Monday, April 29, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmBusiness model canvas là gì? Khái niệm và cách triển khai

Business model canvas là gì? Khái niệm và cách triển khai

Bạn là nhà kinh doanh và đang thắc mắc mô hình Business Model Canvas là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình Canvas này là gì? Có những nhân tố nào tạo nên mô hình Business Model Canvas?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên. Từ đó áp dụng những lợi thế của mô hình kinh doanh Canvas vào doanh nghiệp của mình.

Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas là gì?
Business Model Canvas là gì?

Business Model Canvas là gì? Nó được viết tắt là BMC là công cụ bán hàng do Alexander Osterwalder và Yves Pigeur thiết kế. Ra đời vào năm 2008, mô hình này ngày càng được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp trên thế giới. Không chỉ có công ty hoạt động lâu dài mà các doanh nghiệp mới thành lập cũng đều có thể sử dụng Business Model Canvas.

Hai nhà nghiên cứu đã mô tả mô hình kinh doanh Canvas gồm 9 nhân tố. Tạo thành tổ chức công ty và hỗ trợ liên kết, hợp nhất hoạt động bán hàng. 

Bằng cách minh họa các chiến lược bán hàng bằng cách nhìn trực quan nhất. Business Model Canvas trở thành công cụ hữu ích và được nhiều người lựa chọn.

Xem thêm bài viết:

Marketing Executive là gì? Các kỹ năng cần có để trở thành Marketing Executive?

Ưu và nhược điểm của mô hình

Ưu và nhược điểm của mô hình
Ưu và nhược điểm của mô hình

Sau khi nắm được Business Model Canvas là gì. Chúng ta hãy cùng phân tích những ưu, nhược điểm của mô hình kinh doanh Canvas này.

Ưu điểm chính

Hầu hết các nhà kinh doanh áp dụng đúng mô hình BMC đều đạt hiệu quả rất cao. Đó là lý do mà mô hình này được sử dụng rộng rãi. Sau đây là 3 ưu điểm chính của mô hình Business Model Canvas.

Thứ nhất là tính tập trung: Thay vì nghiên cứu các chiến lược kinh doanh dày cộm. Mô hình này giúp tập trung vào mục tiêu và nội dung phát triển doanh nghiệp. Khi đó chủ doanh nghiệp nhanh chóng đạt được hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Tiếp đến là tính linh hoạt: Mô hình này cho phép bạn liệt kê các nội dung trên một trang giấy. Bạn có thể chỉnh sửa, thay đổi và thử nghiệm  một cách dễ dàng.

Cuối cùng là tính rõ ràng: Nội dung ngắn gọn, chắt lọc trong một trang giấy. Nên đồng nghiệp của bạn sẽ dễ dàng đọc kế hoạch kinh doanh và tốn ít thời gian để hiểu chúng. Họ cũng tiếp nhận tầm nhìn và chiến lược của bạn để triển khai một cách chính xác.

Ưu điểm chính
Ưu điểm chính

Nhược điểm chính

Mặc dù không thể phủ nhận những ưu điểm và tính hiệu quả của mô hình BMC. Nhưng mô hình này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:

Business Model Canvas không thật sự phù hợp với các công ty non trẻ. Tức là những doanh nghiệp mới phát triển với quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh Canvas đưa ra các giả định rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên các giả định này không được xác minh một cách rõ ràng. 

Không chỉ vậy Business Model Canvas tập trung giúp doanh nghiệp đạt đến mục tiêu cuối cùng. Nhưng lại không đưa ra chiến lược cụ thể để đạt đến mục tiêu cuối cùng đó. Điều này dẫn đến một vài sự mông lung, mơ hồ trong giai đoạn tiếp nhận thông tin.

Thông tin trên đây giúp bạn nắm được khái niệm Business Model Canvas là gì? Có những ưu điểm, nhược điểm chính nào trước khi đưa ra quyết định sử dụng? Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào 9 nhân tố để tạo thành một mô hình Canvas hiệu quả.

Nhược điểm chính
Nhược điểm chính

Xem thêm bài viết:

Mô hình aida là gì? Các yếu tố và cách áp dụng mô hình

9 nhân tố tạo nên mô hình kinh doanh canvas hiệu quả

Customer Segment (CS) – Phân khúc khách hàng

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng là khách hàng tiềm năng của công ty bạn. Khi đó, yếu tố phân khúc khách hàng giúp bạn xác định tổ chức, cá nhân không giống nhau mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

  • Nhóm đối tượng nào là người mua hàng quan trọng nhất?
  • Phân khúc khách hàng nào mà công ty bạn muốn tạo giá trị?

Các nhóm khách hàng khác nhau bao gồm:

  • Mass market- Thị trường đại chúng: chưa được phân loại vào đâu
  • Niche market – Thị trường ngách: Phân loại dựa trên đặc điểm riêng và mong muốn chuyên biệt của khách hàng.
  • Diversify – Thị trường đa dạng hóa: Cùng một lúc phục vụ các phân khúc khác nhau. Nhóm khách hàng này đa dạng về đặc điểm, mong muốn, nhu cầu…
  • Multi – sided market – Thị trường hỗn hợp: Các khách hàng tiềm năng khác nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân. Nhưng hỗ trợ các công ty chấp nhận và sử dụng loại thẻ tín dụng đó.
Nhân tố tạo nên mô hình kinh doanh canvas
Nhân tố tạo nên mô hình kinh doanh canvas

Value Propositions (VP) – Mục tiêu giá trị

Mục tiêu giá trị trong mô hình Business Model Canvas là gì? Đó là mô tả lại giá trị của sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp tạo ra dựa trên nhu cầu hay vấn đề nào của khách hàng. Nghĩa là doanh nghiệp cần cung cấp giá trị mà khách hàng cần. Làm được điều này, bạn sẽ giải thích được lý do vì sao khách hàng chọn bạn mà không phải đối thủ.

Channels (CH) – Các kênh truyền thông

Điều này mô tả cụ thể cách thức mà công ty tiếp cận và giao thiệp với khách hàng. Trực tiếp và gián tiếp là hai kênh truyền thông cơ bản được sử dụng nhiều. Một doanh nghiệp có thể tiếp cận bằng một trong hai hoặc đồng thời cả hai kênh trên.

  • Kênh phân phối trực tiếp: Mở cửa hàng, showroom. Hay tạo gian hàng trên mạng (shopee, lazada…). Và cả đội bán hàng trực tiếp (ví dụ người bán bảo hiểm thường đi tới công ty, trường học để tư vấn và bán trực tiếp)
  • Kênh phân phối gián tiếp: Thông qua cửa hàng trung gian, đại lấp cấp 1, 2, 3…

Để tạo mô hình BMC hiệu quả, bạn phải xác định được kênh thông tin nào mà khách hàng muốn tiếp cận? Và kênh thông tin nào đem lại hiệu quả cao nhất?

Customer Relationships (CR) – Quan hệ khách hàng

Facebook sử dụng Business Model Canvas
Facebook sử dụng mô hình Business Model Canvas

Quan hệ khách hàng trong mô hình kinh doanh Business Model Canvas là gì? Là mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với nhóm khách hàng. Tùy thuộc vào từng sản phẩm/dịch vụ và từng đối tượng khách hàng sẽ thiết lập quan hệ khác nhau. Nhìn chung sẽ có các quan hệ khách hàng sau:

  • Hỗ trợ cá nhân: Theo hình thức tương tác giữa sale và khách hàng. Có thể hỗ trợ tư vấn sản phẩm; giải đáp thắc mắc trực tiếp; hướng dẫn đặt hàng…
  • Giúp đỡ cá nhân chuyên nghiệp: Bộ phận sales hoặc chăm sóc khách hàng hỗ trợ khách hàng VIP. Nhằm giải đáp thắc mắc, giải quyết các mong muốn của nhóm khách hàng đáng chú ý.
  • Tự phục vụ: Người bán hàng để khách hàng tự phục vụ một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Dịch vụ tự động: Gần giống với tự phục vụ. Nhưng được cá nhân hóa nhiều hơn vì có thể xác định được sở thích, thông tin từ dữ liệu có trước.
  • Cộng đồng: Tạo ra một nhóm nhiều đối tượng (cộng đồng) có thể tương tác trực tiếp giữa người bán hàng và khách hàng.
  • Đồng sáng tạo: Ví dụ đặt hàng theo yêu cầu, thiết kế của khách hàng…

Revenue Streams (RS) – Dòng doanh thu

Là tổng doanh thu, lượng tiền mặt thu được từ đối tượng khách hàng. Doanh thu là yếu tố quan trọng nhất trong mô hình Business Model Canvas.

Key Resources (KR) – Nguồn lực chính

Nguồn lực chính được mô tả trong Business Model Canvas là gì? Nó mô tả những tài nguyên quan trọng để vận hành được mô hình kinh doanh. Nguồn lực chính bao gồm con người, trí tuệ, thể chất, tài chính…

Trong đó bạn cần xác định nguồn lực nào mang lại giá trị cho công ty? Tài nguyên nào dùng để phục vụ trong quá trình kết nối với khách hàng, tạo ra dòng doanh thu.

Key Activities (KA) – Hoạt động chính

Để vận hành mô hình kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần làm những công việc gì? Đó là hoạch định chiến lược, phát triển, sản xuất. Hay thiết lập kênh truyền thông, phân phối  và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Thậm chí là duy trì quan hệ với khách hàng cũng thuộc các hoạt động chính cần quan tâm.

Uber sử dụng mô hình Business Model Canvas
Uber sử dụng mô hình Business Model Canvas

Key Partnership (KP) – Đối tác chính

Yếu tố đối tác chính trong mô hình kinh doanh Business Model Canvas là gì? Nói một cách dễ hiệu đây là đối tác, nhà cung cấp nguồn lực quan trọng. Góp phần thúc đẩy sự phát triển và duy trì tốt mô hình kinh doanh. Trên thị trường hiện nay có 4 loại đối tác chính:

  • Đối tác chiến lược giữa các doanh nghiệp hỗ trợ nhau
  • Đối tác chiến lược giữa các công ty đối thủ của nhau
  • Đối tác cùng góp vốn đầu tư để tạo ra công việc kinh doanh
  • Đối tác mua bán để đảm bảo đầu vào cho doanh nghiệp.

Cost Structure (CS) – Cơ cấu chi phí

Cơ cấu chi phí trong Business Model Canvas là gì? Yếu tố này mô tả các chi phí cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp mà sẽ có cơ cấu chi phí khác nhau. Ví dụ sẽ có doanh nghiệp chú trọng xây dựng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ của mình (khách sạn, nhà hàng 5 sao). Hay một số doanh nghiệp khác lại tập trung vào giá cả cho khách hàng (vé máy bay Jetstar…)

Ứng tuyển ngay các vị trí nhân viên kinh doanh được đăng tin tại Muaban.net:

Một vài ví dụ các doanh nghiệp sử dụng Business Model Canvas

Ứng dụng khi Nike sử dụng mô hình business model canvas là gì?
Ứng dụng khi Nike sử dụng mô hình business model canvas là gì?

Business Model Canvas là gì, đây là mô hình bán hàng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Điển hình là các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng đều thành công nhờ sử dụng BMC. NIKE, BMW, Facebook, Apple, Uber… đạt được doanh thu khủng và lớn mạnh không ngừng. Sau đây là một ví dụ thực tế về ứng dụng của MBC thành công.

Nhắc tới thành công của Apple thì không thể bỏ qua sản phẩm iPod. Không chỉ giúp Apple trở lại cuộc cạnh tranh với hãng công nghệ lớn trên thế giới. Mà iPod còn đóng vai trò không nhỏ cho sự thành công của dòng iPhone sau này.

BMW sử dụng mô hình Business Model Canvas
BMW sử dụng mô hình Business Model Canvas

Cùng với iTunes, Apple trở thành nền công nghiệp âm nhạc trên tai. Vì đã tích hợp ứng dụng, thiết bị và cửa hàng online mang tới khách hàng những trải nghiệm mới lạ.

Mô hình kinh doanh Business Model Canvas mang lại cho Apple những thành công trên. Mặc dù Apple không phải là doanh nghiệp đi đầu trong thị trường âm nhạc mp3 này. Canvas đã tận dụng thành quả đặc trưng của Apple qua các ứng dụng. Đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp nhạc. Sau đó tiến hành bán nhạc thông qua cửa hàng tiện ích của mình.

Apple sử dụng Business Model Canvas
Apple sử dụng Business Model Canvas

Bài viết trên đây đã giúp bạn làm rõ khái niệm Business Model Canvas là gì. Những ưu, nhược điểm và các yếu tố tạo nên thành công của mô hình kinh doanh này. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và phát triển dài hạn. Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ ngay cho Muaban.net để nhận được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhé.

Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. tại Mua Bán. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.

Xem thêm bài viết: 

SWOT là gì? Cách phân tích SWOT đúng cách, nhanh chóng, dễ dàng

Expert là gì? Những vai trò và khả năng tuyệt vời của expert

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ