Bầu trợ lực chân không đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ thống phanh ô tô. Bộ phần này giúp tối ưu trải nghiệm lái cũng như giúp việc phanh xe trở nên mượt mà, hiệu quả, an toàn hơn. Thế nên bạn cần phải bảo dưỡng linh kiện này thường xuyên để có trải nghiệm lái “sướng”, lại an toàn hơn. Vậy khi nào cần bảo dưỡng bầu trợ lực? Cách bảo dưỡng thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ được bật mí ngay dưới đây.
Bầu trợ lực chân không là gì?
Bầu trợ lực chân không hay còn gọi là bầu trợ lực phanh hoặc bầu trợ lực. Bộ phận này giúp khuếch đại lực đạp chân phanh hỗ trợ thắng ô tô hiệu quả hơn. Nhờ có bầu trợ lực mà việc phanh xe hơi sẽ nhẹ nhàng, dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn sẽ không phải tốn quá nhiều sức để đạp phanh như những đời xe thế hệ cũ trước đây.
Xem thêm các loại ô tô cũ đang được rao bán tại đây:
Cấu tạo, vị trí lắp đặt và nguyên tắc hoạt động của bầu trợ lực chân không
Các linh kiện xe ô tô có thể bị hao tổn theo thời gian. Thế nên việc hệ thống phanh xe (bao gồm cả bầu trợ lực chân không) rất khó tránh khỏi. Bạn cần phải bảo dưỡng xe định kỳ. Và để làm được việc này thì mọi người nên nắm rõ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. Chi tiết sẽ được bật mí dưới đây:
Cấu tạo
Hầu hết các bầu trợ lực chân không của các xe ô tô thế hệ mới đều có cấu tạo tương tư nhau. Một bầu trợ lực sẽ được cấu thành bởi những linh kiện sau:
- Cần điều khiển van.
- Van điều khiển.
- Buồng áp suất biến đổi.
- Buồng áp suất không đổi.
- Lò xo màng.
- Piston trợ lực.
- Thanh điều khiển van không khí.
- Cần đẩy.
- Thân bộ trợ lực.
- Màng ngăn.
- Thân van.
- Đĩa phản lực.
- Bộ lọc khí.
- Phớt thân bộ trợ lực.
- Van một chiều.
Ngoài những bộ phận cơ bản kể trên, ở một số dòng sản phẩm phanh trợ lực cao cấp sẽ có thêm những linh kiện khác. Tuy nhiên, khi bảo dưỡng thì bạn chỉ cần quan tâm đến nhưng chi tiết kể trên.
Vị trí lắp đặt của bầu trợ lực chân không
Bầu trợ lực chân không sẽ nằm ở giữa bàn đạp phanh và xy lanh tổng phanh. Việc này nhằm giảm bớt phản lực của bàn đạp phanh mỗi khi sử dụng, từ đó có thể giúp người lái sử dụng phanh một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.
Nguyên tắc hoạt động
Một bầu trợ lực chân không sẽ hoạt động bằng cách sử dụng sự chênh lệch giữa áp suất khí quyển và chân không động cơ. Để hiểu hơn về nguyên tắc hoạt động của bầu trợ lực phanh thì bạn hãy xem qua cách thức hoạt động ở từng trường hợp dưới đây:
Khi phanh không hoạt động
Khi phanh không hoạt động, van không khí sẽ kết nối cùng cần điều khiển van. Đồng thời, van không khí bị lò xo hồi kéo về phía bên phải. Còn van điều chỉnh sẽ bị lò xo kéo về phía bên trái. Nhờ vậy, không khí từ bên ngoài sẽ không thể lọt vào buồng biến đổi áp suất.
Khi này, van điều chỉnh sẽ tách rời với van chân không và tạo ra một lối thông khí cho lỗ A và B. Nhờ đó, bên trong buồng áp suất biến đổi và buồng áp suất không biến đổi luôn có chân không. Như vậy, lò xo màng sẽ chặn piston đẩy về phía bên phải.
>>> Xem thêm: Bộ thay lốp dự phòng ô tô đầy đủ gồm những gì?
Khi đạp phanh
Khi phanh được đạp, van điều khiến sẽ mở ra và tạo đường dẫn thông rãnh không khí nhờ vào tác động của lò xo hồi vị. Đồng thời, lò xo van điều chỉnh sẽ khiến van không khí sẽ được đẩy sang bên trái.
Những chuyển động từ các chi tiết trên sẽ khiến rãnh thông gió giữ buồng A và B đóng lại. Đồng thời, van không khí sẽ tiếp tục chuyển động sang trái khiến không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi. Khi này sẽ có sự chênh lệch áp suất giữ buồng áp suất biến đổi và không biến đổi. Thông quá đó giúp lực nén lò xo được khuếch đại và áp lực piston tăng lên hỗ trợ lực khiến việc đạp phanh xe nhẹ nhàng hơn.
Khi nhấn giữ phanh
Còn nếu bạn liên tục giữ phanh với lục đạp nhẹ thì cần điều khiển cùng van không khí sẽ không dịch chuyển hết sang bên trái. Thế nhưng piston vẫn được đẩy một phần sang trái. Nhờ đó, không khí từ bên ngoài sẽ không lọt vào buồng áp suất biến đổi. Như vậy, áp suất tại buồng áp suất trong buồng vẫn sẽ ổn định vì van điều khiển di chuyển sang trái và tiếp xúc. Khi này, sự chênh lệch áp suất giữa hai buồng áp suất biến đổi và không biến đổi vẫn ổn định và duy trì trợ lực phanh.
Phân loại bầu trợ lực phanh
Đối với các xe ô tô trên thị trường đều đang được sử dụng một trong hai loại bầu trợ lực phanh dưới đây:
Bầu trợ lực chân không
Bầu trợ lực chân không là linh kiện sử dụng sự chênh lệch áp suất không khí từ bên ngoài vào trong buồng áp suất. Thông quá đó giúp khuếch đại lực nén làm giảm tại lực đạp khi phanh. Đây là loại bầu trợ lực phanh phổ biến nhất hiện nay vì độ hiệu quả cao, dễ bảo dưỡng, sửa chữa.
Bầu trợ lực thủy lực
Bầu trợ lực thủy lực cũng sử dụng sự chênh lệch áp suất không khí. Tuy nhiên, loại trợ lực này sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất bằng cách bơm dầu thủy lực từ trong xi lanh. Khi đạp phanh, dầu sẽ được nén không khí lại khiến áp suất bên trong các buồng áp suất biến đổi và không biến đổi bị chênh lệch. Về nguyên tắc hoạt động khá tương đối giống với bầu trợ lực chân nhưng cách vận hành thì khác.
Cần kiểm tra bầu trợ lực chân không khi nào?
Xuyên suốt quá trình sử dụng, bầu trợ lực chân không chắc chắn sẽ bị xuống cấp theo thời gian. Và bạn cần phải đưa xe đi bảo dưỡng ngay khi bắt gặp những dấu hiệu này:
Pedal phanh ô tô nặng hơn bình thường
Nếu đạp phanh có cảm giác nặng hơn bình thường thì đó chính là dấu hiệu của việc buồng áp suất đang gặp vấn đề. Áp suất trong buồng áp suất biến đổi và không biến đổi không ổn định, chưa đạt tiêu chuẩn. Vì thế lực đạp phanh sẽ không được khuếch đại / trợ lực nên bạn phải dùng nhiều sức hơn thắng xe.
Lúc đạp phanh, van điều khiển vẫn sẽ di chuyển sang bên trái, đây không khí cùng đĩa phản lực. Hệ thống phanh vẫn sẽ hoạt động bình thường vì piston xi lanh tác động trực tiếp lên phanh. Thế nhưng, khi này cảm giác đạp phanh sẽ rất nặng vì không còn được trợ lực.
>>> Xem thêm: Những loại nước làm mát ô tô tốt nhất trên thị trường
Phải sử dụng lực phanh nhiều
Còn nếu phanh không ăn, phải sử dụng lực nhiều hơn và đợi một quãng đường dài mới giảm tốc được thì đó là vì bầu trợ lực chân không đã hư. Các linh kiện đã không còn ăn khớp, van điều khiển không thể di chuyển. Từ đó, khiến piston xi lanh hoạt động bất ổn, không tác động trực tiếp lên phanh ô tô.
Pedal phanh cao hơn bình thường
Bạn hãy để ý đến vị trí của bàn đạp phanh, nếu cao hoặc thấp hơn so với thông thường thì đó là dấu hiệu bầu trợ lực chân không cần được bảo dưỡng. Khi này, hệ thống trợ lực đã bị lỏng hoặc mặc kẹt / vướng vật thể bên trong. Do đó, khiến bàn đạp bị nâng cao hoặc thấp hơn bình thường. Nếu cố gắng sử dụng thì sẽ rất nguy hiểm vì phanh sẽ không ăn hoặc bầu trợ lực bị vỡ khi dùng quá nhiều lực.
Động cơ tốc độ không ổn định
Trường hợp phanh không ăn, bị giật, rung rất phổ biến. Đó là dấu hiệu cho thấy màng ngăn không khí đã bị biến dạng, rách,… khiến không khí lọt vào bên trong buồng áp suất. Và khi đó, áp suất sẽ không ổn định, hệ thống phanh khó kích hoạt hoặc hoạt động rất kém.
Các bước kiểm tra bầu trợ lực phanh
Kiểm tra hoạt động của bầu trợ lực phanh
Bước 1: Tắt máy, sau đó đạp bàn đạp phanh một vài lần.
Bước 2: Tiếp theo, hãy kiểm tra độ cao của bàn đạp phanh. Hãy đảm bảo độ cao của bàn đạp lúc này không thay đổi.
Bước 3: Sau đó, hãy đạp phanh rồi khởi động động cơ
Bước 4: Cuối cùng, hãy kiểm tra bàn đạp phanh. Nếu lúc này bàn đạp phanh chìm sâu xuống hơn thì bầu trợ lực vẫn hoạt động tốt.
Kiểm tra chân không
Bước 1: Đầu tiên, hãy khởi động động cơ.
Bước 2: Sau đó tắt máy trong khi đạp phanh rồi giữ nguyên trong khoảng 30 giây.
Bước 3: Cuối cùng, hãy kiểm tra độ cao của bàn đạp phanh. Nếu lúc này độ cao của bàn đạp phanh vẫn như cũ thì van hút chân không vẫn đang hoạt động tốt.
Kiểm tra độ kín khí
Bước 1: Đầu tiên, hãy khởi động động cơ. Giữ xe trong tình trạng nổ máy khoảng 1 đến 2 phút rồi tắt máy.
Bước 2: Sau đó, đạp bàn đạp phanh đồng thời kiểm tra khoảng cách dự trữ (hành trình tự do) của bàn đạp phanh. Nếu lúc này hành trình tự do tăng lên sau mỗi lần đạp thì bầu trợ lực phanh vẫn kín khí, không bị hở và hoạt động tốt.
Cách bảo dưỡng bầu trợ lực phanh hiệu quả
Cách bảo dưỡng bầu trợ lực phanh hiệu quả nhất chính là đưa xe đi kiểm tra, sửa chữa định kỳ. Mặc dù việc này có thể sẽ tốn một khoản tiền không nhỏ nhưng sẽ đảm bảo an toàn tính mạng cho bàn và gia đình khi lưu thông. Đồng thời cũng giúp đem lại trải nghiệm lái mượt mà hơn.
Đồng thời, để giảm thiểu hao tổn, hư hại cho hệ thống trợ lực phanh thì bạn cũng nên biết cách lại phù hợp, khó học nhất. Cụ thể, khi cần bẻ lại thì mọi người nên phanh để giảm tốc độ trước rồi mới bẻ lái. Việc này sẽ giúp giảm độ bám lớn nhất giữa mặt đường và bánh xe. Như vậy, giúp giảm tải áp lực và nhiệt độ do mạt sát xinh ra. Tuổi thọ của bầu trợ lực phanh và các linh kiện khác sẽ được tăng đáng kể, ít xuống cấp.
Trong trường hợp nhận thấy dấu hiệu hư hảo, hao mòn bầu trợ lực chân không thì bạn hãy đem xe đến các trung tâm, garage uy tín để bảo dưỡng. Đặc biệt, mọi người nên sử dụng những linh kiện, phụ tùng chính hãng để sửa chữa, thay thế. Bởi đó chính là những phụ tùng phù hợp nhất dành cho ô tô của bạn. Tất cả đều đã được những kỹ sư, nhà sản xuất thiết kế nhằm mang đến chất lượng tốt nhất cho xế hộp của bạn.
Các câu hỏi liên quan đến bầu trợ lực chân không
Ngoài việc tìm hiểu cách bảo dưỡng bầu trợ lực chân không, cách bảo dưỡng,… Thì Mua Bán cũng được đặt một vài câu hỏi rất phổ biến dưới đây:
Bầu trợ lực chân không tạo ra chân không từ đâu?
Bầu trợ lực chân không tạo ra chân không từ các buồng áp suất. Không khí khí lọt vào bên trong sẽ được lọc bởi một lớp màng che. Toàn bộ bụi bẩn, vật thể,… đều sẽ được loạt bỏ 100%. Từ đó tạo được chân không bên trong bầu trợ lực. Đảm bảo không bí bên trong buồng áp suất sẽ không chứa bất kỳ một vật thể nào, dù là nhỏ nhất.
Khi động cơ ô tô tắt máy động cơ chân không sẽ làm việc gì?
Theo các nhà sản xuất, bầu trợ lực chân không chỉ được kích hoạt khi sẽ vẫn đang mở, động cơ đang hoạt động. Nếu động cơ không hoạt động thì bạn vẫn có thể đáp phanh nhưng sẽ rất rất nặng vì không còn trợ lực. Nói chính xác hơn thì bầu trợ lực phanh sẽ không hoạt động nếu động cơ ô tô tắt máy.
Và đó là cách để các nhà sản xuất giúp người lái tránh bị mất trộm xe hoặc trẻ con tỏ mò, phá phách. Đồng thời, nhà sản xuất cũng đã trang bị phanh tay (phanh phụ) sử dụng cho việc dừng / cố định xe khi tắt máy, đậu xe.
Kết luận
Bầu trợ lực chân không là một bộ phận rất quan trọng đối với một chiếc ô tô. Bạn nên thường xuyên bảo dưỡng bầu trợ lực đặc biệt là đối với ô tô cũ và lái xe đúng cách để tránh khiến các phụ tùng, linh kiện bị xuống cấp nhanh chóng. Nếu muốn tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến ô tô khác thì mọi người hãy theo dõi trang Muaban.net nhé!
>>> Xem thêm:
- Bơm lốp xe ô tô bao nhiêu kg là đạt chuẩn?
- Top 15 loại camera hành trình ô tô tốt nhất trên thị trường không thể bỏ qua
- Quy trình đổi giấy phép lái xe trực tuyến cực đơn giản