Nếu các quốc gia trên thế giới dùng các đơn vị đo lường như m, km, ha,… thì ở Việt Nam, người ta sử dụng sào, mẫu và công đất để đo diện tích đất nông nghiệp. Trong các đơn vị này, sào là đơn vị phổ biến nhất. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về diện tích trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng Mua Bán tìm hiểu xem 1 sào bằng bao nhiêu m2 để thuận tiện trong việc tính toán ở thực tế nhé.
I. Sào đất là gì?
Sào đất là một đơn vị diện tích trong hệ thống đo lường đất nông nghiệp tại Việt Nam được nhà nước cấp. Người nông dân thường sử dụng chủ yếu để đo lường diện tích đất canh tác như lúa, hoa màu và các loại cây lương thực khác.
II. 1 sào bằng bao nhiêu m2?
Ở Việt Nam, đơn vị đo diện tích ‘sào’ là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp và được áp dụng rộng rãi trên toàn bộ ba miền Bắc, Trung, Nam. Mặc dù sử dụng chung một tên gọi, nhưng mỗi miền lại có những quy ước và tiêu chuẩn riêng biệt về diện tích đất tương ứng với một sào. Cụ thể như sau:
1. 1 sào Bắc Bộ bằng bao nhiêu m2?
1 sào Bắc Bộ = 360m2
Khi Pháp xâm chiếm miền Bắc với mục đích đánh thuế cao hơn, họ đã áp dụng hệ thống đo lường của mình và ép buộc miền Bắc sử dụng hệ thước đo 0.4m. Do đó, 1 sào ở miền Bắc được quy định là 360m2 thấp hơn so với các vùng Trung Bộ, Nam Bộ
2. 1 sào Trung Bộ bằng bao nhiêu m2?
1 sào Trung Bộ = 500m2
Khi Pháp xâm chiếm miền Nam, ở Trung kỳ người dân vẫn sử dụng các đơn vị đo đất truyền thống như điền xích với độ dài tiêu chuẩn là 0,47 mét. Đến nay vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất ở Trung bộ 1 sào tương đương với 497m2
3. 1 sào Nam Bộ bằng bao nhiêu m2?
1 sào Nam Bộ = 1000m2
Khi Pháp chiếm Nam kỳ, họ áp dụng hệ thống đo lường của mình và sử dụng mét theo tiêu chuẩn Pháp. Điều này đã dẫn đến việc 1 sào ở Nam kỳ được quy định tương đương với 1.000m2.
Nguồn nội dung từ: wiki
Xem thêm: Cách tính giá đất theo m2 cực chính xác và nhanh chóng
III. Cách tính sào đất bằng các đơn vị đo lường khác
1. 1 sào bằng bao nhiêu thước?
Thước là một trong những đơn vị đo diện tích đất nông nghiệp được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam bắt nguồn từ người Trung Hoa. Tuy nhiên ở miền Bắc và miền Trung có cách quy đổi sào ra thước riêng. Ví dụ:
- 1 thước Bắc Bộ = 24m2 => quy đổi 1 sào Bắc Bộ = 15 thước = 360m2.
- 1 thước Trung Bộ = 33.33m2 => quy đổi 1 sào Trung Bộ = 15 thước = 499.95m2.
2. 1 sào bằng bao nhiêu mẫu?
Mẫu là một đơn vị đo diện tích cổ truyền được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước ở Đông Á bao gồm cả Trung Quốc. Tại Việt Nam, mỗi khu vực cũng có cách quy đổi khác nhau về sào sang mẫu, cụ thể theo tiêu chuẩn quốc tế như sau:
- Bắc Bộ: 1 sào = 360m2 hoặc 1 mẫu = 10 sào = 3600m2
- Trung Bộ: 1 sào = 500m2 hoặc 1 mẫu = 10 sào = 4999.5m2
- Nam Bộ: 1 sào = 1000m2 hoặc 1 mẫu = 10 sào = 12960m2
3. 1 sào bằng bao nhiêu hecta?
Tương tự như sào, Hecta cũng là một đơn vị đo lường phổ biến ở Việt Nam để tính diện tích đất nông nghiệp. Do cách tính sào của mỗi vùng miền khác nhau nên cách quy đổi sào sang hecta cũng không giống nhau, ví dụ:
- 1 sào vùng Bắc Bộ = 0.036 ha
- 1 sào vùng Trung Bộ = 0.049995 ha
- 1 sào vùng Nam Bộ = 0.1296 ha
4. 1 sào bằng bao nhiêu công?
Ở khu vực Nam Bộ, công là một đơn vị phổ biến dùng để đo diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong hệ thống này, 1 mẫu đất tương đương với 10 công. Trái ngược với miền Bắc 1 mẫu sẽ bằng 10 sào, khu vực Nam Bộ sử dụng công làm tiêu chuẩn. Do đó:
- 1 công đất = 1296m2 hoặc 1/10 mẫu
- 1 công đất = 0.1296 hecta
Lời kết
Sau khi đọc bài viết sau hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức mới xoay quanh câu hỏi 1 sào bằng bao nhiêu m2. Muaban.net nổi tiếng trong lĩnh vực rao vặt bất động sản nên việc cung cấp thông tin về loại hình này được rất nhiều người dùng ủng hộ. Theo dõi ngay Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ những thông tin hữu ích khác về nhà đất được cập nhật liên tục mỗi ngày nhé!
Xem thêm:
- 1 công đất bao nhiêu tiền và cách quy đổi diện tích công đất
- Cách tính diện tích đất ruộng chính xác nhất và những lưu ý