Từ lâu, múa lân được coi là một nghi thức truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, lễ khai trương… nhằm thu hút những điều mới mẻ, tốt đẹp và đẩy lùi những điều xui xẻo. Nếu bạn muốn tự tay vẽ tranh múa lân ngày Tết, hãy tham khảo qua 10 mẫu tranh dưới đây được Muaban.net tổng hợp nhé.
I. Con Lân ngày Tết có ý nghĩa gì?
Trong văn hóa Á Đông, Lân được xem là một trong bốn linh vật quan trọng trong truyền thuyết. Con Lân mang nhiều ý nghĩa phong thủy, được coi là biểu tượng của may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia đình.
Vào dịp Tết, hình ảnh con Lân trở nên đặc biệt quan trọng. Sự xuất hiện của Lân không chỉ mang lại bình an mà còn tượng trưng cho vận may. Đồng thời, linh vật này tạo ra nguồn năng lượng tích cực, giúp mọi việc diễn ra thuận lợi và xua đuổi những điều xấu xa, mang lại không khí tươi vui cho ngày Tết.
Xem thêm: Cách làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn phong tục 3 miền
II. 10 ý tưởng vẽ tranh con lân ngày tết đơn giản đẹp nhất
Là một linh vật mang đến điều tốt đẹp cho cuộc sống, chắc hẳn nhiều người muốn được tự tay vẽ tranh con lân ngày Tết để trang trí cho phòng khách, bàn học, bàn làm việc hay những nơi muốn thu hút năng lượng tích cực. Sau đây là 10 ý tưởng vẽ tranh đơn giản mà bạn có thể tham khảo qua:
Xem thêm: 22+ Trò chơi Trung Thu vui nhộn dành cho trẻ em và người lớn
III. Hướng dẫn vẽ con lân chi tiết mà đơn giản cho bé
Dưới đây là hướng dẫn vẽ con lân vô cùng đơn giản và chi tiết để giúp các bé có thể vẽ nên con lân cho mình
1. Chuẩn bị dung cụ
- Giấy vẽ
- Bút vẽ
- Màu tô
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Vẽ đầu con lân
- Phác thảo: Vẽ hình tròn bên trong hình vuông. Chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau. Vẽ một đường cong đến tâm của hình tròn như trong hình.
- Vẽ mắt: Để tạo khuôn mắt của Lân, hãy vẽ hai đường cong song song với nhau và thêm chi tiết bông hoa giữa lục lạc và trán của chú Lân.
- Vẽ tai và sừng: Chi tiết trong tai và tai sẽ được vẽ ở hai góc bên trái của hình vuông.
- Chi tiết sừng và râu: Vẽ thêm chi tiết cho chiếc sừng. Bên dưới chiếc lục lạc, những đường lượn sóng nối nhau sẽ tạo nên râu cho con Lân.
- Vẽ miệng lân và râu dưới: Vẽ hai đường cong bên dưới phần râu để tạo miệng lân. Bên dưới miệng lân vẽ một tam giác ngược và vẽ hình ngọn lửa để làm râu cho con lân.
Bước 2: Vẽ thân con lân
- Phác thảo: Phác thảo một hình vuông nhỏ bên dưới đầu Lân.
- Vẽ phần thân: Tạo phần thân cho con Lân bằng cách vẽ những đường cong uốn lượn bên trong hình vuông. Sau đó, vẽ những chi tiết lượn sóng trên thân con Lân và áo giáp của nó.
Bước 3: Vẽ chân con lân
Vẽ 4 chân cho con lân thật uyển chuyển
Bước 4: Vẽ đuôi con lân
Đuôi con Lân có hai đường cong song song giống như lá. Vẽ vòng ngoài theo cách tương tự và vẽ một hình tròn nhỏ bên trên nối liền phần thân.
Bước 5: Hoàn thiên và tô màu
Cuối cùng, ta đi lại các đường nét và tô màu cho từng chi tiết theo sở thích của mình.
Trên đây là 10 mẫu vẽ tranh múa lân ngày Tết mà bạn có thể tham khảo để vẽ nên những bức tranh thật đẹp mắt, sống động và mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Hãy theo dõi Mua bán để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xem thêm:
- Mùng 8/3 Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày 8/3
- Top 30+ Mẫu Vẽ Tranh 8/3 Đơn Giản Và Ý Nghĩa Nhất Tặng Mẹ, Cô Giáo
- Tham khảo top 15 mẫu cổng trại 26/3 đẹp và độc đáo nhất