Xe Vespa là một trong những dòng xe được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi kiểu dáng độc đáo không kém phần sang trọng, thanh lịch. Tuy nhiên trong trường hợp xấu nhất xe vẫn gặp những tình trạng khó tránh khỏi, điển hình như xe Vespa đề không nổ. Điều này cũng gây nhiều phiền toái cho người di chuyển phương tiện này. Hôm nay, Mua Bán sẽ chỉ rõ cho bạn những nguyên nhân, cách khắc phục tình trang xe Vespa đề không nổ máy và cách bảo quản tốt nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết xe Vespa đề không nổ
Khi bạn đang chuẩn bị sử dụng xe Vespa để đi làm, đi học hoặc đi chơi nhưng khi ở khóa và khởi động thì xe lại không thể đề lên được. Xe Vespa đề không nổ và ở trạng thái im lặng và chẳng có tín hiệu nào. Trường hợp khác, khi bạn đang di chuyển xe trên đường thì bỗng dưng xe bị tắt máy, khiến cho bạn cảm thấy vừa khó hiểu và vừa khó chịu vì làm ảnh hưởng đến các phương tiện khác. Chắc chắn trong chúng ta đều gặp phải tình trạng trớ trêu như thế này.
Bên cạnh việc gây phiền toái cả bạn và những người xung quanh mà trong nhiều hoàn cảnh nó có thể gây ra nguy hiểm cho chính bạn. Vì thế khi xe bạn không có bất kỳ dấu hiệu nào, động cơ ngừng hoạt động hay xe im lặng thì bạn hãy đến cửa hàng sửa chữa gần nhất để khắc phục nhé.
Có thể bạn quan tâm: Vespa Xưa & Nay: Vang bóng một thời
2. Nguyên nhân khiến xe Vespa đề không nổ
Xe Vespa đề không nổ có sao không? Có khá nhiều người băn khoăn về vấn đề này và không biết lý do tại sao xe Vespa đề không nổ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến xe Vespa đề không nổ nhé.
2.1. Hết điện bình ắc quy
Nguyên nhân đầu tiên khiến xe Vespa đề không nổ không lên đó chính là bình ắc quy bị hết điện. Không chỉ riêng xe Vespa mới hoặc xe Vespa cũ hay bất cứ xe nào cũng gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân cụ thể khiến xe hết điện bình ắc quy liên quan đến chế độ Idling Stop.
Đây được xem là một chế độ vừa tiện lợi vừa tạo sự an toàn tốt nhất khi bật chân chống, việc này sẽ dẫn đến xe tự động ngắt động cơ tạm thời cho xe. Tuy nhiên việc này cũng gây hao tốn rất nhiều lượng ắc quy trong bình.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên đối với những dòng xe tay ga nói chung, hết điện ắc quy chắc chắn sẽ không nổ máy được. Cách tốt nhất để khắc phục đó là đầu tiên chính là phải tắt chìa khóa ngay và sau đó sạc điện ngay cho bình ắc quy, nếu được bạn có thể thay mới bình ắc quy khác.
2.2. Xe bị hỏng nút nhấn
Nguyên nhân tiếp theo khi xe Vespa đề không nổ là do bị hư nút nhấn, nút đề. Với nguyên nhân này cũng hiếm ai gặp phải. Nhiều người không biết nguyên nhân này dẫn đến việc tự ý thay bình ắc quy mới, gây tốn kém chi phí rất nhiều.
Mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp nhưng cũng không nằm ngoài khả năng có thể xảy ra việc hư hỏng. Khi nút nhấn bị hỏng thì khi bạn đề máy lên xe sẽ không còn có hiệu quả nữa. Khi gặp tình trạng này bạn nên đem đến cửa hàng uy tín để thay nhé. Bạn hãy nhớ rằng việc thay nút đề rẻ hơn việc thay một bình ắc quy mới.
Xem thêm: Khám phá bộ đề xe máy, cách bảo dưỡng bộ đề xe máy như mới
2.3. Xe bị hỏng ổ khóa
Nguyên nhân tiếp theo có thể là do xe bị hỏng ở phần ổ khóa. Với bất cứ dòng xe tay ga nói chung và xe Vespa nói riêng thì bộ phận mở khóa rất quan trọng trong khi khởi động và vận hành xe. Vì thế trường hợp ổ khóa bị hỏng sẽ dẫn đến máy không thể nổ máy được.
Lý do có thể do ổ khóa đã bị kẹt bởi một vật gì đó, kẹt chính ổ khóa, ổ khóa bị móp méo do có người cố tình làm hư hoặc có thể ổ khóa bị vỡ ngay bên trong.
Nếu gặp những tình trạng như trên bạn nên đem đến cửa hàng bảo dưỡng để sửa chữa. Ở đó sẽ có kỹ thuật viên sẽ cố gắng khắc phục tình trạng một cách tối ưu nhất cho bạn. Tuy nhiên với chi phí thay ổ khóa mới cũng khá lớn, vì thế bạn nên đem đến những cửa hàng sửa xe uy tín, chất lượng có bảo hành rõ ràng để thay mới nhé.
2.4. Xe bị hết xăng
Một nguyên nhân ít người để ý tới nhưng thường xuyên bị mắc phải đó là xe bị hết xăng dẫn đến xe không nổ máy được. Vì thế để tránh mất thời gian kiểm tra thì bạn nên kiểm tra xăng còn hay hết. Đây là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải tưởng chừng như rất bình thường. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng lượng xăng còn lại trước khi đem sửa nhé.
2.5. Xe bị ướt lọc gió và nước vào xăng
Nguyên nhân cuối cùng là do xe bị ướt lọc gió và nước bị tràn vào xăng. Đây là một nguyên nhân dễ gặp nhất khi bạn ở thành phố Hồ Chí Minh. vì trong trường hợp trời mưa lớn, nước ngập mà xe di chuyển trên đường có nước ngập thì chắc chắn xe sẽ bị ướt lọc gió và nước vào xăng.
Một khi nước đã chảy vào bộ phận lọc gió và làm ướt kim phun xăng điện tử thì xe Vespa đề không nổ. Nếu gặp tình trạng xe tắt máy do nước ngập, bạn không nên tiếp tục đề máy mà hãy dắt bộ đến cửa hàng sửa chữa gần nhất nhé.
3. Các bước khắc phục khi xe Vespa đề không nổ
Những ai đang sở hữu một chiếc Vespa đều gặp tình trạng đề máy không nổ. Vậy xe Vespa đề máy không nổ thì phải làm sao? Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những bước để khắc phục tình trạng này tốt nhất, các bạn tham khảo nhé.
3.1. Kiểm tra phanh xe Vespa
Bước đầu tiên là bạn nên kiểm tra phanh xe Vespa trước. Bạn không nên giữ cần phanh của xe Vespa khi đang cố khởi động máy nhé. Công tắc của phanh được gắn với mạch khởi động. Khi động cơ chỉ nhấp nháy và không lật thì cho dù bạn có đang giữ cần phanh cũng vô ích.
Cách tốt nhất là bạn nên dùng cần phanh khác để thay thế nhé. Có thể là công tắc đã bị hỏng, bị hỏng trên đòn bẩy hoặc do bị ngắt kết nối, một phần là do bạn cố gắng sử dụng chúng ngay lần đầu tiên.
Xem ngay: Giá Xe Vespa 2023 Cập Nhật Mới Nhất T6/2023 | Giá Lăn Bánh
Tham khảo thêm các tin mua bán xe Vespa trên muaban.net |
3.2. Kiểm tra công tắc Kill switch
Bước tiếp theo là kiểm tra công tắc Kill Switch. Kill Switch là nút đóng mở động cơ khẩn cấp, vậy thì khi đề máy xe Vespa thì nút này có được bật hay không? Nếu có bật, bạn hãy thử bật và tắt công tắc này khoảng 5 lần hoặc nhiều hơn và sau đó thử lại.
Máy không nổ có thể là do công tắc Vespa đã bị ăn mòn. Nếu bạn thực hiện việc bật tắt nhiều lần có thể sẽ loại bỏ được một số vết mòn và cũng có thể thiết lập lại kết nối đã bị gián đoạn.
3.3. Kiểm tra cầu chì của xe
Bước kế tiếp cũng khá quan trọng đó là kiểm tra cầu chì của xe. Bạn hãy kiểm tra cầu chì của xe Vespa xem có ổn không? Xe Vespa có nhiều dòng xe khác nhau vì vậy vị trí của cầu chì cũng hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ đối với dòng xe Vespa ET2 thì có một cái dưới nắp pin bên cạnh pin. Để tiến hành các bước kiểm tra thì trong phần thân trong của cầu chì, bạn sẽ thấy được phần kim loại giống như ruột của bóng đèn sợi đốt. Cầu nối bằng kim loại được nối giữa 2 ngạnh, nếu bộ phận này bị cháy hoặc bị hỏng thì bạn đang có một cầu chì mới.
Lưu ý khi xe gặp vấn đề chúng ta cần xem xét những điều sau: một chiếc xe tay ga không thể thiếu 3 thứ – nhiên liệu, một tia lửa và không khí. Vì vậy vấn đề thường gặp ở những bộ phận này
Khi xe Vespa gặp tình trạng không đề máy được bạn hãy giữ bình tĩnh và thực hiện các bước kiểm tra cơ bản nhé.
3.4. Kiểm tra tia lửa
Bước tiếp theo cần phải nhờ và thợ chuyên nghiệp đó là kiểm tra tia lửa. Ngay phía trước động cơ của xe Vespa có ít nhất một cái bugi. Bước kiểm tra tia lửa rất quan trọng và khó, cần yêu cầu phải có trình độ nghiệp dư. Vì thế bước này bạn không nên thực hiện tại nhà, tốt nhất là bạn nên đưa xe đến cửa hàng sửa xe chuyên về xe Vespa để được khắc phục một cách tốt nhất.
Thợ sửa xe ở đó sẽ tháo bugi ra để kiểm tra, người thợ phải kéo nắp ra khỏi phích cắm. Sau khi đã mở nắp, thợ sẽ lấy chìa để vặn bugi tiện dụng của bạn ra và tháo bugi. Vì mọi xe tay ga đều có đi kèm theo một cái thùng đồ nghề riêng. Khi phích cắm chưa vặn thì sẽ nhấc phích cắm ra khỏi động cơ hoạt động.
Xem thêm: Bobin đánh lửa là gì? Dấu hiệu nhận biết bobin đánh lửa bị hỏng? Cách kiểm tra và khắc phục
3.5. Kiểm tra nhiên liệu
Tiếp theo là bạn tiến hành kiểm tra vòi nhiên liệu. Vị trí của vòi nhiên liệu sẽ nằm ở bên phải của tay ga dưới bình xăng. Vòi nhiên liệu sẽ có hai ống thoát ra từ đáy. Một cái vòi nhỏ nằm ở dưới cùng, đây gọi là ống chân không.
Ống chân không dùng để mở vòi và cho phép khí chảy đến bộ chế hòa khí khi xe tay ga đang hoạt động. Ống còn lại nằm ở ngay phía trên ống chân không, đây gọi là một ống dẫn nhiên liệu. Ống này dẫn nhiên liệu từ vòi đến bộ chế hòa khí.
Trước khi tiến hành thực hiện bất kỳ thử nghiệm nào, bạn phải đảm bảo một điều là cả ống dẫn nhiên liệu và ống chân không đều không bị nứt. Nếu chúng có các vết nứt có thể là do quá trình sử dụng lâu dài thì mọi thứ sẽ không hoạt động được như bình thường.
3.6. Kiểm tra bộ lọc không khí của xe
Bước cuối cùng là kiểm tra bộ lọc không khí của xe Vespa. Nếu bộ lọc không khí bị ngấm dầu hay xăng bị tràn, cũng có thể do chuột đã làm tổ trong đó. Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do quá bận trong quá trình sử dụng,… Xe Vespa của bạn hoàn toàn bị chìm trong nhiên liệu mà không được cung cấp đủ không khí. Bạn có thể kiểm tra và làm sạch bộ lọc gió ngay tại nhà.
Thường thì khi xe Vespa đề không nổ máy được cũng có thể kết luận là do pin hoặc các vấn đề liên quan đến bộ chế hòa khí. Bên cạnh đó, không thể loại trừ khả năng do điều chỉnh không tốt hoặc làm tích tụ cặn bã bẩn trong đó.
Cho dù vậy, các vấn đề về bộ chế hòa khí cũng thường xảy ra từ từ. Nếu trường hợp xe Vespa của bạn lại một lần nữa xảy ra tình trạng không đề máy được có thể mấu chốt ở đây là do bị mất điện.
4. Những lưu ý trong việc bảo dưỡng xe Vespa
Với những vấn đề xe Vespa đề không nổ không lên, hãy tham khảo những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn bảo quản xe tốt nhất.
- Bạn nên thay dầu định kỳ hàng tháng cho xe khi xe đạt đến số km là 1500 – 2000 km/lần.
- Thay cả dầu lắp trong khoảng từ 6000 – 8000 km/lần.
- Bạn đừng quên kiểm tra khả năng hoạt động của bugi.
- Bạn nên tiến hành thay má phanh và cả dầu má phanh khi xe đạt đến mức 15000 – 20000 km/lần.
- Xem xét và kiểm tra lọc gió và thay thế khi xe đạt đến mức 1000km/ lần.
- Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và bổ sung thêm nước làm mát kịp thời. Bạn nên thay với dung tích nước làm mát khi xe đạt đến 1000 km/lần.
- Dây curoa sẽ bị mòn do thời gian sử dụng lâu dẫn đến hiện tượng ì máy, nóng máy làm ảnh hưởng đến quá trình khởi động của xe Vespa. Vì thế bạn cần tiến hành thay dây curoa khi xe đạt mức 10000km/lần.
- Điều chỉnh tốc độ cho xe không tải.
- Khi đem xe đi bảo dưỡng cần kiểm tra tình trạng của chế hòa khí.
- Kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận truyền động.
- Tiến hành đánh giá độ rơ tay phanh đang ở mức. Xem xét má phanh có bị ăn mòn hay không. Nêu cần có thể bổ sung mực phanh.
- Đừng bỏ qua bước kiểm tra độ mòn của lốp xe.
- Đánh giá xem lò xò, tình trạng rò dầu với độ xóc của xe.
- Hãy siết chặt các ốc vít ở vị trí quan trọng.
- Xem xét qua trục chính của tay lái có bị lệch hay bị rơ hay không.
- Vệ sinh sạch sẽ ống nước.
- Thay thế nước máy và kiểm tra tình trạng của đường
- Kiểm tra sơ qua hệ thống chống rung của xe.
- Cuối cùng là bạn hãy chạy xe thử và kiểm tra tình trạng một lần nữa.
- Bạn cần tìm một địa chỉ bảo dưỡng xe Vespa chính hãng, uy tín và chất lượng.
Có thể bạn quan tâm: Giá xe Vespa 2019 – Cập nhật mới nhất và chính xác nhất
Để tránh tình trạng xe Vespa đề không nổ và sử dụng tốt hãy học những cách bảo quản trên nhé. Nếu bạn biết cách bảo quản tốt xe Vespa chắc chắn sẽ hạn chế được việc xe gặp hư hỏng khi đang hoạt động.
Muaban.net đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe Vespa đề không nổ và cách khắc phục hiệu quả nhất. Bên cạnh đó bài viết cũng cung cấp rõ về những nguyên nhân, cách khắc phục cũng như lưu ý về cách bảo quản xe đúng cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn khi xe Vespa không nổ máy. Hãy theo dõi Mua bán để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách điều chỉnh ốc gió và ốc xăng tiết kiệm xăng xe máy
- Kinh nghiệm chăm sóc, bảo dưỡng xe tay ga để xe luôn bền đẹp
- Cách mở khóa xe Vision mọi trường hợp ở một số phiên bản
Tham khảo thêm các mẫu xe máy khác được đăng trên muaban.net |