Cúng Thần Tài vào ngày rằm đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của ông bà ta từ xưa. Bởi nhiều người quan niệm rằng, cúng Thần Tài sẽ thu hút được nhiều may mắn, tài lộc. Vậy cúng Thần Tài cần chuẩn bị những gì, văn cúng Thần Tài ngày rằm như thế nào? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài ngày rằm
Cúng Thần Tài vào ngày rằm không chỉ là một truyền thống tâm linh mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Thần Tài là người cải quản và hộ trì cho địa mạch của khu đất bạn đang ở. Việc cầu khấn và cúng Thần Tài được coi là cách để kích lộc, thu hút may mắn và bình an cho gia chủ.
Vào những dịp quan trọng như ngày Rằm, nhiều người sẽ cúng Thần Tài để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sự che chở, bảo vệ từ các vị thần linh, giúp cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc và an lành hơn. Bên cạnh đó họ cũng cầu cho mọi điều sắp tới được may mắn, thuận lợi.
II. Lễ vật cần chuẩn bị khi cúng Thần vào ngày rằm
Tùy vào tín ngưỡng và điều kiện kinh tế mà bạn có thể chuẩn bị một măm cúng phù hợp. Dưới đây là bộ lễ vật cúng Thần Tài phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo qua:
- Gạo (gạo tẻ)
- Tiền vàng mã
- Thuốc lá
- Muối hạt sạch
- Bộ tam sên:
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…)
- Tiền lẻ
- Đĩa bánh
- Kẹo nhỏ
- Đèn cầy (hoặc nến)
- Hương thắp (nhang)
- 3 chén nước và 3 chén rượu
- Trái cây tươi: đủ ngũ quả (5 loại quả khác nhau)
- Trầu, cau: 1 lá trầu và 1 quả cau đẹp
- Xôi gấc hoặc đỗ xanh
Bên cạnh mâm cúng Thần Tài, nhiều tín ngưỡng còn chuẩn bị thêm một mâm cơm để cúng chúng sinh. Mâm cơm cúng chúng sinh bao gồm:
- Cơm hoặc xôi (xôi gấc hoặc đỗ xanh)
- Chè
- Mâm ngũ quả (5 loại quả khác nhau)
- Bỏng ngô, bỏng gạo, đường
- Bát cháo trắng nấu loãng, gạo trắng, muối trắng
- Hương thắp nhang, đèn cầy (hoặc nến)
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…)
Xem thêm: Chi tiết bài văn khấn 100 ngày cho người đã khuất đầy đủ nhất 2023
III. Văn khấn Thần Tài ngày rằm hàng tháng
Vào ngày rằm hàng tháng, khi dâng lễ bày tỏ lòng thành và những mong ước của mình, bạn nên đọc bài văn khấn sau để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi. Dưới đây là văn khấn Thần Tài ngày rằm bạn có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Con kính lạy ngài Gia môn Thổ phủ, Thổ chủ Tài thần. Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền. Con kính lạy tiền hậu địa chủ chư vị linh thần. Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc đức Chính thần. Con kính lạy các ngài thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là … ngụ tại … (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty). Hôm nay là ngày rằm tháng …. năm …. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị tôn thần chứng giám. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại. Con cầu xin các ngài phù hộ cho … nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để … (cửa hàng, công ty) ngày càng phát triển. (Nếu cúng cho cửa hàng, công ty,…) Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần). |
Xem thêm: Bài Văn Khấn Lễ Ban Công Đồng Cổ Truyền Chuẩn Tâm Linh 2024
IV. Những điều cần lưu ý khi cúng Thần Tài ngày rằm
Khi cúng Thần Tài vào ngày Rằm, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau để thực hiện nghi thức một cách trọn vẹn nhất:
- Mỗi lần đốt nhang, gia chủ nên đốt 5 cây, vì 5 nén hương là biểu tượng cho tấm lòng thành kính, ước muốn và tâm nguyện của gia chủ gửi đến đất trời, thần linh và tổ tiên.
- Khi đốt nhang, thay luôn nước trắng và nước trong lọ hoa đã để từ ngày hôm trước, vì đồ cúng cần sử dụng đồ mới, chưa qua sử dụng.
- Định kỳ hàng tháng cần vệ sinh, lau chùi bàn thờ và tắm rửa cho Thần Tài vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng.
- Sử dụng nước lá bưởi và rượu pha cùng với nước sạch để tắm cho Thần Tài. Và dùng một chiếc khăn riêng để lau cho ông Thần Tài, không sử dụng khăn vào việc khác.
- Ngăn chặn vật nuôi trong nhà quậy phá bàn thờ Thần Tài, đây là một điều quan trọng cần lưu ý để thể hiện sự tôn trọng Thần Tài.
Lời kết
Bài viết trên Mua Bán đã cùng bạn tìm hiểu về mâm lễ và bài văn khấn Thần Tài ngày rằm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn suôn sẻ hơn trong quá trình cúng Thần Tài, thu hút may mắn, tài lộc. Đừng quên truy cập vào Muaban.net ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về nhà đất, mẹo vặt và việc làm nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
- Văn khấn gia tiên, thần linh ngày thường, hàng tháng đầy đủ nhất
- Bài Văn Khấn Tam Bảo Tại Nhà Và Chùa Đầy Đủ Nhất 2023
- Nằm mơ thấy cá sấu là điềm tốt hay xấu? Giải mã chi tiết các giấc mơ