Affiliation bao gồm nhiều liên kết, những giải thưởng và các hoạt động xã hội trong sơ yếu lý lịch (hay CV) của bạn. Affiliation mang lại lợi thế lớn cho bạn trong quá trình nộp đơn xin việc. Trong bài viết này, hãy cùng Muaban.net thảo luận về vấn đề Affiliation là gì và giải thích các thắc mắc xung quanh chủ đề này để bạn có được một CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khái niệm Affiliation là gì?
Affiliation là thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa chỉ sự “liên kết”, nhưng trong CV xin việc thì Affiliation lại mang ý nghĩa của sự “liên kết chuyên nghiệp” hoặc là một danh sách bao gồm các tổ chức chuyên nghiệp.
Affiliations là các tổ chức uy tín, chuyên nghiệp mà bạn đã tham gia trước đây hoặc những nhóm người bao gồm có bạn. Có thể là các tổ chức, công ty lớn hoặc các đội nhóm nhỏ liên quan đến ngành nghề bạn quan tâm ứng tuyển. Mặc dù chúng có thể sẽ không đề cập sâu đến lĩnh vực chuyên môn, nhưng bao gồm nhiều thông tin quan trọng có liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá.
Sự khác biệt giữa Work Experience và Affiliation là gì?
Về cơ bản, Affiliation và Work Experience đều có liên quan đến mục kinh nghiệm làm việc nhưng bản chất của chúng lại hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
- Work experience: Nhiệm vụ chính là liệt kê quá trình làm việc trước đây của bạn với tư cách như là nhân viên chính thức hoặc cộng tác viên của một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Quá trình làm việc này của bạn sẽ được các công ty chi trả tiền lương hàng tháng. Phản ánh cụ thể quá trình phát triển nghề nghiệp của bản thân bạn từ khi mới bước chân vào nghề.
- Affiliation: Phản ánh các hoạt động làm việc của bạn trong tư cách như là thành viên ở các hiệp hội hay đoàn thể. Những hoạt động này có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn mà bạn định hướng cho mình hoặc là những hoạt động mang tính cộng đồng, xã hội. Một số các hoạt động này thường là tham gia tình nguyện viên và không được nhận bất kỳ một khoản tiền lương nào, vì tính chất cơ bản của những tổ chức này là tổ chức phi lợi nhuận.
Tầm quan trọng của Affiliation trong CV
Affiliation trong CV đóng vai trò vô cùng quan trọng để nhà tuyển dụng xem xét và cân nhắc về mức độ thích hợp của bạn với vị trí công việc mà họ đang tuyển dụng.
- Affiliation giúp bạn tiếp thị về năng lực và khả năng của bản thân. Thông qua những hoạt động mà bạn đã liệt kê, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng và kinh nghiệm của từng ứng viên. Đồng thời, khi bạn tạo ra được Affiliation trong CV một cách rõ ràng và mạch lạc, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao các ứng viên này về sự đầu tư và trách nhiệm.
Rõ ràng, Affiliation đóng vai trò rất quan trọng trong CV, nó quyết định sức thuyết phục với nhà tuyển dụng.
>> Tham khảo thêm: Profile là gì? Cách tạo profile bản thân tạo ấn tượng
Ứng dụng Affiliation trong CV
Khi tham gia ứng tuyển vị trí việc làm vào các công ty hay đội nhóm, nhà tuyển dụng thường sẽ phân loại những ứng viên thành hai nhóm là nhóm người đã có kinh nghiệm và nhóm những người chưa có kinh nghiệm.
Đối với người đã có kinh nghiệm
Với những ai đã có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan trước đây, thì Affiliation trong CV của bạn sẽ phải trình bày rõ ràng về vị trí, nhiệm vụ mà bạn từng được bổ nhiệm khi hoạt động tại doanh nghiệp hoặc các tổ chức, hiệp hội về nghề nghiệp có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ: Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing tại một công ty về truyền thông và công nghệ, ngoài những kiến thức lý thuyết bạn đã tích lũy được trong quá trình học Đại học, bạn còn cần phải trang bị những kinh nghiệm thực chiến khi làm các dự án cộng đồng.
Đây chính là Affiliation bạn cần thêm vào trong CV, những yếu tố này chắc chắn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phù hợp với những yêu cầu của vị trí này hay không và đưa ra quyết định tuyển dụng nhanh chóng nhất.
>> Tham khảo thêm: Mẹo để CV Content Marketing điểm 10 trong mắt nhà tuyển dụng
Đối với người chưa có kinh nghiệm
Còn đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp khá nhiều bất lợi khi tham gia ứng tuyển, tuy nhiên bạn hãy cố gắng đừng để trống CV của mình. Nhóm đối tượng chưa có kinh nghiệm thường sẽ bao gồm sinh viên mới ra trường hoặc những người đang có nhu cầu chuyển đổi lĩnh vực công việc.
Hãy đưa vào CV của mình các hoạt động ngoại khóa tại trường lớp mà bản thân từng tham gia, đề cập đến những tổ chức và chương trình mang tính cộng đồng và xã hội, trình bày rõ ràng nhiệm vụ và công việc bạn đóng vai trò trong đó. Nó có thể là một số dự án về chuyên ngành mà bạn từng thực hiện và đã đạt được giải cao.
Bạn buộc phải thêm những thông tin này vào, dù không nhiều nhưng nó chứng minh bạn có niềm đam mê học hỏi với ngành nghề này và mong muốn gắn kết lâu dài với công việc để tạo nên giá trị.
Ví dụ: Bạn muốn trở thành một biên tập viên ở một nhà báo đài nào đó nhưng bạn chưa từng có nhiều kinh nghiệm làm việc ở một vị trí tương đương trong một công ty nào. Tuy nhiên, lúc còn đi học bạn đã có tài năng kể chuyện, làm MC cho các buổi sự kiện nhỏ tại trường, bạn từng tham gia vào các CLB truyền thông của một tổ chức xã hội. Đừng ngần ngại mà hãy liệt kê những thông tin này vào CV của mình, đó cũng được coi là Affiliation bạn nhé!
Những nội dung cần có trong Afiliation là gì?
Khi nào cần liệt kê “Affiliation”?
Nhận thức sai lầm của khá nhiều ứng viên tìm việc làm ngày nay khi điền Affiliation trong CV là luôn cố gắng thêm tất cả những thông tin về hoạt động của bản thân đã thực hiện vào, dù nó có hoặc không liên quan gì đến vị trí họ đang ứng tuyển. Điều này không gây nên nhiều ấn tượng mà lại dễ bị mất điểm với nhà tuyển dụng, họ không đánh giá cao việc làm này của bạn.
Các mục có thể liệt kê trong Affiliation là gì?
Chuyên môn cá nhân
Trước hết ứng viên cần phải xác định được yêu cầu của vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đã đăng tuyển là gì? Thay vì liệt kê tất cả các chuyên môn vào trong CV, mẹo nhỏ là ứng viên có thể liệt kê chúng vào tờ giấy nháp, sau đó chọn ra những chuyên môn cá nhân mà bạn cho rằng nổi bật và đặc biệt phải có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Rồi sau đó trình bày chúng vào CV.
Chẳng hạn, nếu như bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, bạn hãy liệt kê các chuyên môn của mình như kiến thức chuyên môn về truyền thông đa phương tiện, content creator, sử dụng thành thạo MS Office và một số phần mềm marketing (như Adobe Creative Suite & CRM) hay các công cụ SEO (Web analytics, Google Adwords…).
Hoạt động xã hội
Cũng giống với cách trình bày trình độ chuyên môn cá nhân vào Affiliation, trước hết ứng viên cần phải xác định được các hoạt động xã hội mà mình tham gia có liên quan đến công việc mình đang ứng tuyển hay không?
Chẳng hạn, nếu như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, bạn hãy liệt kê một số các hoạt động bạn đã từng tham gia liên quan đến hỗ trợ bán hàng, truyền thông và tiếp thị.
Các bước thiết lập “affiliation” cụ thể gây ấn tượng
Thêm tên tiêu đề
Sau khi đã xác định được những thông tin cần ghi vào nội dung của Affiliation, bước tiếp theo cần thực hiện là đặt tên tiêu đề cho những hoạt động đó. Chẳng hạn như khi bạn đã xem xét được một số những kỹ năng chuyên môn cần thiết phù hợp, bạn có thể đặt tên tiêu đề là “trình độ chuyên môn”.
Nhưng trong trường hợp khi bạn thực hiện liệt kê một số các bằng cấp, chứng chỉ hoặc những kỹ năng mà bạn cho rằng phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển thì có thể đặt tiêu đề là “Bằng cấp”. Việc này ghi điểm rất lớn với nhà tuyển dụng, giúp họ dễ dàng thực hiện việc đánh giá những thông tin mà bạn quyết định sẽ đưa vào CV. Đồng thời, cách đặt tên tiêu đề này sẽ làm cho CV của bạn trở nên ấn tượng, chuyên nghiệp và nhìn chỉn chu hơn.
Liệt kê tên các tổ chức
Bạn nên liệt kê tên các tổ chức, hiệp hội hoặc tên của các đơn vị hội nhóm mà bạn đã tham gia và đưa chúng lên vị trí những dòng đầu tiên trong Affiliation. Lưu ý, bạn nên tô đậm hoặc in nghiêng chúng để làm nổi bật tên tuổi và hoạt động của bạn tại các tổ chức này.
Có thể nhiều nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến một hoặc một số tổ chức nào đó trong danh sách bao gồm các tổ chức mà bạn đã liệt kê. Chính vì vậy việc làm này sẽ thu hút sự chú ý của họ.
Giải thích những vai trò của bạn trong các tổ chức đó
Thông tin bạn không thể thiếu sót khi trình bày Affiliation là bạn cần phải giải thích vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong các tổ chức mà bạn đã liệt kê. Nội dung này đòi hỏi bạn phải trả lời được các câu hỏi: Bạn đảm nhiệm vị trí nào? Công việc của bạn là làm gì? Bạn nhận được những phần thưởng hay sự công nhận nào từ tổ chức này? v.v.
Việc giải thích một cách cụ thể và rõ ràng sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá rõ các kỹ năng và kinh nghiệm việc làm của bạn. Ví dụ như, nếu bạn đã từng làm việc trong vai trò là một thành viên của ban Chủ nhiệm tổ chức và bạn đã chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, điều phối các công việc cho các thành viên trong ban, thì đây là một điểm cộng khi bạn ứng tuyển vào vị trí nhân sự cho một công ty.
Liệt kê kỹ năng cá nhân
Bước cuối cùng của trình bày Affiliation trong CV là liệt kê tất cả những kỹ năng liên quan đến công việc. Đó là những điều mà bạn đã được học hỏi và tích lũy được trong thời gian tham gia hoạt động vào các tổ chức hay hiệp hội.
Một số kỹ năng thường được nhà tuyển dụng quan tâm như là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, v.v. Bạn chỉ nên lựa chọn cho mình một vài kỹ năng ấn tượng và bạn đánh giá rằng nó phù hợp và cần thiết với công việc bạn đang ứng tuyển.
Cách viết mục Affiliation ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng là gì?
Để viết Affiliation trong CV gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số những vấn đề sau:
- Chỉ nên lựa chọn những thông tin đem lại kinh nghiệm và những kỹ năng phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển.
- Trình bày cụ thể, rõ ràng và mạch lạc.
- Nội dung có sự chắt lọc và ngắn gọn nhất có thể, tập trung vào những thông tin nổi bật đem lại giá trị lớn nhất cho CV của mình, tránh viết nhiều và trình bày lan man.
Mong rằng với những thông tin mà Muaban.net đã cung cấp ở trên, phần nào có thể giúp bạn nhận thức được khái niệm Affiliation là gì và những vẫn đề xoay quanh cách viết Affiliation trong CV. Hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để viết mục Affiliation trong CV thật ấn tượng nhé.
Bên cạnh đó, để tham khảo viêc làm uy tín, lương cao, bạn có thể tham khảo tại Muaban.net:
>> XEM THÊM:
- Cv resume là gì? Giữa hai thuật ngữ có gì khác biệt
- CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
- Hồ sơ xin việc công nhân và mẹo làm hồ sơ ấn tượng!