Với tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực cũng như nhu cầu về chất lượng cho sản phẩm truyền thông giải trí hiện nay, cơ hội việc làm của ngành Vfx trở nên vô cùng phong phú, hấp dẫn. Vậy Vfx là nghề gì? Cần những kỹ năng gì để trợ thành “nghệ nhân” Vfx chuyên nghiệp? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vfx là gì?
Vfx là viết tắt của cụm từ Visual Effect, cụm từ này được hiểu là hiệu ứng hình ảnh hay kỹ xảo hình ảnh và thường xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh, các kênh truyền hình, các đoạn MV hay quảng cáo cũng như các trò chơi… Hiểu một cách đơn giản, Vfx giúp nhà sản xuất phim biến những điều giả tưởng thành những thứ hiện thực, như thật ở trong phim. Ví dụ những thước phim giả tưởng cảnh chiến đấu với khủng long, với người ngoài hành tinh hay những cảnh quay phim bay lượn trên không trung, lướt trên sóng nước… trở nên sống động như thật.
Những kỹ năng cần có để trở thành “nghệ nhân” Vfx chuyên nghiệp
Khi bạn tham gia vào ngành Vfx, có rất nhiều vị trí khác nhau để cho bạn lựa chọn. Đối với những người quan tâm đến sự sáng tạo, các vị trí kỹ thuật khác nhau đòi hỏi các kỹ năng cũng như sự tập trung khác nhau. Các kỹ năng mà chúng ta đang đề cập ở đây không tập trung vào bất cứ loại hình công nghệ hoặc phần mềm cụ thể nào. Phần mềm và công cụ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mà là các kỹ năng chung mà ai làm trong nghề cũng cần có.
Ngày nay, có rất nhiều công cụ nhẹ, dễ sử dụng, tiện lợi và được update thường xuyên. Nó phù hợp với nhiều mục đích khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế khác nhau. Và những kỹ năng cần có trong ngành Vfx thường là những kỹ năng cơ bản, và bạn cần cải thiện một cách thường xuyên:
- Ánh sáng và bối cảnh
- Thẩm mỹ thị giác.
- Vẽ tay
- Điêu khắc và giải phẫu học
- Chuyển động và cơ học
- Đam mê điện ảnh
- Quan sát thế giới thực
- Nhiếp ảnh.
Xem thêm ngay tin đăng việc làm lương cao, uy tín tại đây
Để sống lâu và sống tốt công việc Vfx, bạn cần thường xuyên trau dồi các kỹ năng mềm bên cạnh kỹ năng chuyên môn. Ngành Vfx là một công việc yêu cầu sự tham gia của tập thể lớn các Artist hoạt động trong môi trường làm việc liên tục. Do đó, công việc này hiển nhiên đòi hỏi sự giao tiếp và kết nối tốt.
Ngoài ra, đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết, cho dù bạn ở bất cứ ngành, nghề nào đi chăng nữa. Hãy xem danh sách các kỹ năng mềm dưới đây và bắt đầu hành trình rèn luyện của bạn song song với các kỹ năng công việc mà bạn cần.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, tinh thần kiên trì, chịu thay đổi.
- Sự thích nghi nhanh chóng và sự thay đổi liên tục của ngành nghề.
- Cần trau dồi sự chủ động, thường xuyên cập nhật, tìm hiểu các xu hướng mới nhằm tạo nên các sản phẩm Vfx phù hợp thời cuộc.
- Quản lý tốt thời gian cá nhân và hoàn thành công việc được giao với chất lượng tốt nhất.
- Đúng hẹn với deadline được giao.
- Tiếp nhận ý kiến, đóng góp của cấp trên, đồng nghiệp với tinh thần cởi mở nhất.
>>> Tham khảo thêm: Senior là gì? Những yếu tố giúp Senior nâng cao trình độ chuyên môn
Các vị trí chính khi làm việc trong ngành Vfx
Và dưới đây là một số công việc cụ thể liên quan tới ngành Vfx mà bạn có thể tham khảo:
Phòng kỹ thuật – Art Department
Phòng kỹ thuật- Art Department đảm nhận nhiệm vụ biến ý tưởng của đạo diễn hay kịch bản từ dạng văn bản chuyển thể thành hình ảnh nhằm giúp người xem hiểu được hết ý nghĩa của nó. Điều này giúp các thành viên trong đoàn làm phim có thể hình dung được bối cảnh, nhân vật cũng như góc quay dựa cần thiết.
Pre-Visualization
Pre-viz đảm nhận nhiệm vụ biến hình ảnh 2D thành dạng phim hoạt hình 3D giản thể. Ý nghĩa của công đoạn này là giúp toàn bộ team có chung một hướng nhìn. Thông qua cách làm của Pre-Viz, các Camera Man biết quay ở góc nào, điều chỉnh các thông số ra sao cho phù hợp, diễn viên cần phải đứng ra sao.
Asset Department
Asset Department là vị trí đảm nhận công việc về sáng tạo các thành phần xung quanh nhân vật chính như các tòa nhà, con người, xe cộ,…. Công việc của họ trải dài từ lúc triển khai tiền kỳ cho đến hậu kỳ.
Research and Development
Research and Development được hiểu là nghiên cứu và phát triển. Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết sâu về khoa học máy tính cũng như có kỹ năng xử lý vấn đề nhanh chóng. . Ở khâu này, họ phải tạo ra các công cụ, phần mềm để dễ dàng thích nghi với độ khó của công việc.
Animation – Diễn họa
Animation là vị trí thực hiện các công việc có liên quan đến sự chuyển động của vật thể.
Matchmove
Vị trí Matchmove giống như các Apps chụp ảnh có trên Smartphone. Y nghĩa của công việc này là dùng các dữ liệu đã có khi quay phim rồi gắn vào những thành phần mà đạo diễn mong muốn vào Video có sẵn từ trước.
Fx Simulation
Fx Simulation được sử dụng nhằm mô phỏng lại các hiệu ứng như: cát, bụi, khói, nước, lửa mà con người khó có thể kiểm soát được. Do đó, đây là vị trí yêu cầu khả năng và tư duy sáng tạo cao.
Lighting
Lighting Artist chịu trách nhiệm về phần ánh sáng cho toàn bộ bối bảnh.
Matte Paint
Những người làm Matte Paint thường trong ngành Vfx có khả năng hiểu về bối cảnh rất tốt. Nhiệm vụ chính của họ là sáng tạo bối cảnh, Background để cho ra cảnh quay chân thực và đẹp mắt.
Rotoscoping
Rotoscoping là việc tách người hoặc các vật thể khác khỏi Background của Video. Công việc này nhằm mục đích gắn nhân vật mục tiêu lên một phông nền khác. Hay dùng để chỉnh màu, tô sáng hoặc làm mờ theo mục đích của bối cảnh.
Compositing
Compositing là việc bạn sẽ kết hợp một vật thể 3D giả lập vào Video có sẵn từ trước.Những người làm Composting thường thành thạo trong việc sử dụng tone màu sắc, ánh sáng và hiểu tâm lý người xem.
>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu Swagger là gì? Cách tận dụng swagger để viết API
Tại sao Vfx hiện đang thu hút nguồn nhân lực trẻ
Theo một số thông tin từ phòng tuyển dụng của các đơn vị Studio tại Việt Nam, thực tế cho thấy rằng bộ phận tuyển dụng phải rất vất vả khi ngày đêm tìm kiếm nhân sự phù hợp cho công ty. Nhiều vị trí Vfx đã được đăng tin tuyển dụng trong suốt 2-3 tháng mà vẫn chưa tìm được ứng viên. Trong đó, có các vị trí thường xuyên được đăng tin tuyển dụng và không yêu cầu quá cao về kinh nghiệm làm việc như: Compositing Artist, Roto Artist, Modelling Artist và Texturing Artist.
Các vị trí khác như: LookDev Artist ,Animator hay cao hơn là Vfx Supervisor, CG Supervisor vẫn được nhiều Studio tích cực săn đón, tuy nhiên ít khi tuyển được nhân sự tốt và đảm bảo được yêu cầu về kỹ năng. Qua đây cho thấy rằng, thị trường vẫn còn thiếu nguồn nhân lực trong ngành Vfx, và điều này cũng kéo một số bộ phận nhân sự trẻ tuổi đang theo đuổi công việc này.
Ngoài ra, thu nhập của Artist trong ngành Vfx cũng là điều được các bạn trẻ rất quan tâm. Được biết, thu nhập bình quân của sinh viên vừa ra trường và bắt đầu đảm nhận một vị trí nào đó trong lĩnh vực Vfx là khoảng 9 triệu đồng / tháng. Tuy nhiên, đối với những người có tay nghề cao, mức lương dao động từ 12 triệu đồng đến 15 triệu đồng / tháng kể từ tháng đầu tiên.
Ngoài ra, với trình độ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong ngành kỹ xảo điện ảnh, sau một thời gian dài làm việc bạn chắc chắn có thể vươn lên vị trí giám sát / đạo diễn và đạt được mức thu nhập mong muốn lên đến 50 triệu đồng/ tháng và ngày càng tăng.
Nhìn chung, khi được hỏi về công việc kỹ xảo điện ảnh, các bạn trẻ khá hứng thú với các công việc này. Đặc biệt, đây là công việc rất phù hợp với những người đam mê điện ảnh, yêu thích những bộ phim viễn tưởng hay có sở thích sáng tạo. Đây là công việc khá linh hoạt, một số vị trí không bắt buộc phải lên công ty, bạn có thể làm tại nhà với thời gian không giới hạn.
Đây là những lý do chính vì sao Vfx đang nhận được quan tâm của đông đảo giới trẻ. Tuy nhiên, để có thể tồn tại được những thành công trong nghề cũng cần bạn phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có góc nhìn rõ hơn về ngành Vfx. Và có thêm những định hướng mới nếu bạn muốn theo đuổi công việc này.
>>> Xem thêm:
- Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống