Đà Nẵng tự hào là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển nhất cả nước nhờ vào sự đầu tư và phát triển các khu công nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Không chỉ góp phần hỗ trợ nền kinh tế đất nước mà các khu công nghiệp ở Đà Nẵng còn tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thông tin về các khu công nghiệp ở Đà Nẵng lớn nhất hiện nay nhé!
I. Tổng quan các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
Có cho mình vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm ở trung độ của Việt Nam, gần cảng biển và sân bay quốc tế, các khu công nghiệp ở Đà Nẵng đã thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo thông tin từ Tạp chí Khu công nghiệp, tính đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đã thu hút được gần 489 dự án, trong đó gồm 128 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) và 361 dự án đầu tư trong nước (DDI) chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư DDI của thành phố.
Với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.598,7 triệu USD, chiếm gần 47% tổng vốn đầu tư FDI của thành phố, các khu công nghiệp tại đây đã chứng minh được sức hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Tạp chí điện tử VnEconomy cho biết, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 2 quốc gia có nguồn vốn đầu tư vào Đà Nẵng nhiều nhất, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, với hơn 230 dự án và tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD, tiếp đến là Hoa Kỳ – nhà đầu tư chiến lược của Đà Nẵng – với 85 dự án và vốn đăng ký gần 800 triệu USD.
Xem thêm: Cách viết hồ sơ xin việc làm công nhân đúng chuẩn, chuyên nghiệp
Sau gần 30 năm phát triển, thành phố Đà Nẵng đã đưa 06 khu công nghiệp đi vào hoạt động và dần trở thành các khu công nghiệp chính tạo nên sự phát triển bền vững, biến Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế có sức ảnh hưởng nhất cả nước, bao gồm:
- Khu công nghiệp Đà Nẵng
- Khu công nghiệp Hòa Khánh
- Khu công nghiệp Liên Chiểu
- Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
- Khu công nghiệp Hòa Cầm
- Khu dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng
Với quy mô tổng thể hơn 1.066 ha, cùng với tiềm năng phát triển vượt trội, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng cũng góp phần giải quyết các vấn đề việc làm cho gần 80.000 lao động phổ thông, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành nghề công nghiệp, cơ khí, lắp ráp, vật liệu xây dựng, dược phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,… Điều này đồng thời thúc đẩy giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và khiến ngân sách nhà nước tăng cao.
II. Chi tiết các khu công nghiệp ở Đà Nẵng hiện nay
Sau đây là top 6 các khu công nghiệp lớn nhất tại Đà Nẵng với những thông tin, đặc điểm của từng khu công nghiệp mà Muaban.net đã tổng hợp mới nhất:
1. Khu công nghiệp Đà Nẵng
- Quy mô: 50,1 ha
- Địa chỉ: phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty Liên doanh MASSDA
Khu công nghiệp Đà Nẵng được thành lập vào ngày 21/20/1993 theo Giấy phép đầu tư số 689/GP của Ủy ban nhà nước về Hợp tác và Đầu tư trên khu đất có diện tích khoảng 50ha, KCN Đà Nẵng có tỷ lệ lấp đầy là 100%.
Tọa lạc ngay khu vực trung tâm quận Sơn Trà, cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 5km, cách ga đường sắt khoảng 3km và cách khu vực trung tâm nội thành khoảng 3km. KCN Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như: công nghiệp hóa chất; cơ khi lắp ráp; chế biến nông, lâm, hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng,…
Ngoài ra, KCN Đà Nẵng còn được trang bị các trang thiết bị hiện đại cùng cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi:
- Trạm biến áp 110/35/22kV với công suất mỗi trạm 20MVA
- Hệ thống cung cấp nước sạch với công suất trung bình một ngày là 15.000m3
- Nhà máy cung cấp và xử lý nước thải với công suất xử lý tối đa 15.000 m3/ ngày đêm
- Các tiện ích khác như hệ thống phòng cháy chữa cháy, dịch vụ hải quan, dịch vụ ngân hàng,…
Xem thêm: Những tỉnh nào nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam hiện nay
2. Khu công nghiệp Hòa Khánh
- Quy mô: 394 ha
- Địa chỉ: phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico)
KCN Hòa Khánh được thành lập vào năm 1998, nằm tại khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp khu dân cư và quốc lộ 1A, phía Tây giáp chân núi Phước Tường, phía Đông giáp QL 1A. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy không những giúp cư dân dễ dàng lưu thông mà KCN còn tận dụng được nguồn lao động tại địa phương.
KCN Hòa Khánh ưu tiên các nhóm ngành nghề như: cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc, chế biến nông, lâm, hải sản; vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ. Cho tới hiện tại, KCN đã thu hút gần 200 dự án đầu tư và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.
Hơn nữa, KCN Hòa Khánh còn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, giúp đảm bảo nhu cầu về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp:
- Hệ thống giao thông nội khu được thiết kế rộng rãi, theo dạng ô bàn cờ, liên kết với đường quốc lộ và tỉnh lộ đảm bảo tiếp cận dễ dàng đến các khu vực lân cận và từng lô đất trong KCN.
- Hệ thống đường dây diện được đầu tư hoàn chỉnh với lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 500KV Hòa Cầm, cùng với đó là 02 trạm biến áp trung gian 110/22KV – 40 MVA và 22KV/0,4KV – 0,23KV, đảm bảo đầu nối đến từng nhà máy trong khu công nghiệp
- Hệ thống nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy nước sân bay với công suất 30.000m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp nước đầy đủ đến tận đường rào các doanh nghiệp
- Hệ thống thoát nước được thiết kế thành 2 loại riêng dành cho nước mưa và nước thải KCN, với công suất 5.000 m3/ngày đêm
- Hệ thống đường dây điện thoại, ADSL và Internet tại đây cũng được trang bị đầy đủ và kéo nối đến từng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng đường truyền trong KCN.
Xem thêm: Cách tính lương tăng ca cho người lao động dễ hiểu nhất
3. Khu công nghiệp Liên Chiểu
- Quy mô: 307,71 ha
- Địa chỉ: phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN)
Khu công nghiệp Liên Chiểu tiền thân là một phần của KCN Liên Chiểu – Hòa Khánh, được thành lập vào năm 1998 và được giao cho CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng đầu tư và quản lý.
Khu công nghiệp nằm tại vị trí có giao thông vô cùng thuận tiện, có mạng lưới kết nối dễ dàng đến các vị trí trọng yếu bằng cả 5 đường: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa. Ngoài ra, KCN còn cách trung tâm thành phố 15km, cách Ga Đà Nẵng 19km và ga Liên Chiểu 5km.
KCN Liên Chiểu có diện tích quy hoạch ban đầu là 373,5ha, đến năm 2006 được điều chỉnh còn 307,71ha. KCN tập trung chủ yếu thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng có quy mô trung bình và lớn,… Tính đến giữa năm 2021, KCN đã thu hút được gần 30 dự án đầu tư trong và ngoài nước, đạt tỉ lệ lấp đầy 75%.
Cơ sở hạ tầng tại đây cũng được chủ đầu tư trang bị đầy đủ với các thiết bị hiện đại:
- Về giao thông nội khu: được thiết kế theo dạng ô bàn cờ, đường trục chính rộng 15m và đường trục nội bộ rộng 10,5m, giúp người lao động dễ dàng kết nối với các khu vực trong KCN.
- Về nguồn cấp điện: nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp 500KV tại quận Cẩm Lệ, bao gồm 02 trạm biến áp trung gian 110/22KV – 40MVA.
- Về nguồn cấp nước: KCN sử dụng nguồn cung cấp nước sạch từ Nhà máy Hải Vân với công suất 5.000 m3/ngày đêm và Nhà máy nước sông Cu Đê với công suất dự kiến là 120.000 m3/ngày đêm.
- Về xử lý nước thải: KCN được thiết kế 2 hệ thống thoát nước riêng dành cho nước thải và nước mưa, với công suất 2.000 m3/ngày đêm và được đi vào hoạt động từ tháng 11/2021.
- Về hệ thống viễn thông: bao gồm đường dây diện thoại và ADSL sẵn sàng cung cấp và kéo nối đến từng doanh nghiệp. Các dịch vụ Internet cũng được cung cấp bởi các nhà mạng hàng đầu trong nước.
4. Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
KCN Hòa Khánh mở rộng cũng nằm trong top các KCN nổi tiếng tại Đà Nẵng, với các thông tin như sau:
- Quy mô: 132,6 ha
- Địa chỉ: phường Hòa Khánh Bắc, Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN)
KCN Hòa Khánh mở rộng nằm dọc quốc lộ 1A – là trục đường giao thông quan trọng, dễ dàng kết nối với thị trường trong nước, như: Bình Định, Tây Nguyên, Nha Trang,… và thị trường nước ngoài, bao gồm: Thái Lan, Lào và Myanmar. Hơn hết, KCN còn nằm tại vị trí thuận lợi kết nối giao thông bằng cả đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và đường thủy nội địa khi cách các cảng biển cũng như sân bay khoảng từ 5-19km.
Xem thêm: Danh sách các khu công nghiệp ở Hải Phòng
KCN Hòa Khánh mở rộng có tổng diện tích 132,6ha, trong đó có 107,4ha đất công nghiệp cho thuê, vì thế nên KCN tập trung chủ yếu các ngành nghề công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp,… Hiện tại KCN Hòa Khánh mở rộng được lấp đầy trên 90%.
Với những thuận lợi từ vị trí địa lý đến tiềm năng phát triển, KCN Hòa Khánh mở rộng còn được chủ đầu tư nâng cấp bài bản, đồng bộ và đảm bảo các điều kiện cơ bản cho cơ sở hạ tầng nơi đây:
- 02 trạm biến áp 110/22kv, công suất 40MVA.
- Nhà máy nước sân bay với công suất lên đến 30.000 m3/ngày đêm và Nhà máy nước sông Cu Đê với công suất dự kiến là 120.000 m3/ngày đêm.
- Trạm xử lý nước thải tuy chưa được xây dựng, nhưng KCN thu gom nước thải và tạm bơm trung chuyển để đưa về xử lý tại trạm xử lý nước thải KCN Hòa Khánh.
- Hệ thống thoát nước riêng biệt.
- Điện thoại và viễn thông hiện đại.
- Trang bị các tiện ích nội khu khác như bệnh viện, phòng cháy chữa cháy, ngân hàng, bưu điện…
5. Khu công nghiệp Hòa Cầm
- Quy mô: 261 ha
- Địa chỉ: phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Hòa Cầm (Công ty IZI)
KCN Hòa Cầm có vị trí đắc địa khi cách quốc lộ 1A khoảng 1,5km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km, thuận tiện di chuyển đến sây bay Quốc tế Đà Nẵng, ga Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa.
KCN có tổng diện tích 261ha do CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Hòa Cầm làm chủ đầu tư. Với cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện nghi, cùng với đó là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, KCN Hòa Cầm là nơi lí tưởng thu hút các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất các thiết bị điện và điện tử, các loại linh kiện – sản phẩm cơ khí, ngành may mặc.
Cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Hòa Cầm:
- Nguồn cấp điện: Nhà máy điện 110/35/22KV với công suất 2x25MVA cung cấp đến các trạm biến áp trong KCN.
- Nguồn cấp nước: Nhà máy nước có công suất 21.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nguồn nước được cung cấp 24/24 cho toàn bộ doanh nghiệp.
- Thông tin liên lạc: Hệ thống đạt tiêu chuẩn, băng thông rộng, đảm bảo thông suốt, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư.
- Hệ thống thoát nước: Được xây dựng riêng biệt, hoàn chỉnh và được lắp đặt chạy dọc các tuyến đường nội bộ. Nhà máy xử lý nước thải có công suất 4.000 m3/ngày đêm, đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường.
- Giao thông: Đường trục chính được bố trí đường 3 làn xe, những đường nội bộ trong khu vực có chiều rộng 2 làn xe, thuận tiện di chuyển trong và ngoài KCN.
6. Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng
Nằm ở vị trí top 6 trong bảng xếp hạng các KCN lớn ở Đà Nẵng, KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế thành phố Đà Nẵng nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
- Quy mô: 57,9 ha
- Địa chỉ: phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
- Chủ đầu tư: Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Đà Nẵng (Daizico)
KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ-UB ngày 4/9/2001 trên cơ sở gộp các cụm công nghiệp thủy sản hiện có trên địa bàn Đà Nẵng. Khoảng cách từ KCN đến trung tâm thành phố, sân bay quốc tế và ga Đà Nẵng chỉ mất từ 4 đến 5km.
KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng có quy mô xây dựng là 57,9ha, trong đó 43,68ha đất có thể cho thuê, KCN đã thu hút được 38 dự án đầu tư bao gồm 2 dự án FDI và tỷ lệ lấp đầy khoảng 75%. Ngoài ra, một số lĩnh vực mà KCN đang quan tâm bao gồm: công nghiệp chế biến thủy sản, đóng tàu, dịch vụ hậu cần cảng cá,…
Xem thêm: Cách viết CV xin việc xây dựng đơn giản, chuyên nghiệp
III. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
Mục tiêu đến năm 2030 của thành phố Đà Nẵng là phấn đấu để trở thành khu trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy, tạo động lực phát triển kinh tế của thành phố cũng như của cả khu vực chính là các khu công nghiệp ở Đà Nẵng.
Với sự tập trung của gần 489 dự án lớn nhỏ, bao gồm FDI và DDI, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng đã khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế nước nhà, trở thành trung tâm của hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Nhờ vào chất lượng sản phẩm cũng như độ uy tín cao trong ngành, các KCN ở Đà Nẵng như một bông hoa rực rỡ với chiếc nhụy chứa đầy mật béo bở và thơm lừng, thành công thu hút những “con ong” đầu tư cả trong và ngoài nước.
Mặt khác, với sức hút vô cùng mãnh liệt từ các KCN ở Đà Nẵng, các nhà lao động phổ thông cũng tìm được cho mình một vị trí để phát triển tài năng và giải quyết được vấn nạn thất nghiệp, một vấn đề đang trở nên nhức nhối hiện nay. Thông qua việc thu hút đầu tư và nhân lực để phát triển doanh nghiệp, các KCN còn góp phần tăng cường nguồn thu ngân sách địa phương, hỗ trợ kịp thời và đầy đủ cho việc xây dựng và phát triển hạ tầng, cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường kinh doanh tại Đà Nẵng.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về các khu công nghiệp ở Đà Nẵng mà Muaban.net đã tổng hợp được. Muaban.net hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn về các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. Đừng quên truy cập trang web của Muaban.net mỗi ngày để không bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng về việc làm, mua bán nhà đất, mua bán xe máy, ô tô cũ… bạn nhé!
Xem thêm:
- 10 khu công nghiệp tiềm năng tại Hà Nội: Cơ hội đầu tư và phát triển
- Thông tin chi tiết về các khu công nghiệp ở Đồng Nai
- Tổng hợp danh sách các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc