài cúng ông Táo chuẩn để bạn tham khảo:
Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay ngày… tháng… năm…
Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).
>>> Xem thêm: Cách cúng đất đai trong nhà: Văn Khấn, Bài Cúng Thổ Thần Chi Tiết
V. Lưu ý khi cúng ông Táo
– Không nên đặt mâm cỗ cúng ở ban công hay bàn thờ Phật.
– Không nên mua sắm nhiều vàng mã để đốt.
– Không chỉ cá chép, bạn không nên rán bất kì loại cá nào để đưa vào mâm cúng.
VI. Tổng kết
Trên đây là cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm chuẩn nhất. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của Muaban.net sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật thật nhiều tin tức thú vị về các lĩnh vực nhà đất, phong thủy, việc làm,… bạn nhé!
>>> Xem thêm: Cách cúng rằm tháng 7 tại nhà đúng nghi thức 2023