Business Development là gì? Vị trí này thực hiện nhiệm vụ gì trong hệ thống nhân sự của doanh nghiệp là câu hỏi của rất nhiều người. Business Development chính là mắt xích đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, với nhiệm vụ cầu nối liên kết hai bộ phận Marketing và Sales. Vậy cụ thể công việc của một nhân viên Business Development là gì? Có những yêu cầu gì khi theo đuổi vị trí này? Thu nhập cũng như cơ hội thăng tiến của ngành nghề này ra sao? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu về công việc này qua bài viết sau.
Khái niệm Business Development
Business Development là gì?
Business development là gì? Đây là công việc liên quan đến cả hai mảng Sales và Marketing với nhiệm vụ phát triển kinh doanh. Công việc chính của các nhân viên khi đảm nhận vị trí này chính là tạo dựng các mối quan hệ dài hạn giữa các đối tác khách hàng. Bên cạnh đó thực hiện xây dựng và đưa ra chiến lược phát triển các mối quan hệ lâu dài nằm trong định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Vị trí Business Development tại các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và được trả một mức lương tương đối cao.
Mục đích của Business Development là gì? Chính là phát triển chiến lược kinh doanh của công ty dựa trên các ý tưởng khả thi và phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp định hướng để mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên đảm nhận vị trí Business Development có nhiệm vụ thuyết phục các khách hàng tìm hiểu, dùng thử và mua các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Với việc đưa ra những sự tư vấn tốt nhất dành cho khách hàng, nhân viên Business Development có vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sales Executive là gì? Mô tả công việc cụ thể và mức lương bất ngờ của 1 Sale Executive
Business Development Executive là gì?
Business Development Executive là nhân viên phát triển kinh doanh, đóng góp phần quan trọng vào nguồn doanh thu và lợi nhuận chính cho công ty. Nhân sự làm ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vị trí này thuộc bộ phận kinh doanh của công ty. Vị trí này không chỉ chịu trách nhiệm phát triển doanh số cũng như lợi nhuận mà còn phải liên tục tìm kiếm nguồn cung ứng khách hàng mới. Business Development Executive chính là người đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và sản phẩm/dịch vụ.
Business Development Manager là gì?
Business Development Manager là vị trí giám đốc hay quản lý phát triển kinh doanh. Về vị trí trong tổ chức nhân sự, một Business Development Manager sẽ là cầu nối giữa các nhân viên kinh doanh và ban lãnh đạo. Vai trò quan trọng nhất của Business Development Manager chính là quản lý cũng như tổ chức đội ngũ kinh doanh bán hàng sao cho hiệu quả. Một giám đốc phát triển kinh doanh cần phải nắm bắt và triển khai những phương pháp cụ thể trong công việc để nâng cao hiệu quả bán hàng của nhân viên kinh doanh cũng như phát huy tối đa năng lực của họ trong công việc.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sales Manager là gì? Một Sales Manager giỏi cần có những kỹ năng nào?
Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Business Development Manager cũng rất quan trọng. Họ phải xây dựng được một đội ngũ bán hàng hoạt động hiệu quả vì tập thể này quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Ở vị trí quản lý, trách nhiệm cũng như yêu cầu của Business Development cũng sẽ cao hơn đi cùng với đó là mức thu nhập rất hấp dẫn.
Công việc Business Development Executive
Nhiệm vụ của Business Development Executive
Nhiệm vụ chính của chuyên viên Business Development là gì? Business Development Executive là người đóng vai trò trung gian giữa khách hàng với các sản phẩm hay dịch vụ. Nhờ có Business Development Executive mà doanh nghiệp mới đưa ra được các chiến lược thích hợp để tăng doanh thu. Nhìn chung, công việc của Business Development Executive sẽ thiên về mở rộng thị trường cũng như nâng cao chiến lược bán hàng và kết nối các đối tác.
Công việc chính của Business Development Executive bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường sản phẩm, dịch vụ để kết nối với khách hàng tiềm năng
- Nghiên cứu các xu hướng tiêu dùng, sử dụng dịch vụ hiện hành để tránh kinh doanh lỗi thời
- Nghiên cứu đối thủ trong ngành để đưa ra được các chiến lược mang tính cạnh tranh cao.
Cụ thể các công việc của Business Development là gì?
- Thực hiện việc sàng lọc data khách hàng để nghiên cứu và tiến tới mở rộng thị trường mục tiêu
- Liên lạc với khách hàng cũng như các bên đối tác về các vấn đề liên quan đến kinh doanh
- Làm việc với các phòng, ban khác trong doanh nghiệp để phát triển sản phẩm/dịch phù hợp nhu cầu của khách hàng hiện tại
- Tranh thủ thời cơ và nắm bắt xu hướng để phân khúc thị trường tiêu thụ cho hợp lý
- Báo cáo về tiến độ cũng như kết quả công việc lên các cấp trên
- Sửa đổi và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp theo chỉ đạo từ cấp trên
- Lọc phản hồi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm dịch vụ để đánh giá lại về sản phẩm/dịch vụ
- Duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với đối tác
>>> Xem thêm: Digital Marketing Là Gì? 3 Kỹ Năng Cần Có Của Digital Marketer
Business Development Executive yêu cầu những gì?
Yêu cầu chuyên môn
Ứng viên ngành Business Development Executive thường xuất phát từ các trường lớp đào tạo chuyên môn phù hợp. Công việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn tốt để giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số. Để trở thành Business Development Executive, bạn cần sở hữu:
- Bằng cấp Cao đẳng/Đại học đào tạo các ngành liên quan đến kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh
- Kinh nghiệm ít nhất 6 tháng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh
- Chứng chỉ chuyên môn liên quan hoặc bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ
Yêu cầu kĩ năng
- Kỹ năng tự tin giao tiếp
- Tầm nhìn với phán đoán logic, trực quan
- Biết xác định được trọng tâm vấn đề để có thể tập trung vào mục tiêu lớn nhất
- Có thể sử dụng các phần mềm CRM, tin học văn phòng thành thạo
- Kỷ luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, đúng giờ giấc
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Nên thành thạo sử dụng ít nhất 1 ngoại ngữ
- Khả năng tìm kiếm, cũng như tự nghiên cứu khoa học và logic
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc
Mục tiêu chung của vị trí nhân viên phát triển kinh doanh chính là đưa ra các chiến lược tối ưu nhất để phục vụ việc bán hàng đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy người lao động cần tập trung phát triển các kỹ năng cốt lõi ở trên cùng với đó là không ngừng trau dồi để hoàn thiện bản thân phát triển toàn diện.
Tham khảo tin đăng dưới đây để có thêm cơ hội việc làm
Mức lương của chuyên viên phát triển kinh doanh
Vị trí Business Development Executive thường có thu nhập tương đối cao. Mức lương trung bình cho vị trí này từ 10 – 20 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập hấp dẫn này, nghề Business Development Executive thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, để có mức thu nhập cao thì cần phải chú ý đến những mục tiêu KPI sau:
- KPI của riêng phòng, ban.
- Số khách hàng được kết nối.
- Số lượng hợp đồng mua bán.
- Số lượng cold calls (các cuộc gọi ngẫu nhiên) theo tháng.
- Mức độ phản hồi của khách hàng.
Bên cạnh đó, tùy từng quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh mà thu nhập của Business Development Executive cũng có sự thay đổi. Làm việc ở những đơn vị lớn, chế độ đãi ngộ tốt, công việc kinh doanh hiệu quả sẽ mang đến cho bạn một nguồn thu nhập hấp dẫn.
Công việc Business Development Manager
Vai trò của Business Development manager đối với doanh nghiệp
Công việc của Business Development Manager (BDM) đảm nhận khá nhiều do là nhân sự cấp cao. Tùy vào quy mô tổ chức của các doanh nghiệp mà khối lượng công việc của BDM cũng sẽ có những sự thay đổi. Về cơ bản, những công việc chính của giám đốc Business Development là gì? Dưới đây là một số công việc người đảm nhận vị trí này cần đảm bảo:
- Quản lý, huấn luyện hiệu quả đội ngũ nhân viên kinh doanh, ra các quyết định tuyển dụng nhân viên kinh doanh để xây dựng hệ thống.
- Kiểm tra và xét duyệt kế hoạch công việc của các phòng ban kinh doanh.
- Thiết lập, đưa ra mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh để đảm bảo tăng trưởng định kỳ, góp phần tăng doanh thu.
- Nghiên cứu, khai thác và tìm kiếm mở rộng thị trường.
- Thiết lập các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng cũng như các đối tác kinh doanh,…
- Thực hiện các công việc có liên quan đến giấy tờ kinh doanh như kí kết hợp đồng kinh doanh, xử lý hóa đơn, chứng từ kinh doanh, thực hiện báo cáo doanh thu – lợi nhuận,…
- Nghiên cứu, phát triển để xây dựng các kế hoạch, dự án kinh doanh mới, từ đó giúp mở rộng quy mô kinh doanh của tổ chức.
- Tiến hành dự báo cũng như phân tích hiệu suất bán hàng và trình báo cáo cho quản lý cấp cao.
Yêu cầu của Business Development Manager
Để ứng tuyển vào vị trí Business Development Manager, ứng viên cần phải đảm bảo có thể đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng như năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Cụ thể:
Yêu cầu về chuyên môn
- Tốt nghiệp đại học trở lên ở các chuyên ngành như: Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành học có liên quan khác.
- Đã có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm làm việc ở các vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, quản lý kinh doanh hoặc những vị trí việc làm tương đương.
- Có nền tảng kiến thức cùng khả năng nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng và khách hàng.
- Hiểu biết và sử dụng thành thạo tin học văn phòng, CRM
Yêu cầu về kỹ năng
Là nhân sự cấp cao Business Development Manager, bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản sau đây:
- Kỹ năng giao tiếp là kĩ năng rất quan trọng. Kĩ năng giao tiếp giúp Business Development Manager tham gia đàm phán với các đối tác, triển khai những ý tưởng, chiến lược kinh doanh đến cấp dưới và các phòng ban khác. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt chính là một yếu tố cần thiết hàng đầu đối với BDM.
- Trong quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh, sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh từ khách hàng và đối tác. Nhiệm vụ của BDM là nhìn nhận ra vấn đề nhanh chóng và kịp thời giải quyết, xử lý phù hợp. Vì vậy kĩ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhạy bén cũng là một yêu cầu.
- Làm việc ở bộ phận phát triển kinh doanh, bạn phải có kỹ năng nắm bắt xu thế thị trường để mở rộng, phát triển thị trường, đưa vào chiến lược kinh doanh những xu thế mới. Ngoài ra, BDM cũng cần có khả năng phân tích insight khách hàng. Đây được xem là một kỹ năng rất cần thiết đối với Business Development Manager.
Mức thu nhập “khủng” của Business Development Manager
Thu nhập của vị trí Business Development Manager hiện nay tối thiểu từ 20 triệu đồng/tháng và lên đến 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, các khoản thưởng doanh thu, hoa hồng cũng rất hấp dẫn nếu bạn đảm nhiệm vị trí này. Với những yêu cầu gắt gao về kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thì đây là mức thu nhập xứng đáng.
Phân biệt giữa Sale và Business Development
Sau khi tìm hiểu về Business Development là gì, hẳn sẽ có nhiều bạn nhận thấy sự tương đồng giữa công việc Sale và Business Development. Vậy khác biệt giữa Sale và Business Development là gì?
Có rất nhiều nhầm lẫn về chức năng của Sales và Business Development. Đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau và có sự phân biệt rõ ràng về nhiệm vụ mà hai vị trí này đảm nhận. Cụ thể:
Khác nhau về tính chất công việc
Công việc của Business Development là gì?
Business Development tiếp cận thị trường với mong muốn phát hiện ra những vấn đề có thể được giải quyết bằng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tạo nhận thức với những khách hàng tiềm năng để mang đến những giải pháp phù hợp có thể giải quyết các vấn đề. Sau khi thiết lập doanh số bán hàng, Business Development sẽ tương tác với bộ phận khác để điều chỉnh thông điệp tiếp thị đến thị trường.
Vậy vai trò của Business Development là gì với quá trình bán hàng? Business Development thực hiện tiếp cận người mua trong giai đoạn nhận thức và cân nhắc để đẩy mạnh tiếp thị . Còn Sales tập trung vào việc tiếp cận khách hàng tiềm năng đã ở giai đoạn quyết định và đưa ra các tư vấn khách hàng lựa chọn, sử dụng.
Công việc của Sales thiên về sản phẩm
Công việc của các nhân viên Sales sẽ thiên về các giao dịch với khách hàng. Thực hiện phụ trách các hoạt động trước và sau các giao dịch sản phẩm, dịch vụ với khách hàng. Kết quả công việc của Sales sẽ được đo lường ngay lập tức và thể hiện ngay trong thời gian ngắn hạn.
Mục tiêu công việc chính của Sale là bán sản phẩm và tăng doanh thu. Công việc chính của vị trí Sales là bán sản phẩm, dịch vụ và đạt được doanh số, từ đó thu về lợi nhuận cao nhất có thể cho doanh nghiệp.
Sales và Business Development đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa hay vị trí này sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược phát triển phù hợp. Đồng thời phối hợp hiệu quả chúng để xây dựng và mở rộng kinh doanh trên thị trường.
>>> Xem thêm: Học marketing ra làm gì? Top 6 việc làm nổi bật trong ngành
Trên đây là những thông tin cần thiết về Business Development — một nghề đang có sức hút vô cùng lớn trên thị trường việc làm. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn nắm được Business Development là gì cũng như những yêu cầu cần thiết để theo đuổi vị trí này. Đây là công việc yêu cầu nhiều kĩ năng cũng như chuyên môn cùng với đó là mức thu nhập rất hấp dẫn để người lao động theo đuổi. Đừng quên truy cập Muaban.net để cập các thông tin tìm việc làm ở đa dạng ngành nghề.