Trong mỗi kỳ kế toán của doanh nghiệp sẽ thường xuyên xuất hiện những nghiệp vụ kinh tế làm giảm đi doanh thu đáng kể. Vậy các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Làm thế nào để hạch toán chính xác các khoản chi phí này? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây.
I. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Dưới đây sẽ là những thông tin liên quan đến khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.
1. Định nghĩa
Các khoản giảm trừ doanh thu là khoản phí điều chỉnh phát sinh làm giảm doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Tùy theo từng chế độ kế toán khác nhau mà doanh nghiệp sẽ áp dụng những phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau.
Cùng tham khảo một số tin đăng tuyển dụng nhân viên kế toán trên Muaban.net nhé!
2. Các loại giảm trừ doanh thu
Hiện nay có 3 loại giảm trừ doanh thu, bao gồm:
- Giảm giá hàng bán: Là khoản phí doanh nghiệp giảm giá và bán lại cho khách hàng những hàng hóa kém chất lượng, không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng sản phẩm trong hợp đồng kinh tế.
- Chiết khấu thương mại: Là khoản phí giảm giá hàng hóa dịch vụ khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
- Hàng bị trả lại: Là hàng hóa kém chất lượng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần cho doanh nghiệp
3. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Tài khoản 511 khi hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu sẽ có 6 loại tài khoản chính:
- TK 5118 (Doanh thu khác)
- TK 5117 (Doanh thu kinh doanh bất động sản)
- TK 5114 (Doanh thu trợ giá, trợ cấp)
- TK 5213 (Giảm giá hàng bán)
- TK 5212 (Hàng bán bị trả lại)
- TK 5211 (Chiết khấu thương mại)
Các khoản giảm trừ doanh thu trong tài khoản 521 được phân chia như sau:
Bên nợ:
- Số lượng hàng hóa giảm giá bán mà doanh nghiệp phải chấp nhận.
- Số tiền chiết khấu doanh nghiệp giảm cho khách hàng.
- Số tiền trả lại cho khách hàng khi có hàng trả lại hoặc số tiền bị trừ vào khoản phải thu của khách hàng.
Bên có:
- Không có số dư cuối kỳ trong tài khoản 512.
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán, chiết khấu, doanh thu hàng hóa bị trả lại vào tài khoản 511 để xác định kinh doanh.
II. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu trong doanh nghiệp
Sau đây là những cách hạch toán cho các khoản giảm trừ doanh thu phổ biến nhất trong doanh nghiệp.
1. Các khoản chiết khấu thương mại
Hạch toán chiết khấu thương mại trong doanh nghiệp được chia thành 2 trường hợp chính.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ TK 5211: Chiết khấu cho khách hàng.
- Nợ TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp ghi giảm.
- Có TK 111,112,131: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
- Nợ TK 5211: Chiết khấu cho khách hàng hưởng.
- Có TK 111,112,131: Tổng số tiền chiết khấu.
Xem thêm: Net sales là gì? Làm thế nào để tính Net Sales?
2. Các khoản giảm giá hàng hóa phát sinh trong kỳ
Hạch toán khoản doanh thu giảm giá hàng hóa trong kỳ kế toán gồm 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
- Nợ TK 5211: Số tiền giảm cho khách hàng.
- Nợ TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp ghi giảm.
- Có TK 111,112,131: Tổng số tiền giảm giá cho khách hàng.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
- Nợ TK 5211: Số tiền giảm cho khách hàng hưởng.
- Có TK 111,112,131: Tổng số tiền giảm cho khách.
3. Các khoản hàng hóa khách hàng trả lại trong kỳ kế toán
Hàng hóa người dùng trả lại được chia thành 2 kiểu hạch toán chính là phản án khoản doanh thu hàng bị trả lại và giá trị hàng nhập vào kho.
Phản ánh khoản doanh thu hàng hóa bị trả lại
Doanh thu của hàng hóa bị trả lại được chia thành 2 trường hợp, cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
- Nợ TK 5211: Ghi nhận giảm doanh thu số hàng bị trả lại.
- Nợ TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp ghi giảm.
- Có TK 111,112,131: Ghi nhận giảm tổng doanh thu bao gồm cả thuế.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp:
- Nợ TK 5211: Ghi nhận giảm doanh thu số hàng bị trả lại.
- Có TK 111,112,131: Ghi nhận giảm tổng doanh thu bao gồm cả thuế.
Phản ánh giá trị hàng nhập vào kho và ghi lại giảm giá vốn của hàng nhập
- Nợ TK 516: Số tiền hàng bị trả lại nhập kho.
- Có TK 632: Ghi nhận giảm giá vốn hàng bị trả lại.
4. Bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu bán hàng cuối kỳ
Kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển các khoản doanh thu giảm trừ trên doanh thu cho người mua ở những bút toán chiết khấu thương mại, giảm giá hàng hóa phát sinh và hàng bị trả lại sang Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần ở mỗi kỳ kế toán:
- Nợ TK 511: Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu giảm.
- Có TK 5211: Chiết khấu thương mại.
- Có TK 5213: Giảm giá hàng bán.
- Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại.
Trên đây là những thông tin liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu là gì cũng như cách hạch toán loại tài khoản này. Hy vọng bài viết có thể giúp các kế toán tổng hợp, theo dõi và quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Theo dõi Muaban.net để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích về việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, mua bán nhà đất… nhé!
Xem thêm
- Revenue là gì? Phân loại, ý nghĩa và cách tạo Revenue hiệu quả
- CIT là gì? Những quy định quan trọng về thuế CIT
- Lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận nhanh và chính xác nhất