Cà vẹt xe là một trong những giấy tờ quan trọng nhất cần có khi tham gia giao thông. Vậy cà vẹt xe là gì? Nếu không có cà vẹt sẽ bị xử phạt ra sao? Cùng Mua Bán đi tìm lời giải đáp qua những nội dung dưới đây.
I. Cà vẹt xe là gì?
Cà vẹt xe là giấy chứng nhận đăng ký xe giúp bạn chứng minh mình là chủ sở hữu của phương tiện đang di chuyển. Đồng thời, đây cũng là cơ sở pháp lý trong những trường hợp tranh chấp tài sản. Cơ quan thẩm quyền sẽ căn cứ vào những thông tin có trên cà vẹt xe để xác định đâu là chủ nhân của xe.
Cà vẹt xe là căn cứ giúp lực lượng chức năng xác minh xe đang lưu thông có chính chủ hay không hoặc khi có tai nạn xảy ra, công an có thể dựa vào đó xác minh danh tính nạn nhân. Trong một số trường hợp xe bị mất cắp hoặc thông tin có thay đổi, cà vẹt sẽ giúp cơ quan chính quyền tìm kiếm và tìm ra đối tượng trộm cắp đang sử dụng xe.
Xem thêm: Hướng dẫn 2 cách check gốc xe máy nhanh chóng, đơn giản nhất
II. Cách nhận biết cà vẹt xe thật, giả chi tiết và dễ hiểu
Hiện nay cà vẹt xe được làm giả khá nhiều nhằm phục vụ cho những lợi ích không chính đáng. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đâu là cà vẹt thật, giả mà bạn có thể tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết | Cà vẹt thật | Cà vẹt giả |
Phôi và phù hiệu | Hoa văn trên phù hiệu và phôi đều được in rõ nét, chi tiết và dễ nhìn, nếu nhìn kỹ có thể thấy hoa văn ở phù hiệu sẽ hơi nổi lên. | Hoa văn trên cà vẹt giả được in sơ sài, chất lượng kém và màu nhạt. |
Thông tin trên cà vẹt | Nếu được in lần đầu, mọi thông tin trên cà vẹt đều được in laser, khoanh màu xanh lá và chữ liền nét. Nếu được in lại lần 2, mọi thông tin sẽ được khoanh vàng và in kim. |
Thông tin chỉ được in laser, không có chi tiết phụ kèm. |
Sợi kim tuyến | Phải quan sát thật kỹ mới thấy được trên cà vẹt thật có một sợi kim tuyến rất nhỏ. | Sợi kim tuyến được in thô, to và dễ dàng nhìn thấy. |
III. Không có cà vẹt xe bị phạt ra sao?
Cà vẹt xe là giấy tờ thông hành bắt buộc phải mang theo khi tham gia giao thông. Nếu không thể xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan chức năng, chủ phương tiện có thể phải nộp phải phạt theo đúng quy định của pháp luật.
1. Đối với trường hợp chủ xe mô tô và xe gắn máy
Với chủ xe gắn máy và mô tô khi không có cà vẹt xe sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng với những cá nhân không mang cà vẹt xe (theo Điểm b Khoản 2 Điều 21 của Nghị định 100).
- Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng với một trong những lỗi như không có cà vẹt, sử dụng cà vẹt đã hết hạn, sử dụng cà vẹt đã bị tẩy xóa hoặc cà vẹt không được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền (theo Điểm M Khoản 31 Điều 2 của Nghị định 123).
- Trong trường hợp không chứng minh được nguồn gốc của xe, người sử dụng có thể bị tịch thu phương tiện (theo Điểm đ Khoản 4 Điều 17 của Nghị định 100).
2. Đối với trường hợp chủ xe ô tô
Với phương tiện ô tô, mức phạt sẽ cao hơn so với xe máy nếu không có cà vẹt xe theo quy định:
- Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng trong trường hợp tham gia giao thông không mang theo cà vẹt (theo Khoản 9 Điều 2 của Nghị định 123).
- Phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng với trường hợp không có cà vẹt xe theo đúng quy định hoặc sử dụng cà vẹt hết hạn, chủ xe cũng sẽ bị tịch thu bằng lái xe từ 1 – 3 tháng (theo Khoản 9 Điều 2 của Nghị định 123).
- Phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng với những trường hợp sử dụng cà vẹt bị tẩy xóa, cà vẹt không được cấp bởi cơ quan thẩm quyền, cà vẹt không đúng số khung. Chủ sở hữu cũng bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (theo Khoản 9 Điều 2 của Nghị định 123).
- Nếu không chứng minh được nguồn gốc của phương tiện khi không có giấy tờ và giấy chứng nhận chuyển quyền sở hữu thì chủ xe cũng sẽ bị tịch thu phương tiện (theo Khoản 9 Điều 2 của Nghị định 123).
Xem thêm: Cách cà số khung số máy chính xác, dễ thực hiện nhất
IV. Thủ tục làm lại cà vẹt xe bị mất mới nhất
Trong trường hợp làm mất cà vẹt xe, bạn có thể đăng ký xin cấp lại cà vẹt mới tại cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh, thành phố nơi đang sinh sống. Quy định về việc cấp lại cà vẹt được nêu tại Khoản 1, 3 Điều 11 trong Mục B của Thông tư 58/2020 cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy đăng ký xe theo mẫu và điền đầy đủ thông tin như tên chủ xe, số khung xe, số máy,… sau đó xuất trình những giấy tờ sau:
- Đối với công dân Việt Nam: Cung cấp CCCD hoặc CMND.
- Đối với học sinh/sinh viên: Cung cấp thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên từ năm 2 và giấy giới thiệu của trường đang theo học.
- Đối với lực lượng vũ trang: Cung cấp giấy xác nhận của đơn vị hoặc giấy giới thiệu của đơn vị cùng giấy chứng minh quân đội, công an (nếu có).
- Đối với người Việt đang sống tại nước ngoài: Cung cấp giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc sổ tạm trú/hộ chiếu còn hạn/sổ hộ khẩu.
Lưu ý cần chuẩn bị thêm sổ hộ khẩu bản chính để tiện cho việc đối chiếu thông tin.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ phương tiện có thể đến nộp hồ sơ đã kê khai tại một trong những địa điểm sau:
- Đội cảnh sát giao thông trật tư – công an quận huyện hoặc thành phố.
- Phòng cảnh sát giao thông tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tại các điểm đăng ký xe của phòng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi cán bộ đã nhận hồ sơ được đối chiếu chính xác, giấy hẹn sẽ được cấp cho chủ phương tiện. Đúng ngày được ghi trên giấy, chủ phương tiện có thể đến để nhận lại hồ sơ đăng ký.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hoàn tất một số chi phí thủ tục như:
- Hồ sơ không kèm biển số thanh toán 30.000 đồng/lần/ xe, mức phí này áp dụng cho cả xe máy và ô tô.
- Hồ sơ kèm theo biển số thanh toán 50.000 đồng/lần/ xe, mức phí này áp dụng cho cả 3 khu vực I, II, III.
Thời gian kiểm tra và hoàn tất thủ tục đăng ký sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý nên đến làm hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần và tránh những ngày chủ nhật, lễ, tết.
Lời kết
Qua nội dung trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc cà vẹt xe là gì cũng như công dụng của loại giấy tờ này. Truy cập Muaban.net để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về việc làm, phong thủy và nhà đất.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu giấy ủy quyền xe máy mới nhất và những thông tin cần lưu ý
- Giấy tờ xe máy gồm những gì? Và mức phạt khi thiếu giấy tờ xe
- Trọn bộ đề lý thuyết thi bằng lái xe máy năm 2024 (File PDF)