Sunday, December 22, 2024
spot_img
HomeNhà đấtTứ Hợp Viện là gì? Đặc điểm và cấu trúc của nhà...

Tứ Hợp Viện là gì? Đặc điểm và cấu trúc của nhà Tứ Hợp Viện Trung Quốc

Tứ Hợp Viện là một trong những cụm từ được nhắc đến nhiều trong kiến trúc cổ truyền của Trung Quốc. Vậy thì lịch sử hình thành cũng như ý nghĩa của nhà tứ hợp viện có gì nổi bật? Hãy cùng Mua Bán tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn các đặc điểm, cấu trúc trong kiến trúc tứ hợp viện Trung Quốc.

Tứ Hợp Viện
Tứ Hợp Viện

1. Tứ Hợp Viện là gì?

Để hiểu rõ Tứ Hợp Viện Trung Quốc, bạn cần nắm được khái niệm Tứ Hợp Viện là gì? Trong từ điển Hán Việt, Tứ Hợp Viện được giải thích cụ thể như sau:

  • Tứ: nghĩa là 4,ở đây được hiểu là 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc
  • Hợp: nghĩa là góp lại, tập trung lại
  • Viện: nghĩa là khoảng không gian như khu vườn hoặc sân
Đây là một kiến trúc xây dựng có từ rất lâu đời ở Trung Quốc
Đây là một kiến trúc xây dựng có từ rất lâu đời ở Trung Quốc

Như vậy, Tứ Hợp Viện là kiến trúc nhà gồm có 1 khu sân vườn được đặt ở vị trí trung tâm, 4 dãy nhà được xây bao quanh và nằm theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Trong đó, nhà chính sẽ được đặt ở hướng Bắc nhìn sang hướng Nam, nhà đối diện nhà chính, 2 nhà ngang được xây theo hướng Đông, Tây. Đây là kiểu kiến trúc nhà truyền thống của dân tộc Hán sinh sống ở khu vực phía Bắc Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm: Xây nhà kiểu Mỹ ở Việt Nam gây ấn tượng bởi thiết kế độc đáo

2. Đặc điểm và cấu trúc của Tứ Hợp Viện Trung Quốc

Ngày nay, bạn vẫn có thể thấy Tứ Hợp Viện xuất hiện rất nhiều ở Bắc Kinh, hoặc ở các vùng nông thôn. Vậy kiến trúc này có những đặc điểm gì và cấu trúc xây dựng ra sao?

2.1 Đặc điểm nổi bật

Các công trình xây dựng Tứ Hợp Viện đều có những đặc điểm nổi bật nhất mà bạn có thể quan sát thấy như:

  • Bố cục: Được xây đối xứng với trục đường chính rõ nét, nhà chính nằm trên trục đường chính trở nên uy nghiêm hơn.
  • Hình dáng: Tứ Hợp Viện có nhiều kiểu nhà khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là nhà thiết kế hình khối vuông gọn gàng. Chính phòng có hướng Bắc, đảo tọa là hướng Nam, phòng sương tọa hướng Đông và Tây; các gian nhà trong Tứ Hợp Viện đều được tường bao khép kín, chỉ có hướng Đông Nam được mở ra.
  • Cách sắp xếp phòng được quy định rõ ràng: Phòng chính sẽ được thiết kế rộng và cao hơn trắc phòng. Phòng chính được dùng làm nơi ở của các trưởng bối. Con cháu trong nhà sẽ được sắp xếp ở sương phòng hoặc ở 2 bên phòng giáp với phòng chính. Bên cạnh đó, các phòng sẽ được sắp xếp theo quy định từ lớn đến bé theo tuổi tác, vai vế.
Có nhiều kiểu nhà khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là nhà thiết kế hình khối vuông gọn gàng
Có nhiều kiểu nhà khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là nhà thiết kế hình khối vuông gọn gàng

2.2 Cấu trúc của Tứ Hợp Viện

Kết cấu xây dựng của Tứ Hợp Viện cũng sẽ mang những đặc trưng riêng của nó, cụ thể như:

  • Số tầng: Các Tứ Hợp Viện chỉ được xây dựng từ 1 – 2 tầng, thường sẽ không quá 2 tầng.
  • Hành lang: Đây là yếu tố không thể thiếu và được nối với 4 nhà xung quanh theo 4 hướng. Tất cả các ngôi nhà đều được xây bậc thang để đi lên tiền sảnh
  • Cổng chính: Do người Trung Quốc rất coi trọng thể diện nên cửa chính là nơi thể hiện địa vị trong nhà, được xây dựng rộng và được trang trí thêm các bức sư tử đá, chạm khắc đá…
  • Số sân: Tùy vào quy mô cũng như sự phân tầng mà trong Tứ Hợp Viện được xây dựng từ 1 – 3 sân. Trong đó, 1 sân gọi là Nhị tiến Nhất viện được thiết kế có hình chữ “Khẩu” (口); 2 sân được gọi là Tam tiến Nhị viện được thiết kế có hình chữ “Nhật” (日); 3 sân gọi là Tứ tiến Tam viện được thiết kế theo hình chữ “Mục” (目).
Cửa chính là nơi thể hiện địa vị trong nhà, được xây dựng rộng
Cửa chính là nơi thể hiện địa vị trong nhà, được xây dựng rộng

Hiện nay, các thiết kế Tứ Hợp Viện vẫn được giới nhà giàu Trung Quốc yêu thích nhờ kiến trúc cũng như giá trị thẩm mỹ của nó. Do đó, bạn vẫn sẽ bắt gặp được nhiều hình ảnh Tứ Hợp Viện hiện đại ở Bắc Kinh khi có dịp đến đây tham quan.

Tìm hiểu thêm: Nhà mái lệch, mẫu nhà sang trọng và nổi bật nhất hiện nay

3. Lịch sử hình thành và phát triển của Tứ Hợp Viện

Theo sử sách ghi chép, kiến trúc này đã xuất hiện cách đây khoảng 2000 năm trước, vào thời Đông Chu. Tứ Hợp Viện đã có nhiều thay đổi và mang những nét đặc trưng rất riêng qua các triều đại khác nhau, cụ thể như:

Triều đại Đặc điểm của kiến trúc Tứ Hợp Viện
Thời nhà Hán Kiến trúc Tứ Hợp Viện mang đậm chất phong thủy nên việc lựa chọn vị trí xây dựng, kết cấu bố cục đều dựa vào các quy tắc Âm Dương ngũ hành.
Thời nhà Đường Bố cục Tứ Hợp Viện lúc này chuyển sang hình dáng trước hẹp và phía sau rộng.
Thời nhà Nguyên Kiến trúc ngày càng được chú trọng nên quá trình xây dựng trở nên quy mô và tỉ mỉ hơn. Một số công trình xây dựng ở thời nhà Nguyên vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay.
Thời nhà Minh – Thanh Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài nên kiến trúc xây dựng ngày càng trở nên độc đáo với các đường nét tinh xảo hơn. Lúc này, Tứ Hợp Viện đã trở thành biểu tượng của sự giàu có, gia thế, quyền uy. Tương tự với thời nhà Nguyên, ở thời kỳ này cũng có nhiều kiến trúc được bảo tồn và lưu giữ đến ngày nay.

4. Ý nghĩa của Tứ Hợp Viện

Trong quá trình phát triển của lịch sử và trong đời sống của người Trung Quốc, kiến trúc Tứ Hợp Viện có rất nhiều ý nghĩa:

4.1. Ý nghĩa về mặt đời sống

Khí hậu của Trung Quốc thường lạnh lẽo trong mùa đông, nóng bức trong mùa hè nên lối kiến trúc Tứ Hợp Viện rất phù hợp với điều kiện tự nhiên này. Về mùa đông, lối kiến trúc khép kín sẽ giúp cho ngôi nhà chặn đứng được các cơn gió lạnh nhưng vẫn tạo điều kiện cho không gian nhà tiếp nhận được ánh sáng mặt trời. Về mùa hè, các phòng trong Tứ Hợp Viện đều đón được ánh sáng thiên nhiên một cách thuận tiện nhất. Ngoài ra, với kiến trúc này còn giúp ngôi nhà hạn chế được sự ảnh hưởng của những cơn bão cát.

Tứ Hợp Viện rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của Trung Quốc
Tứ Hợp Viện rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

4.2. Ý nghĩa về mặt phong thủy

Quan niệm phong thủy trước nay đều cho rằng “trời tròn, đất vuông” nên bố cục Tứ Hợp Viện là sự hài hòa nhất của tạo hóa. Các công trình đều xây dựng với kiểu khép kín xung quanh chỉ có hướng Đông Nam mở, tương ứng với quẻ Tốn trong bát quái, được đánh giá là hướng Cát tường.

Bên cạnh đó các tòa nhà được xây theo bố cục đối xứng, cân đối với nhau tạo nên cảm giác thanh bình, an nhàn. Tứ Hợp Viện còn có sự phân biệt giữa bên trong và bên ngoài, tạo ra không gian sum họp, đầm ấm nên mang đến nhiều sự tốt lành cho tinh thần, sức khỏe, thể chất cho gia chủ và gia đình.

Công trình xây dựng khép kín, chỉ có hướng Đông Nam mở, tương ứng với quẻ Tốn trong bát quái (hướng Cát tường)
Công trình xây dựng khép kín, chỉ có hướng Đông Nam mở, tương ứng với quẻ Tốn trong bát quái (hướng Cát tường)

Tìm hiểu thêm: Những mẫu nhà mái Nhật đơn giản nhưng đẹp và 3 ưu điểm nổi bật bạn nên biết

5. Một số mẫu nhà Tứ Hợp Viện ở Trung Quốc

Các kiến trúc Tứ Hợp Viện Bắc Kinh hay các vùng khác tại Trung Quốc luôn được rất nhiều người yêu thích. Dưới đây là một số hình ảnh Tứ Hợp Viện lâu đời cũng như các Tứ Hợp Viện hiện đại ở Trung Quốc hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

Tứ Hợp Viện cổ xưa
Tứ Hợp Viện cổ xưa
Không gian sân và hành lang thoáng mát trong một Tứ Hợp Viện
Không gian sân và hành lang thoáng mát trong một Tứ Hợp Viện
Một góc nổi bật trong Tứ Hợp Viện hiện đại
Một góc nổi bật trong Tứ Hợp Viện hiện đại
Nét cổ kính, sang trọng khi Tứ Hợp Viện được lên đèn vào buổi tối
Nét cổ kính, sang trọng khi Tứ Hợp Viện được lên đèn vào buổi tối
Một không gian sang trọng khác của kiến trúc Tứ Hợp Viện hiện đại
Một không gian sang trọng khác của kiến trúc Tứ Hợp Viện hiện đại

6. Ở Việt Nam có thiết kế nhà Tứ Hợp Viện không?

Văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, với câu hỏi là có nên xây nhà Tứ Hợp Viện ở Việt Nam hay không? Câu trả lời là không, vì đây là lối kiến trúc khép kín và chỉ hợp với những vùng có khí hậu mát lạnh. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên sẽ không thích hợp với lối kiến trúc này trong thiết kế nhà ở thường ngày.

Kiến trúc Tứ Hợp Viện của Trung Quốc được áp dụng trong thiết kế của Legacy Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh)
Kiến trúc Tứ Hợp Viện của Trung Quốc được áp dụng trong thiết kế của Legacy Yên Tử (Uông Bí – Quảng Ninh)

Tuy nhiên, bằng sự sáng tạo không ngừng mà các kiến trúc sư Việt Nam đã thực hiện  nhiều thiết kế mô phỏng lại những đặc trưng của Tứ Hợp Viện. Họ sửa đổi và thực hiện các thao tác cách tân nhằm đảm bảo phù hợp với khí hậu, tận dụng được các nguyên vật liệu của Việt Nam.

Từ đó, kiến trúc quần thể tương đồng sẽ gồm các dãy nhà liền nhau hình chữ U hoặc chữ L được hình thành. Lối thiết kế này sẽ tạo nên sự thông thoáng và phù hợp với khí hậu Việt Nam hơn. Hiện nay, kiểu kiến trúc nhà Tứ Hợp Viện hiện đại đã được ứng dụng vào các công trình xây dựng khu nghỉ dưỡng, homestay, khách sạn, quán café… ở Việt Nam.

Lời kết

Bạn vừa tham khảo xong kiến trúc xây dựng cũng như các đặc điểm nổi bật của Tứ Hợp Viện Trung Quốc. Nếu yêu thích lối kiến trúc này, bạn có thể lựa chọn những dự án bất động sản với diện tích rộng rãi ở các khu vực phát triển du lịch như Đà Lạt, Sapa để đầu tư. Đặc biệt, bạn đừng quên tham khảo ngay các thông tin dự án mới nhất được cập nhật mỗi ngày trên website Muaban.net để tìm kiếm những cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất!

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyen Van Anh
Vân Anh – Với kinh nghiệm 6 năm làm Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng các bài viết của mình sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn!
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ