Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu và tỷ lệ phần trăm của các đối tượng. Đây là dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến trong giáo dục, đặc biệt đối với cấp THPT. Vậy, biểu đồ miền là gì? Cách vẽ biểu đồ miền như thế nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé
I. Tổng quát về biểu đồ miền
Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, tỷ lệ phát triển dành cho các đối tượng. Thông thường, hình dạng của biểu đồ là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Tùy theo sự tăng trưởng của các đối tượng khác nhau. Các đối tượng sẽ được phân chia bởi các miền nhất định.
Đối với mỗi loại biểu đồ, sẽ sử dụng cho những số liệu, mục đích khác nhau. Chính vì thế, việc xác định khi nào cần sử dụng biểu đồ miền là vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp cho bạn sử dụng đúng các biểu đồ, đảm bảo các tiêu chí. Dưới đây là những trường hợp cụ thể cần sử dụng biểu đồ miền:
- Khi cần thể hiện cơ cấu của tỷ lệ, sự thay đổi cơ cấu khác nhau của dân số, ngành nghề,…
- Thể hiện sự tăng trưởng, phát triển của hiện tượng, sự vật nhất định
- Số liệu đưa ra thì ít nhất phải ở 4 cột mốc
II. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền
Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện tích bởi toàn bộ biểu đồ là một hình chữ nhật hoặc hình vuông, được chia thành nhiều vùng khác nhau. Biểu đồ miền vừa thể hiện cấu trúc vừa thể hiện động thái phát triển của các đối tượng.
Dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền, bao gồm:
- Chứa các cụm từ như: cấu trúc, chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu
- Năm mốc: thường bằng hoặc lớn hơn 4 năm
- Nên chọn vẽ biểu đồ miền khi thông tin cho có nhiều năm, ít thành phần
III. Các dạng biểu đồ miền phổ biến hay gặp
Biểu đồ miền là dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu, tỷ lệ tăng trưởng của các đối tượng khác nhau. Theo đó, biểu đồ miền có 2 dạng phổ biến thường gặp sau:
- Dạng biểu đồ miền trùng nhau
- Biểu đồ miền trùng từ gốc tọa độ
Tham khảo thêm: Flowchart là gì? Hướng dẫn vẽ biểu đồ Flowchart hiệu quả nhất
IV. Cách vẽ biểu đồ miền đơn giản đúng nhất
Đây là dạng biểu đồ khá đơn giản, thường được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, làm cách nào để vẽ biểu đồ này sao cho đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây:
1. Cách vẽ biểu đồ miền trong địa lý
Để thực hiện vẽ biểu đồ miền trong địa lý thì bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Phân tích số liệu, tạo hệ tọa độ
Trước khi thực hiện các bước vẽ biểu đồ thì bạn cần đọc, phân tích và xử lý các số liệu cần thiết. Sau đó xác định các tỷ lệ và khuôn khổ giấy để có thể xây dựng hệ trục tọa độ chính xác nhất. Đối với bước này, cần lưu ý sắp xếp số liệu cho phù hợp theo đề bài nhé.
Bước 2: Vẽ biểu đồ miền
- Dựng hình chữ nhật có chiều cao hợp lý chiều cao (trục tung) = 2/3 chiều dài (trục hoành).
- Chia đều vị trí các số trên trục tung phải cách đều nhau (0, 10, 20,…100 hoặc 0, 20, 40,…,100).
- Năm đầu và năm cuối ứng với trục tung hai bên.
- Đối với trường hợp gồm nhiều vùng chồng lên nhau, ta vẽ lần lượt từng vùng theo thứ tự từ dưới lên trên. Cần lưu ý thứ tự của các miền để có ý nghĩa khi xem xét các tính chất trực quan và tính nghệ thuật của biểu đồ.
- Chiều cao của hình chữ nhật biểu thị đơn vị tính của đồ thị, chiều rộng biểu thị thời gian (năm).
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
Bước cuối cùng chính là hoàn thiện lại biểu đồ, bao gồm các điều sau:
- Đảm bảo ghi đầy đủ các số liệu của các miền
- Hoàn chỉnh về bảng chú thích, chú giải về các tên của miền
Lưu ý: Ngoài cách vẽ ở trên thì bạn cần chú ý những điều dưới đây
- Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối của sự thay đổi cơ cấu, vì vậy cần thiết lập hai trục trên một đại lượng nhất định để thể hiện giá trị
- Khoảng cách giữa các năm trên biểu đồ cần đảm bảo tỷ lệ và chính xác nhất
- Trong trường hợp yêu cầu thể hiện cơ cấu, sự thay đổi, chuyển dịch của cơ cấu thì bạn cần phải xử lý số liệu % trước khi vẽ.
Xem thêm: Cách lập thời gian biểu đơn giản, hợp lý đạt hiệu quả cao
2. Cách vẽ biểu đồ miền 2 đối tượng
Biểu đồ miền là dạng biểu đồ đơn giản. Tuy nhiên, làm sao vẽ một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là cách vẽ biểu đồ 2 đối tượng để bạn tham khảo:
- Xác định phạm vi khổ giấy, tỉ lệ phù hợp
- Xây dựng tỷ lệ đảm bảo chiều cao (trục tung) = ⅔ chiều dài (trục hoành)
- Đánh số theo chuẩn tỷ lệ và đảm bảo các số cách đều nhau. Cụ thể: 0, 20, 40, 60,… hoặc 0, 50, 100, 150,…
- Vẽ ranh giới giữa các miền, bao gồm vẽ các miền trên cùng trước sau đó nối các miền ở giữa sau
- Trong trường hợp yêu cầu thể hiện sự thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,… thì cần xử lý số liệu trước khi vẽ.
- Hoàn chỉnh biểu đồ bằng cách ghi chú thích, ghi tên biểu đồ
3. Cách vẽ biểu đồ miền trong Excel
Bên cạnh cách vẽ biểu đồ miền trên giấy thông thường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng Excel. Dưới đây là các bước để bạn có thể thực hiện theo:
✅Bước 1 | Hoàn thiện bảng dữ liệu biểu đồ, hoặc những số liệu cần thể hiện |
✅Bước 2 | Chọn Insert – Other Charts – All Chart Types |
✅Bước 3 | Tại hộp thoại Insert Chart, chọn Area và chọn dạng biểu đồ miền. Sau đó chọn OK để hoàn thiện biểu đồ |
4. Cách vẽ biểu đồ miền trong Word
Để vẽ biểu đồ miền một cách đơn giản, nhanh chóng nhất thì bạn có thể sử dụng Word. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
✅Bước 1 | Mở Word – Chọn Insert – Chọn Chart |
✅Bước 2 | Chọn Area – chọn dạng biểu đồ miền thích hợp |
✅Bước 3 | Điền số liệu vào dạng biểu đồ miền mà bạn đã chọn. sau đó có thể điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp |
Để vẽ biểu đồ miền trên Word và Excel, bạn cần phải có 1 chiếc laptop hoặc máy tính để thực hiện các thao tác trên hiệu quả hơn. Hãy tham khảo ngay các tin đăng về đồ điện tử trên Muaban.net: |
V. Cách giải thích và nhận xét biểu đồ miền
Ngoài việc vẽ biểu đồ thì giải thích, nhận xét cũng đóng vai trò quan trọng trong một bài biểu đồ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong số điểm của bài.
Bên cạnh đó, việc giải thích sẽ giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện về biểu đồ nhất. Dưới đây là cách giải thích và nhận xét để bạn có thể tham khảo:
- Nhận xét chung về bảng số liệu: Đây là một bước vô cùng quan trọng. Sau khi hoàn thiện thì bạn cần phân tích tổng thể về toàn bộ biểu đồ và xu hướng của các số liệu. Ví dụ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành marketing trong 5 năm gần đây. Theo biểu đồ có thể thấy, cơ cấu ngành có sự tăng trưởng mạnh.
- Tiến hành nhận xét hàng ngang: Cần đánh giá sự thay đổi của các số liệu theo thời gian, bao gồm các mốc thời gian và đối tượng tương ứng. Nhận xét về sự tăng giảm của các đối tượng trong cùng một thời điểm và so sánh các đối tượng khác nhau trong cùng một năm để nhận thấy sự thay đổi. Nhận xét thời gian tăng trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.
- Tiến hành nhận xét hàng dọc: Thể hiện mức độ xếp hạng của các giá trị thay đổi lần lượt theo các đường miền của biểu đồ.
- Nhận xét tổng kết: Cuối cùng là phần tổng kết lại toàn bộ số liệu của biểu đồ (sự tăng, giảm). Từ đó bạn sẽ đưa ra những lời nhận xét, giải thích về những sự thay đổi ảnh hưởng đến đối tượng.
Tham khảo thêm: Cách vẽ biểu đồ trong Excel đơn giản, chi tiết từ A-Z các dạng
VI. Cách tính phần trăm biểu đồ miền
Tính phần trăm trong biểu đồ miền là một trong những bước vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với những biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu. Để tính phần trăm biểu đồ miền thì bạn sẽ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
Tính % của x và y:
✅Tỷ số phần trăm của x | x = x / (x + y) * 100 (%) |
✅Tỷ số phần trăm của y | y = y / (x + y) * 100 (%) hoặc y = 100 – % x |
Ví dụ: Cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1995 là 697.6, năm 1997 là 902. Hoa kỳ năm 1995 là 6954.8, năm 1997 là 7834. Trong khi đó tổng GDP thế giới năm 1995 là 29357.4, còn năm 1997 là 29795.7.
✅Tỷ lệ cơ cấu GDP của Trung Quốc năm 1995 là | 697.6 / 29357.4 * 100 (%) = 2.4 |
✅Năm 1997 là | 902 / 29357.4 *100 (%) = 3.0 |
✅Tỷ lệ GDP của Hoa Kỳ năm 1995 là | 6954.8 / 29357.4 * 100 (%) = 23.7 |
✅Năm 1997 là | 7834 / 29357.4 * 100 (%) = 26.3 |
VII. Cách đặt tên biểu đồ miền
Ngoài những bước vẽ và tính tỷ lệ của biểu đồ thì việc đặt tên biểu đồ cũng vô cùng quan trọng bởi chiếm khoảng 0.5đ trong một bài 3 điểm.
Đối với cách đặt tên cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần dựa theo yêu cầu của đề bài để đặt tên. Ví dụ đề bài yêu cầu thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc, Hoa Kì so với thế giới giai đoạn 1995 và 2005 thì tên biểu đồ sẽ là “ Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc, Hoa Kỳ so với thế giới giai đoạn 1995 – 2005”.
VIII. Một số lỗi các bạn thường mắc phải khi vẽ biểu đồ miền
Biểu đồ miền là một dạng biểu đồ phổ biến, được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mặc dù khá đơn giản, nhưng nếu không hiểu rõ về cách vẽ thì sẽ khiến cho bạn dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Dưới đây là một số lỗi bạn thường mắc phải mà cần lưu ý:
✅ 1 | Chia sai khoảng cách, tỷ lệ ở các trục hoành và tung. Điều này sẽ khiến cho biểu đồ sẽ bị thay đổi, không đúng |
✅ 2 | Thiếu số 0 ở trục gốc tọa độ hoặc số liệu trên các trục |
✅ 3 | Không bổ sung đầy đủ chú thích, lấy đầy các hình khoảng trống trên biểu đồ |
✅ 4 | Vẽ thiếu đơn vị, hoặc chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng của biểu đồ |
IX. Một số bài tập minh họa về biểu đồ miền
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU VÙNG LÚA PHÂN BỐ THEO MÙA CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2005 – 2016 (Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2016?
b) Nhận xét và giải thích.
Hướng dẫn trả lời
a) Vẽ biểu đồ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
b) Nhận xét và giải thích
* Bình luận
Nhìn chung diện tích lúa phân chia theo thời vụ ở nước ta có sự thay đổi.
Năm 2016, lúa đông xuân chiếm tỷ trọng lớn nhất (39,6%), tiếp đến là lúa thu đông (36,0%) và chiếm tỷ trọng lá đông thấp nhất (24,4%).
Cơ cấu diện tích các loại lúa có sự thay đổi:
- Lúa Đông Xuân giảm nhẹ (-0,5%) nhưng không ổn định (2005 – 2010 và 2013 – 2016 tăng; 2010 – 2013 giảm).
- Lúa hè thu và thu đông liên tục tăng qua các năm và tăng 3,9%.
- Lúa mùa giảm liên tục qua các năm và đã giảm 3,4%.
* Giải thích
Diện tích lúa thu đông tăng là do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ thu hoạch và nhiều giống mới được khảo nghiệm cho năng suất cao.
Diện tích lúa đông xuân và lúa đông xuân giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất (trồng cây khác có năng suất cao hơn), ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (nguồn nước, khí hậu…). …).
Tham khảo thêm: Mũi tên 456 trong thần số học Pitago: Ý chí hay uất hận?
Bài tập 2 : Cho bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: Nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê )
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2017?
b) Nhận xét sự thay đổi từ biểu đồ đã vẽ và giải thích?
Hướng dẫn trả lời
a) Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu
Công thức: Tỉ trọng từng loại hàng = Khối lượng loại hàng / Tổng số hàng x 100%.
Áp dụng công thức trên, tính được bảng số liệu sau đây:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA (Đơn vị: %)
(Nguồn : Tổng cục thống kê )
* Vẽ biểu đồ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN PHÂN THEO LOẠI HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
b) Nhận xét biểu đồ và giải thích
* Bình luận
- Cơ cấu khối lượng vận tải theo loại hàng hóa có thay đổi nhưng không đáng kể.
- Thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỷ trọng hàng nhập khẩu.
- Tỷ trọng xuất khẩu tăng nhẹ (0,3%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 giảm; 2013 – 2015 tăng). Tỷ trọng hàng nhập khẩu giảm liên tục qua các năm và giảm 3,8%.
- Tỷ trọng hàng gia dụng tăng nhẹ (3,5%) nhưng không ổn định (2010 – 2013 và 2015 -2017 tăng; 2013 – 2015 giảm).
- Khối lượng vận chuyển theo loại hàng hóa liên tục tăng: hàng xuất khẩu tăng 6.200 nghìn tấn, hàng nhập khẩu tăng 8.563 nghìn tấn, hàng nội địa tăng 9.581 nghìn tấn.
- Hàng sản xuất trong nước tăng nhanh nhất (234,0%), tiếp đến là hàng xuất khẩu (213,5%) và tăng chậm nhất là hàng nhập khẩu (192,1%).
* Giải thích
- Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách khuyến khích xuất khẩu nên tỷ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu tăng nhanh.
- Tuy vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng do lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với 2 loại hàng trên theo tỉ trọng giảm dần
⇒ Xu hướng phù hợp với quá trình CNH, hạn chế nhập khẩu, chủ động nền sản xuất của đất nước phẩm, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Nguồn tham khảo Internet
Lời kết
Trên đây Mua Bán đã cung cấp cho bạn cách cách vẽ biểu đồ miền, cùng những thông tin cần biết về biểu đồ miền. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn trong quá trình tìm hiểu và sử dụng loại biểu đồ đúng nhất. Ngoài ra, đừng quên truy cập ngay Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất về nhà đất, việc làm… tại TP.HCM và Hà Nội nhé!
Xem thêm:
- Timeline là gì? Cách làm timeline để theo dõi công việc một cách hiệu quả
- Gantt Chart là gì? Cách vẽ sơ đồ Gantt hoàn chỉnh