Ở bất kỳ quốc gia hiện đại nào chúng ta đều rất dễ nhận thấy sự phát triển nền kinh tế xã hội luôn gắn liền với những bước chuyển mình của từng công trình xây dựng tại đó. Điển hình nhất chính là các công trình xây dựng dân dụng. Khách quan mà nói thì đây chính là một trong những nền tảng cơ sở cho sự phát triển kinh tế quốc dân. Một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng và không có dấu hiệu dừng lại của sự phát triển.
Vậy bạn biết gì về vai trò kỹ thuật xây dựng dân dụng? Hôm nay Cẩm Nang Mua Bán sẽ giúp bạn giải mã lĩnh vực thiết yếu này ngay dưới đây nhé!
Khái niệm xây dựng dân dụng là gì?
Xây dựng dân dụng không bao giờ hết “hot” bởi khi chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng lên thì yêu cầu về chỗ ở cũng ngày một tăng cao. Để đáp ứng được nhu cầu của cư dân bắt buộc ngành xây dựng phải không ngừng phát triển, cụ thể chính là ngành xây dựng dân dụng. Tuy phát triển là thế nhưng khi nhắc đến dân dụng, bạn đã hoàn toàn định nghĩa đúng về thuật ngữ này chưa? Xây dựng dân dụng là gì?
Xây dựng dân dụng được định nghĩa là ngành kỹ thuật chuyên nghiệp đảm đương từ khâu thiết kế đến thi công và cả bảo trì các công trình dân dụng. Cũng như các hạng mục công trình tự nhiên khác, đây cũng là một trong số những ngành kỹ thuật xây dựng lâu đời nhất. Mà trong đó, xây dựng dân dụng được chia thành từng nhóm ngành kỹ thuật nhỏ.
Những hạng mục điển hình của lĩnh vực này có thể kể đến như:
- Các công trình nhà ở
- Các nhà không dùng để ở như: tòa nhà văn phòng, trường học, công xưởng, bệnh viện, kho bãi,…
- Hệ thống hạ tầng giao thông: đường hầm, cầu, đường bộ..
Trong tất cả các ngành kỹ thuật thì xây dựng dân dụng là một trong những ngành lâu đời nhất. Trong đó, xây dựng dân dụng bao gồm nhiều mảng khác nhau. Tính đến hiện nay, kỹ thuật xây dựng dân dụng hầu như xuất hiện ở mọi cấp độ phạm vi. Từ nhà nước đến cộng đồng, kể cả là tư nhân. Khi đất nước càng phát triển các công trình sẽ ngày càng đặc biệt hơn nhờ sự liên kết từ các khu vực; liên kết quốc tế giúp độ hoàn mỹ của công trình tăng lên đáng kể.
>>> Xem thêm: Bốn lý do nhân lực ngành xây dựng sẽ được ‘trải thảm đỏ” ở Việt Nam
Các công trình xây dựng dân dụng bao gồm
Công trình dân dụng là những công trình xây dựng bao gồm công trình công cộng và các loại nhà ở khác nhau. Chi tiết được quy định trong thông tư 12/2012/TT-BXD.
Để hiểu rõ về định nghĩa trên, chúng ta cùng tìm hiểu về phân loại của công trình xây dựng dân dụng sau đây:
- Nhà ở gồm nhà riêng lẻ (nhà ở nông thôn truyền thống, biệt thự, nhà liền kề) và chung cư (mini, thấp tầng, cao tầng, nhiều tầng, hỗn hợp)
- Công trình cộng đồng bao gồm các công trình giáo dục, công trình văn hóa, khách sạn, văn phòng; nhà khác, công trình y tế, thương mại; tháp thu phát sóng phát thanh; nhà ga, nhà phục vụ thông tin liên lạc, bến xe; phát sóng truyền hình, công trình thể thao các loại…
Phân cấp công trình dân dụng cụ thể nhất
Ngoài thắc mắc công trình dân dụng là gì thì việc công trình phân cấp như thế nào cũng rất được quan tâm. Dựa trên những quy định trong xây dựng, công trình dân dụng được chia thành các cấp sau:
- Công trình dân dụng cấp I: là những công trình mà tổng diện tích sàn trong khoảng từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2. Hoặc được quyết định bằng chiều cao. Công trình dân dụng cấp I sẽ có chiều cao từ 19 đến 20 tầng.
- Công trình dân dụng cấp II: là những công trình mà tổng diện tích sàn của nó trong khoảng từ 5000m2 đến dưới 10.000m2; hoặc có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
- Công trình dân dụng cấp III: là loại công trình có tổng diện tích sàn dao động từ 1000m2 đến dưới 5000 m2. Hoặc những công trình có độ cao trong khoảng 4 đến 8 tầng cũng được xếp vào loại công trình dân dụng cấp III.
- Công trình dân dụng cấp IV: là những công trình có tổng diện tích sàn dưới 1000m2 hoặc có chiều cao dưới 3 tầng.
- Công trình dân dụng cấp đặc biệt: là loại công trình mà tổng diện tích sàn của nó lớn hơn 15.000m2. Hoặc chiều cao rơi vào khoảng lớn hơn hoặc bằng 30 tầng.
Đây là những hạng mục chính của nhóm ngành xây dựng dân phổ biến hiện nay. Rất dễ để nhận thấy được mối liên hệ mật thiết từ lĩnh vực này với sự phát triển của kinh tế quốc gia. Bởi hầu như đây đều là các hạng mục vô cùng thiết yếu với hầu hết các hoạt động phát triển chung của kinh tế, xã hội. Hoặc dễ thấy nhất chính là sự liên kết mật thiết với mức sống của người dân.
>>> Xem thêm: Mẫu nhà ống 3 tầng đẹp hiện đại phổ biến nhất hiện nay
Một số yêu cầu cần nắm khi phân cấp công trình dân dụng
Thông tư 12/2012/TT-BXD và QCVN/BXD112 có quy định về yêu cầu khi phân cấp hạng mục xây dựng nhà dân dụng như sau:
Yêu cầu phân cấp nhà ở
Tiến hành phân cấp nhà ở phải tính đến mức độ nguy hiểm cho tính mạng con người cùng với khả năng tháo chạy khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Như vậy, nhóm nhà ở được xếp vào nguy hiểm cháy theo công năng, ký hiệu là F. Còn nhà chung cư xếp vào nhóm F1.3 và nhà ở thuốc thuộc nhóm F1.4.
- Với nhà ở riêng lẻ, công trình từ 3 tầng trở lên không được dưới cấp III. Nói dễ hiểu là niên hạn sử dụng phải từ 20-50 năm và có độ chịu lửa cấp III
- Với chung cư cao đến 25 tầng phải có niên hạn sử dụng từ 50 – 100 năm và chịu lửa cấp II.
- Với chung cư từ 25 tầng trở nên phải được xây dựng lớn hơn cấp I cùng giới hạn chịu lửa cụ thể như sau:
- Bộ phận chịu lực R180, tường ngoài không chịu lực E60
- Tường buồng thang trong nhà REI 180, sàn giữa các tầng REI 90
- Chiếu thang, bản thang là R90
Tham khảo tin đăng mua bán nhà đất tại website Muaban.net dưới đây: |
Yêu cầu phân cấp nhà và công trình công cộng
Với những công trình như bảo tàng, di tích lịch sử hoặc tòa nhà lưu trữ thì phải tính đến độ an toàn cho cá tài sản quý hiếm được lưu trữ bên trong công trình. Công trình nhà và công trình công cộng có quy định phải đạt từ cấp I trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc niên hạn của công trình phải trên 100 năm. Mức độ chịu lửa ở cấp I, bao gồm các công trình:
- Công trình nhà và các công trình có tầm quốc gia, quốc tế; công trình đặc biệt mang ý nghĩa về an toàn an ninh quốc gia, quốc phòng hay ngoại giao
- Công trình phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu trong các trường hợp dịch bệnh, cháy nổ hoặc thiên tai
- Công trình là trụ sở của các cơ quan ban ngành như Quốc hội, Đảng; cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
>>> Xem thêm: Xin giấy phép xây dựng và những điều bạn cần biết
Đặc điểm của xây dựng dân dụng
Xây dựng dân dụng khác với các ngành sản xuất đặc thù khác. Các hạng mục xây dựng nhà dân dụng có thể góp mặt ở mọi cấp độ. Từ tư nhân, các nhân đến tập thể, nhà nước. Từ phạm vi trong nước đến các khu vực quốc tế.
Xét về chức năng, xây dựng dân dụng là một trong những nền tảng cơ sở cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Là lĩnh vực mang đến giá trị lợi nhuận không hề nhỏ. Mặt khác, đây cũng là điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi hơn.
Vai trò kỹ thuật xây dựng dân dụng
Là ngành trọng điểm của mỗi quốc gia, xây dựng dân dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trên nhiều khía cạnh. Cụ thể:
- Xây dựng là biểu hiện cụ thể cho định hướng phát triển, đường lối kinh tế quốc gia qua từng thời điểm cụ thể
- Là cơ sở vật chất hạ tầng hỗ trợ nền kinh tế nước nhà
- Tạo điều kiện cho các lĩnh vực, ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi
- Giúp tăng cường tiềm lực cho quốc gia, đem về nhiều nguồn đầu tư nước ngoài
- Tăng giá trị lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân.
Với những vai trò hết sức thiết thực trên, kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn là một trong những ngành chiếm được sự quan tâm, ưu ái nhiều nhất trong công cuộc cải tạo kinh tế, phát triển đổi mới.
Hy vọng qua bài viết trên đây. Mua Bán đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng cũng như vai trò kỹ thuật xây dựng dân dụng với nền kinh tế quốc gia. Và bạn cũng có thể truy cập mua bán nhà đất để biết thêm những tin đăng mới nhất về mua bán ngày hôm nay nhé!