Saturday, January 18, 2025
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmDanh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ mới nhất 2024

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ mới nhất 2024

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta thường nghe qua về vùng duyên hải Nam Trung Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên,… nhưng vẫn chưa hình dung rõ các vùng này gồm có tỉnh nào. Bài viết sau đây của Muaban.net sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về tất cả các tỉnh miền Trung cũng như cung cấp thêm những thông tin về khí hậu, diện tích, một số điểm du lịch hấp dẫn,…

Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ mới nhất 2024
Danh sách các tỉnh miền Trung và bản đồ mới nhất 2024 

I. Đặc điểm tổng quan các tỉnh miền Trung Việt Nam

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, miền Trung nước ta được gọi theo nhiều cái tên khác nhau như Trung Bộ, Trung Kỳ hay Trung Phần,… Đây là miền có diện tích lớn nhất cả nước với 151.234 km². Miền Trung sở hữu địa hình đồi núi với các dãy núi trải dài, địa hình đồng bằng thường nhỏ, hẹp chiều ngang do bị cát dãy núi chia cắt, lan ra sát biển. Một bộ phận lớn đất đai nghèo nàn, nhiều cát, ít phù sa sông. Khí hậu miền Trung thường khắc nghiệt hơn so với miền Bắc và miền Nam.

Các tỉnh miền trung Việt Nam
Các tỉnh miền trung Việt Nam

Miền Trung được chia thành 3 khu vực kinh tế gồm Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với các vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc
  • Phía Đông giáp Biển Đông
  • Phía Nam giáp Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh vùng Nam bộ.
  • Phía Tây giáp 2 nước là Lào và Campuchia.

Xét theo chiều từ Đông sang Tây thì bộ phận hẹp nhất của miền Trung với bề ngang chỉ rộng 40,3 km, nằm tại tỉnh Quảng Bình thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Đây cũng được xem là nơi hẹp nhất nước ta.

Xem thêm: Ngã ba Nhơn Trạch ở đâu? vị trí và bản đồ quy hoạch

II. Miền Trung có bao nhiêu tỉnh thành phố?

Hiện nay, các đơn vị hành chính của miền Trung gồm 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Tổng số dân thuộc các tỉnh thành miền Trung khoảng 26.460.660 người (chiếm 27,4% so với dân số cả nước. Các tỉnh thành phố thuộc 3 vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên được phân bổ cụ thể như sau:

1. Danh sách các tỉnh Bắc Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh thành gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Vùng Bắc Trung Bộ nằm ở phía Bắc của miền Trung từ Thanh Hoá đến phía Bắc đèo Hải Vân. Tiếp giáp lần lượt với:

  • Phía Bắc: Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng.
  • Phía Đông: Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ).
  • Phía Nam: Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Phía Tây: Dãy Trường Sơn và Lào.

Một số thông tin chung về các tỉnh thành tại vùng Bắc Trung Bộ mà bạn có thể tham khảo:

Tỉnh, thành phố (Mã hành chính) Đơn vị trực thuộc Dân số (người) Diện tích (Km²)
Thanh Hoá (38) 27 4.439.000 11.114,7
Nghệ An (40) 21 3.547.000 16.493,7
Hà Tĩnh (42) 13 1.478.000 5.990,7
Quảng Bình (44) 8 876.497 8.065,3
Quảng Trị (45) 10 650.321 4.739,8
Thừa Thiên Huế (46) 9 1.283.000 5.048,2

Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là 51.500 km² (chiếm 15,6% diện tích cả nước) với đặc điểm địa hình đồi núi thấp là chủ yếu. Vùng gò đồi tương đối lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Dải đồng bằng ven biển hẹp nhưng có nhiều cửa sông, thuận lợi cho giao thông, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Bắc Trung Bộ sở hữu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng và khô do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam, mùa Đông có mưa phùn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tài nguyên thiên nhiên tại đây vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều mỏ lớn như quặng sắt, thiếc, titan, đồng, đá vôi… Diện tích rừng lớn, nhiều loại gỗ quý. Đồng thời có nhiều tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Về kinh tế tại vùng Bắc Trung Bộ thì nông nghiệp được xem làm ngành kinh tế quan trọng với các sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, khoai, sắn,… Chăn nuôi gia súc lớn cũng rất phát triển. Nghề đánh bắt cá phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển. Bên cạnh đó, du lịch được xem là ngành kinh tế tiềm năng với nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Cố đô Huế, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bảng, bãi biển Lăng Cô, di tích Mỹ Sơn, di tích Ngã ba Đồng Lộc, đảo Cát Bà, bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò,…

Xem thêm: Danh sách các đô thị nước ta hiện nay (mới nhất)

2. Danh sách các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ được chia thành 8 tỉnh thành cụ thể là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Nằm ở dải đất hẹp ven biển miền Trung Việt Nam, duyên hải Nam Trung bộ tiếp giáp với:

  • Phía Bắc: Bắc Trung Bộ.
  • Phía Đông: Biển Đông.
  • Phía Nam: Đông Nam Bộ.
  • Phía Tây: Tây Nguyên.

Một số thông tin chung về các tỉnh thành tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ mà bạn có thể tham khảo:

Tỉnh, thành phố (mã hành chính) Đơn vị trực thuộc Dân số (người) Diện tích (Km²)
Đà Nẵng (48) 8 1.231.000 1.284,9
Quảng Nam (49) 18 1.840.000 10.574,7
Quảng Ngãi (51) 14 1.434.000 5.135,2
Bình Định (52) 12 2.468.000 6.066,2
Phú Yên (54) 9 961.152 5.023,4
Khánh Hoà (56) 9 1.336.000 5.137,8
Ninh Thuận (58) 7 605.581 3.355,3
Bình Thuận (60) 10 1.576.300 7.812,8

Khu vực duyên hải Nam Trung bộ có diện tích 42.335 km² (chiếm 12,8% diện tích cả nước) với vùng đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra biển. Vùng gò đồi, núi thấp chiếm phần lớn diện tích cùng đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản.

Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ
Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ

Khí hậu tại duyên hải Nam Trung Bộ là nhiệt đới gió mùa với mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú như titan, cát trắng, đá vôi,… Bên cạnh đó là tài nguyên rừng và biển dồi dào, thích hợp cho việc ung cấp các loại lâm sản quý hiếm cũng như khai thác thuỷ sản.

Về kinh tế, Đà Nẵng và Nha Trang là hai thành phố phát triển nhất đối với toàn bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Các ngành công nghiệp trọng điểm tại đây có thể kể đến như chế biến thuỷ sản, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch… Nhờ có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cà Ná (Ninh Thuận), Quy Nhơn (Bình Định), vịnh Nha Trang (Khánh Hoà), phố cổ Hội An (Quảng Nam),… mà các ngành dịch vụ, du lịch phát triển vượt bậc.

3. Danh sách các tỉnh Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dãy Trường Sơn, được chia thành 5 tỉnh thành bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vị trí địa lý của vùng Tây Nguyên tiếp giáp trực tiếp với:

  • Phía Bắc: Bắc Trung Bộ.
  • Phía Đông: Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • Phía Nam: Campuchia.
  • Phía Tây: Đông Nam Bộ, Nam Bộ.

Một số thông tin chung của các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên mà bạn có thể tham khảo:

Tỉnh, thành phố (mã hành chính) Đơn vị trực thuộc Dân số (người) Diện tích (Km²)
Kon Tum (62) 10 528.043 9.674,18
Gia Lai (64) 17 2.211.000 15.510,90
Đắk Lắk (66) 15 2.127.000 13.030,50
Đắk Nông (67) 8 621.265 6.509,27
Lâm Đồng (68) 12 1.551.000 9.783,20

Vùng Tây Nguyên thuộc miền Trung Việt Nam có diện tích là 58.000 km² (chiếm 17,6% diện tích cả nước) với địa hình cao nguyên xếp tầng cùng những đỉnh núi cao trên 2.000m như Ngã Ba Đua, Kon Ka Kinh, Bidoup,… và nhiều thác nước hùng vĩ như Dray Nur, Gia Long, Yok Đôn,…

Khí hậu tại vùng Tây Nguyên là nhiệt đới gió mùa với mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của địa hình mà khí hậu tại đây có sự phân hoá đa dạng. Vùng cao nguyên thường có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 – 22°C. Vùng thung lũng có khí hậu nóng hơn và mùa khô cũng khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 24°C. Bên cạnh đó, rừng, các loại khoáng sản như bauxite, titan, vàng,… và đất badan màu mỡ được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên có sức ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế của khu vực Tây Nguyên.

Các tỉnh Tây Nguyên
Các tỉnh Tây Nguyên

Nhờ có diện tích đất canh tác rộng lớn mà nông nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng điểm với các loại cây trồng như cà phê, cao su, hồ tiêu,… năng suất cây trồng cao, giá trị sản xuất lớn. Một số địa phương phát triển mạnh cây ăn quả như bơ, sầu riêng, mít,… Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến nông sản và khai thác khoáng sản cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Cùng với đó, Du lịch cũng là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhờ sở hữu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Lắk, vườn quốc gia Yok Đôn, đỉnh Lang Biang, hồ Đăk Ke…

Xem thêm: Đường vành đai 3 Hà Nội vị trí và dự án bất động sản nổi bật

III. Bản đồ các tỉnh miền Trung cập nhật mới nhất 2024

Để bạn có thể hình dung chính xác hơn về các tỉnh thành phố thuộc miền Trung, dưới đây là thông tin về bản đồ và đơn vị hành chính của từng tỉnh thành cụ thể:

1. Bản đồ tỉnh Thanh Hoá

Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

Thành phố Thanh Hoá (thủ phủ tỉnh) 30 phường, 4 xã
Sầm Sơn 8 phường, 3 xã
Thị xã Bỉm Sơn 6 phường, 1 xã
Nghi Sơn 16 phường, 15 xã
Huyện Bá Thước 1 thị trấn, 20 xã
Cẩm Thuỷ 1 thị trấn, 16 xã
Đông Sơn 1 thị trấn, 13 xã
Hà Trung 1 thị trấn, 19 xã
Hậu Lộc 1 thị trấn, 22 xã
Hoằng Hoá 1 thị trấn, 36 xã
Lang Chánh 1 thị trấn, 9 xã
Mường Lát 1 thị trấn, 7 xã
Nga Sơn 1 thị trấn, 23 xã
Ngọc Lặc 1 thị trấn, 20 xã
Như Thanh 1 thị trấn, 13 xã
Như Xuân 1 thị trấn, 15 xã
Nông Cống 1 thị trấn, 28 xã
Quan Hoá 1 thị trấn, 14 xã
Quan Sơn 1 thị trấn, 11 xã
Quảng Xương 1 thị trấn, 25 xã
Thạch Thành 2 thị trấn, 23 xã
Thiệu Hoá 2 thị trấn, 22 xã
Thọ Xuân 3 thị trấn, 27 xã
Thường Xuân 1 thị trấn, 15 xã
Triệu Sơn 2 thị trấn, 32 xã
Vĩnh Lộc 1 thị trấn, 12 xã
Yên Định 4 thị trấn, 22 xã

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thanh Hóa ngày càng được cải thiện và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đường cao tốc 1A và Quốc lộ 47 kết nối tỉnh Thanh Hóa với các khu vực lân cận, giúp giao thông hàng hóa và người dân trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng công cộng như sân bay Thọ Xuân, ga Thanh Hoá, ga Sầm Sơn, cảng Hải Hậu,… cũng rất phát triển, đảm bảo đời sống cộng đồng và phục vụ nhu cầu của người dân.

2. Bản đồ tỉnh Nghệ An

Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

Thành phố Vinh 16 phường, 9 xã
Thị xã Cửa Lò 7 phường
Hoàng Mai 5 phường, 5 xã
Thái Hoà 4 phường, 5 xã
Huyện Anh Sơn 1 thị trấn, 20 xã
Con Cuông 1 thị trấn, 12 xã
Diễn Châu 2 thị trấn, 35 xã
Đô Lương 1 thị trấn, 32 xã
Hưng Nguyên 1 thị trấn, 17 xã
Kỳ Sơn 1 thị trấn, 20 xã
Nam Đàn 1 thị trấn, 18 xã
Nghi Lộc 1 thị trấn, 28 xã
Nghĩa Đàn 1 thị trấn, 22 xã
Quế Phong 1 thị trấn, 12 xã
Quỳ Châu 1 thị trấn, 11 xã
Quỳ Hợp 1 thị trấn, 20 xã
Quỳnh Lưu 1 thị trấn, 32 xã
Tân Kỳ 1 thị trấn, 21 xã
Thanh Chương 1 thị trấn, 37 xã
Tương Dương 1 thị trấn, 16 xã
Yên Thành 1 thị trấn, 38 xã

Nghệ An sở hữu đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 1A đã được xây dựng và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông hàng hóa và người dân di chuyển. Hệ thống đường sắt và sân bay cũng được đầu tư và mở rộng, giúp kết nối Nghệ An với các tỉnh thành khác trong cả nước.

3. Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh 

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm:

Thành phố Hà Tĩnh 10 phường, 5 xã
Thị xã Hồng Lĩnh 5 phường, 1 xã
Kỳ Anh 6 phường, 5 xã
Huyện Can Lộc 2 thị trấn, 16 xã
Cẩm Xuyên 2 thị trấn, 21 xã
Đức Thọ 1 thị trấn, 15 xã
Hương Khê 1 thị trấn, 20 xã
Hương Sơn 2 thị trấn, 23 xã
Kỳ Anh 20 xã
Lộc Hà 1 thị trấn, 11 xã
Nghi Xuân 2 thị trấn, 15 xã
Thạch Hà 1 thị trấn, 21 xã
Vũ Quang 1 thị trấn, 9 xã

Hà Tĩnh đang tích cực trong công cuộc đổi mới, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu đang được thi công, các tuyến đường ven biển và đường Hồ Chí Minh cũng đang được nâng cấp, mở rộng.

4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

Thành phố Đồng Hới 9 phường, 6 xã
Thị xã Ba Đồn 6 phường, 10 xã
Huyện Bố Trạch 3 thị trấn, 25 xã
Lệ Thuỷ 2 thị trấn, 24 xã
Minh Hoá 1 thị trấn, 14 xã
Quảng Ninh 1 thị trấn, 14 xã
Quảng Trạch 17 xã
Tuyên Hoá 1 thị trấn, 18 xã

Hệ thống đường bộ tại Quảng Bình được phát triển tương đối đồng bộ, với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc Bắc – Nam đoạn La Sơn – Vũng Áng đang được thi công nâng cấp và mở rộng. Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua tỉnh Quảng Bình với các ga Đồng Hới, Lệ Thuỷ, Ba Đồn; cảng biển như Cửa Việt, Hòn La, Gianh; Sân bay Đồng Hới (cách trung tâm thành phố Đồng Hới 7 km) là sân bay cấp 4C, có thể đón tiếp các loại máy bay tầm trung góp phần thúc đẩy trong việc phát triển kinh tế.

5. Bản đồ tỉnh Quảng Trị

Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Đông Hà 9 phường
Thị xã Quảng Trị 4 phường, 1 xã
Huyện Cam Lộ 1 thị trấn, 7 xã
Cồn Cỏ không phân chia
Đakrông 1 thị trấn, 12 xã
Gio Linh 2 thị trấn, 15 xã
Hải Lăng 1 thị trấn, 15 xã
Hướng Hoá 2 thị trấn, 19 xã
Triệu Phong 1 thị trấn, 17 xã
Vĩnh Linh 3 thị trấn, 15 xã

Quảng Trị sở hữu tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo đang được thi công sẽ góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong tương lai.

6. Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Huế 29 phường, 7 xã
Thị xã Hương Thuỷ 5 phường, 5 xã
Hương Trà 5 phường, 4 xã
Huyện A Lưới 17 thị trấn, 17 xã
Nam Đông 1 thị trấn, 9 xã
Phong Điền 1 thị trấn, 15 xã
Phú Lộc 2 thị trấn, 15 xã
Phú Vang 1 thị trấn, 13 xã
Quảng Điền 1 thị trấn, 10 xã

Với mục tiêu từng bước đạt chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung huy động nguồn lực cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ. Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn, hầm Phước Tượng – Phú Gia, Quốc lộ 49A và 49B. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài để có thể đón được 9 triệu khách/năm.

7. Bản đồ thành phố Đà Nẵng

Đơn vị hành chính thành phố Đà Nẵng gồm 6 quận và 2 huyện cụ thể như sau:

Quận Cẩm Lệ 6 phường
Quận Hải Châu 13 phường
Liên Chiểu 5 phường
Ngũ Hành Sơn 4 phường
Sơn Trà 7 phường
Thanh Khê 10 phường
Huyện Hoà Vang 11 xã
Hoàng Sa không phân chia

Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển giao thông và du lịch, các tuyến đường trong nội thành không ngừng được mở rộng và xây mới. Bên cạnh đó, các tuyến đường kết nối kinh tế với vùng ven như đường Vành đai Hoà Phước – Hoà Khương kết nối với tuyến Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hệ thống cầu kết nối hỗ trợ rất lớn trong việc phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng trong thành phố với nhau.

8. Bản đồ tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam được phân chia thành 18 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Tam kỳ 9 phường, 4 xã
Hội An 9 phường, 4 xã
Thị xã Điện Bàn 12 phường, 8 xã
Huyện Bắc Trà My 1 thị trấn, 12 xã
Đại Lộc 1 thị trấn, 17 xã
Đông Giang 1 thị trấn, 10 xã
Duy Xuyên 1 thị trấn, 13 xã
Hiệp Đức 1 thị trấn, 10 xã
Nam Giang 1 thị trấn, 11 xã
Nam Trà My 10 xã
Nông Sơn 1 thị trấn, 5 xã
Núi Thành 1 thị trấn, 16 xã
Phú Ninh 1 thị trấn, 10 xã
Phước Sơn 1 thị trấn, 11 xã
Quế Sơn 2 thị trấn, 11 xã
Tây Giang 10 xã
Thăng Bình 1 thị trấn, 21 xã
Tiên Phước 1 thị trấn, 14 xã

Với lượng khách du lịch đổ về thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, ban lãnh đạo tỉnh cũng có những chỉ đạo sát sao trong việc đầu tư hoàn thiện dự án con đường dẫn phía bắc cầu Cửa Đại giúp giảm thời gian di chuyển từ Đà Nẵng xuống các bãi tắm khu vực 2 xã Bình Dương và Bình Minh.

Bên cạnh đó, những hạng mục đầu tư quan trọng như cầu bắc qua sông Cổ Cò và cầu Đế Võng cũng đã được hoàn thiện nhằm phục vụ tốt hơn trong việc di chuyển của du khách khi đến với phố cổ Hội An.

9. Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi

Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện bao gồm:

Thành phố Quãng Ngãi 9 phường, 14 xã
Thị xã Đức Phổ 8 phường, 7 Xã
Huyện Ba Tơ 1 thị trấn, 18 xã
Bình Sơn 1 thị trấn, 21 xã
Lý Sơn không phân chia
Minh Long 5 xã
Mộ Đức 1 thị trấn, 12 xã
Nghĩa Hành 1 thị trấn, 11 xã
Sơn Hà 1 thị trấn, 13 xã
Sơn Tây 9 xã
Sơn Tịnh 11 xã
Trà Bồng 1 thị trấn, 15 xã
Tư Nghĩa 2 thị trấn, 12 xã

Hiện nay, Quảng Ngãi đang trong quá trình đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn khu kinh tế trọng điểm Dung Quất với tuyến Vòng xoay Thiên Đàng – Chu Lai; tuyến đường Trì Bình – Vòng xoay Thiên Đàng; tuyến đường Lâm Viên – Vạn Tường với mục tiêu hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, vỉa hè, điện chiếu sáng, thoát nước dọc,…). Cùng với đó nhằm đảm bảo kết nối thông suốt khu kinh tế Dung Quất và các khu vực xung quanh.

10. Bản đồ tỉnh Bình Định

Đơn vị hành chính tỉnh Bình Định được chia thành 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Cụ thể gồm:

Thành phố Quy Nhơn 16 phường, 5 xã
Thị xã An Nhơn 5 phường, 10 xã
Hoài Nhơn 11 phường, 6 xã
Huyện An Lão 1 thị trấn, 9 xã
Hoài Ân 1 thị trấn, 14 xã
Phù Cát 2 thị trấn, 16 xã
Phù Mỹ 2 thị trấn, 17 xã
Tây Sơn 1 thị trấn, 14 xã
Tuy Phước 2 thị trấn, 11 xã
Vân Canh 1 thị trấn, 6 xã
Vĩnh Thạnh 1 thị trấn, 8 xã

Du lịch đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh do đó các dự án như đường phía Tây tỉnh nối TP Quy Nhơn với DA Becamex Bình Định, QL 19B đoạn đường kết nối sân bay Phù Cát đến đường trục khu kinh tế Nhơn Hội đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Một số tuyến đường vào các khu làng nghề truyền thống, di tích văn hóa – lịch sử, võ đường cũng đang được nâng cấp và mở rộng.

11. Bản đồ tỉnh Phú Yên

Đơn vị hành chính tỉnh Phú Yên được chia thành 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện. Cụ thể như sau:

Thành phố Tuy Hoà 12 phường, 4 xã
Thị xã Đông Hoà 5 phường, 5 xã
Sông Cầu 4 phường, 9 xã
Huyện Đồng Xuân 1 thị trấn, 10 xã
Phú Hoà 1 thị trấn, 8 xã
Sơn Hoà 1 thị trấn, 13 xã
Sông Hinh 1 thị trấn, 10 xã
Tây Hoà 1 thị trấn, 10 xã
Tuy An 1 thị trấn, 14 xã

Nhằm tạo điều kiện cho sự kết nối thông suốt của tỉnh Phú Yên với cả nước theo 2 trục Bắc – Nam và Đông – Tây, các tuyến đường như Quốc lộ 19C, trục đường ven biển, Quốc lộ 1,  được nâng cấp, hoàn thiện bổ trợ cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa, kết nối với các khu công nghiệp cũng như đi lại sân bay, cảng biển, các khu du lịch.

12. Bản đồ tỉnh Khánh Hoà

Đơn vị hành chính tỉnh Khánh Hoà được chia làm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện như sau:

Thành phố Nha Trang 19 phường, 8 xã
Cam Ranh 9 phường, 6 xã
Thị xã Ninh Hoà 7 phường, 20 xã
Huyện Cam Lâm 1 thị trấn, 13 xã
Diên Khánh 1 thị trấn, 17 xã
Khánh Sơn 1 thị trấn, 7 xã
Khánh Vĩnh 1 thị trấn, 13 xã
Trường Sa 1 thị trấn, 2 xã
Vạn Ninh 1 thị trấn, 12 xã

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Khánh Hòa đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn Nha Trang – Cam Lâm đã được đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện được nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.

13. Bản đồ tỉnh Ninh Thuận

Đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận được chia làm 1 thành phố và 6 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 15 phường, 1 xã
Huyện

Bác Ái 9 xã
Ninh Hải 1 thị trấn, 8 xã
Ninh Phước 1 thị trấn, 8 xã
Ninh Sơn 1 thị trấn, 7 xã
Thuận Bắc 6 xã
Thuận Nam 8 xã

Ninh Thuận là một địa danh nằm tại vùng trung tâm của “tứ giác du lịch” gồm TPHCM – Phan Thiết – Nha Trang – Đà Lạt, nên được xem là một điểm giao thương kinh tế văn hoá mang tính liên kết cao. Chính nhờ điều này mà Ninh Thuận đang phối hợp với ban lãnh đạo tỉnh nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang tập trung vào việc khai thác lợi thế về tài nguyên du lịch nhằm mở ra xu hướng mới trong phát triển kinh tế.

14. Bản đồ tỉnh Bình Thuận 

Đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện cụ thể:

Thành phố Phan Thiết 14 phường, 4 xã
Thị xã La Gi 5 phường, 4 xã
Huyện
Bắc Bình 2 thị trấn, 16 xã
Đức Linh 2 thị trấn, 10 xã
Hàm Tân 2 thị trấn, 8 xã
Hàm Thuận Bắc 2 thị trấn, 15 xã
Hàm Thuận Nam 2 thị trấn, 12 xã
Phú Quý 3 xã
Thánh Linh 1 thị trấn, 12 xã
Tuy Phong 2 thị trấn, 9 xã

Du lịch được cho là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận, do đó việc xây dựng hạ tầng đồng bộ chính là bước đà quan trọng trong việc đẩy mạnh sự phát triển của ngành kinh tế du lịch cũng như kinh tế biển tại đây. Thời gian qua, các trục đường như Quốc Lộ 55, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28 đã và đang được cải tạo, nâng cấp góp phần bảo đảm lưu thông thông suốt an toàn.

Bên cạnh đó, các tuyến đường nội tỉnh như Hoà Thắng – Mũi Né và Mũi Né – Phú Hài cũng được tỉnh chú trọng đầu tư, nâng cấp nhằm mục tiêu phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

15. Bản đồ tỉnh Kon Tum

Đơn vị hành chính tỉnh Kon Tum được chia làm 1 thành phố và 9 huyện bao gồm:

Thành phố Kon Tum 10 phường, 11 xã
Huyện
Đăk Glei 1 thị trấn, 11 xã
Đăk Hà 1 thị trấn, 10 xã
Đăk Tô 1 thị trấn, 8 xã
Ia H’Drai 3 xã
Kon Plông 1 thị trấn, 8 xã
Kon Rẫy 1 thị trấn, 6 xã
Ngọc Hồi 1 thị trấn, 7 xã
Sa Thầy 1 thị trấn, 10 xã
Tu Mơ Rông 11 xã

Với mục tiêu thay đổi diện mạo đô thị khang trang, hiện đại nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật đô thị, tỉnh Kon Tum đã và đang tập trung đầu tư xây dựng, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh – Kon Tum, đường Đắk Côi – Đắk Pxi, đường Sa Thầy – Ya Ly – Thôn Tam An (Sa Sơn) – Làng Rẽ (Mô Rai),… nhằm tăng khả năng kết nối phát triển kinh tế – xã hội và thu hút đầu tư từ nước ngoài.

16. Bản đồ tỉnh Gia Lai

Đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai được chia làm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Pleiku 14 phường, 8 xã
Thị xã
An Khê 6 phường, 5 xã
Ayun Pa 4 phường, 4 xã
Huyện

Chư Păh 2 thị trấn, 12 xã
Chư Prông 1 thị trấn, 19 xã
Chư Pưh 1 thị trấn, 8 xã
Chư Sê 1 thị trấn, 14 xã
Đak Đoa 1 thị trấn, 16 xã
Đức Cơ 1 thị trấn, 9 xã
Đak Pơ 1 thị trấn, 7 xã
Ia Grai 1 thị trấn, 12 xã
Ia Pa 9 xã
Kông Chro 1 thị trấn, 13 xã
Krông Pa 1 thị trấn, 13 xã
Mang Yang 1 thị trấn, 11 xã
Phú Thiện 1 thị trấn, 9 xã
Kbang 1 thị trấn, 13 xã

Trong năm nay, tỉnh Gia Lai đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm như trục đường hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh giúp kết nối các huyện Chư Păh, Đăk Đoa với TP Pleiku và đi qua các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Gia Lai như Biển Hồ chè, Biển Hồ nước, chùa Minh Thành, hàng thông trăm tuổi,… Bên cạnh đó, các dự án đường Nguyễn Văn Linh, đường Lê Đại Hành cũng được nâng cấp và mở rộng nhằm tạo nên bộ mặt khang trang cho thành phố.

17. Bản đồ tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Buôn Mê Thuột 13 phường, 8 xã
Thị xã Buôn Hồ 7 phường, 5 xã
Huyện
Buôn Đôn 7 xã
Cư Kuin 8 xã
Cư M’gar 2 thị trấn, 15 xã
Ea H’leo 1 thị trấn, 11 xã
Ea Kar 2 thị trấn, 14 xã
Ea Súp 1 thị trấn, 9 xã
Krông Ana 1 thị trấn, 7 xã
Krông Bông 1 thị trấn, 13 xã
Krông Búk 1 thị trấn, 6 xã
Krông Năng 1 thị trấn, 11 xã
Krông Pắc 1 thị trấn, 15 xã
Lắk 1 thị trấn, 10 xã
M’Drắk 1 thị trấn, 12 xã

Thuộc vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk đang tập trung khai thác về lợi thế của tuyến đường Hồ Chí Minh như đầu tư xây dựng các trục đường giao thông nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) đến Myanmar – Lào – Thái Lan và  qua cửa khẩu Bờ Y tiến vào Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên khác.

Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại quốc tế với các nước Đông Nam Á mà còn tạo điều kiện vô cùng lý tưởng để thu hút khách du lịch từ nước ngoài đến với Đắk Lắk.

18. Bản đồ tỉnh Đắk Nông

Đơn vị hành chính tỉnh Đắk Nông gồm 1 thành phố và 7 huyện cụ thể như sau:

Thành phố Gia Nghĩa 6 phường, 2 xã
Huyện

Cư Jút 1 thị trấn, 7 xã
Đắk Glong 7 xã
Đắk Mil 1 thị trấn, 9 xã
Đắk R’lấp 1 thị trấn, 10 xã
Đắk Song 1 thị trấn, 8 xã
Tuy Đức 6 xã
Đắk Nô 1 thị trấn, 11 xã

Hiện nay, mạng lưới giao thông tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ và chưa được khai thác các tuyến đường sắt cũng như đường hàng không. Các tuyến đường như Quốc lộ 14, Quốc lộ 28 được sửa chữa, nâng cấp và mở rộng nhằm tăng tỉ lệ nhựa hoá, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.

19. Bản đồ tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng gồm 2 thành phố và 10 huyện cụ thể như sau:

Thành phố
Đà Lạt 12 phường, 4 xã
Bảo Lộc 6 phường, 5 xã
Huyện

Bảo Lâm 1 thị trấn, 13 xã
Cát Tiên 2 thị trấn, 7 xã
Di Linh 1 thị trấn, 18 xã
Đạ Huoai 2 thị trấn, 7 xã
Đạ Tẻh 1 thị trấn, 8 xã
Đam Rông 8 xã
Đơn Dương 2 thị trấn, 8 xã
Đức Trọng 1 thị trấn, 14 xã
Lạc Dương 1 thị trấn, 5 xã
Lâm Hà 2 thị trấn, 14 xã

Với mục tiêu trở thành tỉnh có tốc độ đô thị hoá loại khá trên cả nước, tỉnh Lâm Đồng đang đẩy mạnh mọi nguồn lực nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Các tuyến đường như Quốc lộ 27C, 27, 20, 25, 28, 28B và đường Trường Sơn Đông,… đã được nâng cấp và mở rộng hoàn chỉnh giúp đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như tăng khả năng kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các tỉnh miền Trung Việt Nam với đầy đủ các thông tin về khí hậu, kinh tế của từng vùng cũng như tổng quan về cơ sở hạ tầng của các tỉnh thành trong khu vực. Hy vọng với những thông tin mà Mua Bán cung cấp có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên thường xuyên truy cập Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức thủ vị nào về mua bán nhà đất, chia sẻ kinh nghiệm, tìm việc làm,… bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mai Võ
Xin chào! Mình là Tuyết Mai, hiện đang đảm nhận vị trí Content Creater. Với 2 năm kinh nghiệm viết lĩnh vực bất động sản, việc làm. Mong rằng những bài viết của mình có thể cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ