Tìm việc làm tại một công ty mới chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi việc có một chút cảm giác lo lắng. Liệu mình có phù hợp với môi trường mới hay không? Các đồng nghiệp có dễ mến hay không? Và muôn vàn những nổi lo khác.
Bài viết này sẽ giúp bạn biết được cần phải chuẩn bị những gì khi tìm việc làm tại một môi trường làm việc mới.
1. Lựa chọn trang phục phù hợp
Lựa chọn một trang phục phù hợp là một điều vô cùng quan trọng khi tìm việc làm mới tại bất kì doanh nghiệp nào. Bạn có thể để ý đến điều này khi tham gia buổi phỏng vấn tại công ty. Nhờ vậy mà bạn có thể biết được văn hoá trang phục của công ty để chuẩn bị những bộ trang phục phù hợp.
Hiện nay có nhiều công ty không yêu cầu nhân viên phải mặc đồng phục công sở mà có thể mặc những trang phục tự do. Bạn cần phải lưu ý chọn những trang phục đúng mực với môi trường công sở.
Tuy nhiên sẽ có một vài dịp đặc biệt mà công ty sẽ yêu cầu bạn mặc những bộ trang phục trang nhã. Vì thế bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một vài bộ trang phục để tránh khỏi việc lúng túng khi cần dùng đến.
2. Đi làm đúng giờ
Đối với một nhân viên mới thì một trong những điều tối kị đó là đi làm trễ. Bạn cần tính toán hợp lí thời gian di chuyển từ nhà đến văn phòng để luôn đảm bảo có mặt ở công ty đúng giờ.
Để có một khởi đầu mới tốt đẹp, bạn nên đến văn phòng sớm hơn giờ làm việc ít nhất 10 phút. Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị và cho mọi người thấy được nhiệt huyết trong công việc.
Một điểm cần lưu ý khác là bạn cần tránh nhìn vào đồng hồ khi gần đến giờ tan làm. Điều này sẽ khiến mọi người đánh giá bạn là một người không chuyên cần. Bạn chỉ làm việc theo đúng giờ mà không có chí cầu tiến. Nếu bạn có thể nán lại sau giờ làm việc thêm ít phút thì sếp sẽ đánh giá bạn tốt hơn nữa. Điều đó cho thấy bạn là một người có trách nhiệm với công việc và chỉ rời đi khi công việc đã được hoàn thành.
3. Trò chuyện với đồng nghiệp
Giao tiếp với đồng nghiêp mới cũng là một nghệ thuật. Đây là điều không thể thiếu khi tìm việc làm mới tại bất kì doanh nghiệp nào. Ấn tượng đầu sẽ quyết định tất cả. Vì thế hãy chắc chắn bạn tạo một ấn tượng tốt đẹp với đồng nghiêp trong những ngày đầu tiên đi làm.
Trò chuyện với đồng nghiệp có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn khi bắt đầu làm việc tại công ty và làm rõ những vấn đề bạn vẫn đang thắc mắc. Đối với một người mới còn nhiều bỡ ngỡ thì việc trao đổi với những người đồng nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.
Một mẹo nhỏ giúp bạn có thể dễ dàng làm quen và lấy lòng những người đồng nghiệp mới là hãy cố gắng nhớ tên của mọi người. Mọi người thường sẽ dành nhiều thiện cảm đối với những ai nhớ được tên của mình. Cách để có thể nhanh chóng nhớ tên của một người đó là hãy lặp lại tên của họ trong cuộc đối thoại nhiều lần.
4. Tìm hiểu những quy định bất thành văn khi bắt đầu làm việc tại một doanh nghiệp
Mỗi công ty đều có một văn hoá riêng và bạn cần phải thích nghi với nó để tồn tại. Văn hoá doanh nghiệp đôi khi là những quy định bất thành văn. Bạn cần trao đổi với các vị đồng nghiệp của mình để tìm hiểu rõ.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá nặng nề và nhanh chóng tìm hiểu về điều này. Vì chắc rằng sẽ không ai trách một người mới bởi những quy định không được nói ra. Nhưng hãy chắc rằng bạn không vi phạm những quy định đó một cách nhiều lần.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số tin đăng việc làm kỹ thuật cơ khí tại:
5. Tránh đưa ra những đề xuất thay đổi quá sớm
Mỗi công ty chắc chắn sẽ có những điều còn chưa tốt và cần thay đổi. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh đưa ra những đề xuất và thay đổi quá sớm. Vì là một người mới, có thể bạn vẫn chưa hiểu hết về công ty và những điều mọi người đang trải qua. Đưa ra những đề xuất quá sớm sẽ tạo một ấn tượng không tốt đối với sếp của bạn. Thậm chí họ có thể cảm thấy không hài lòng.
Làm việc trong môi trường công sở có thể khá khắc nghiệt và cần sự thích nghi lớn. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có một văn hoá riêng. Bạn cần thích nghi với nó hoặc là thay đổi môi trường. Hy vọng có thể cung cấp cho bạn một số mẹo hữu ích để có một khởi đầu mới tốt đẹp tại bất cứ doanh nghiệp nào.
Xem thêm >>>> Top 5 chiêu thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng mà bạn nên biết