Văn khấn gia tiên ngày rằm là một phần không thể thiếu trong phong tục thờ cúng của người Việt. Mỗi ngày rằm, từ tháng Giêng, tháng 7, đến tháng Chạp đều mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Việc chuẩn bị văn khấn gia tiên ngày rằm đúng cách là cách kết nối tâm linh và gia tăng sự gắn kết trong gia đình. Bài văn khấn gia tiên ngày rằm được Mua Bán tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ ngày rằm một cách đầy đủ và ý nghĩa.
I. Văn khấn gia tiên vào ngày rằm chuẩn chỉnh
Văn khấn gia tiên cúng rằm không cần phải quá phức tạp, gia chủ có thể tham khảo mẫu văn khấn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hóa Thông tin) như sau:
1. Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng Giêng
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.
– Tín chủ (chúng) con là: …
– Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
2. Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng Chạp
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. Con xin kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiền khảo, Hiền tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
– Tín chủ (chúng) con là: …
– Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày…tháng…năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ Phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Xem thêm: Văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng ngắn gọn và chính xác nhất
3. Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 7
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.
– Tín chủ (chúng) con là ….
– Ngụ tại ….
Hôm nay là ngày Rằm tháng 7 năm …. Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng ân đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….
Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
4. Văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
– Tín chủ (chúng) con là …
– Ngụ tại …
Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Tín chủ con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Xem thêm: Cách cúng cô hồn hàng tháng: Văn khấn, Bài Cúng chuẩn nhất
II. Những lưu ý khi đọc văn khấn gia tiên vào ngày rằm.
Để nghi lễ dâng hương và đọc văn khấn gia tiên ngày rằm được trọn vẹn và ý nghĩa, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
- Tắm rửa sạch sẽ: Người tiến hành văn khấn cần phải tắm rửa sạch sẽ, trang phục lịch sự trước khi tiến hành cúng bái gia tiên, điều này sẽ thể hiện sự tôn trọng thành kính với tổ tiên.
- Không gian nghiêm trang: Bàn thờ phải được lau dọn sạch sẽ, đặt ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm để tạo không khí linh thiêng khi thực hiện nghi lễ.
- Hãy đảm bảo sử dụng bài văn khấn gia tiên đúng dịp để nghi lễ thêm trọn vẹn.
Lời kết
Trên đây là một số bài văn khấn gia tiên ngày rằm mà Mua Bán tổng hợp và muốn chia sẻ đến bạn. Mỗi bài văn khấn đều có những đặc điểm và ý nghĩa riêng, phù hợp với từng ngày rằm trong năm. Vì vậy, việc sử dụng đúng bài văn khấn gia tiên trong các ngày lễ là vô cùng quan trọng. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ những thông tin thú vị này cùng bạn bè của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Mẫu văn khấn thi cử cầu may mắn, đỗ đạt chuẩn nhất
- Bài khấn đi chùa ngắn gọn cầu bình an, may mắn cho cho gia đình
- Văn Khấn Tạ Mộ Cuối Năm: Mẫu Văn Khấn Và Lễ Vật Cần Chuẩn Bị