Thủ quỹ từ lâu đã là một trong những vị trí được trọng dụng trong doanh nghiệp. Thủ quỹ được ví như cánh tay phải đắc lực trong việc quản lý cân đối thu chi của mỗi doanh nghiệp. Ở một cách nói khác, thủ quỹ còn được ưu ái với tên gọi “người gác cổng” sáng suốt để không thất thoát dòng tiền cũng như để tài chính doanh nghiệp được sử dụng vào các mục đích chính đáng.
Quả là một ngành nghề thú vị phải không nào? Cùng Mua Bán tìm hiểu sâu hơn thủ quỹ là gì nhé!
Tìm hiểu thủ quỹ là gì?
Có thể thấy, vai trò của thủ quỹ ngày nay là rất quan trọng trong các đơn vị kinh doanh, công ty, doanh nghiệp và thậm chí rộng hơn là trong nền kinh tế nước nhà. Trách nhiệm lớn lao nhất của một nhân viên thủ quỹ chính là phải làm sao để đảm bảo được sự thống nhất và minh bạch trong hoạt động của đơn vị.
Cụ thể thủ quỹ là gì, công việc của thủ quỹ là gì, nguyên tắc để trở thành một thủ quỹ là như thế nào?
Thủ quỹ là gì?
Thủ quỹ là người chuyên giữ quỹ của các đơn vị tổ chức, cơ quan. Là những người được giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi và cân đối vấn đề thu chi quỹ. Thủ quỹ luôn phải đảm bảo sự công khai, minh bạch về các khoản thu, chi sử dụng quỹ của đơn vị, cơ quan mà mình phụ trách. Nhằm tránh sự không đồng bộ trong quản lý quỹ. Đồng thời không để tình trạng lạm quyền xảy ra trong doanh nghiệp.
Thủ quỹ khác gì kế toán?
Theo quy định của Pháp luật:
- Người làm nghề Kế toán được phép kiêm những công việc khác. Với điều kiện những công việc này nằm trong danh sách việc pháp luật về kế toán không cấm (Theo khoản 1 điều 18 NĐ 174/2016).
- Người làm nghề thủ quỹ thì không được phép làm kế toán. Trừ trường hợp bạn làm việc trong công ty TNHH do 1 người làm chủ, doanh nghiệp tư nhân,… (Theo khoản 3 điều 19 NĐ 174/2016).
Theo những quy định trên của pháp luật. Trừ những trường hợp ngoại lệ đã được đề cập và được pháp luật cho phép thì còn lại, người đã làm thủ quỹ thì không được phép kiêm kế toán. Quy định này phát hành nhằm tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Vì nếu cầm trong tay cả hai vị trí bạn có thể dùng cương vị kế toán để làm sổ sách, chi tiêu. Xong dùng cương vị thủ quỹ để giao tiền.
Mặt khác, trong những doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty do 1 cá nhân làm chủ, thủ quỹ sẽ tác động trực tiếp đến tình hình tài chính cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp nên có thể cùng lúc đảm nhiệm vị trí kế toán. Ngược lại, với những doanh nghiệp khác, để tránh sự lạm quyền và đảm bảo sự minh bạch trong thu chi thì Thủ quỹ không được kiêm Kế toán.
Thủ quỹ trong doanh nghiệp tư nhân thường không quá bận rộn. Nên để tối ưu chi phí thì phương án lý tưởng nhất chính là kiêm nhiệm. Để kiêm nhiệm được vị trí kế toán. Bạn cần biết công việc thực tế của Kế toán sẽ bao gồm: ghi nhận và hỗ trợ phân tích. Tuy nhiên, việc kiêm nhiệm cũng có mặt trái với những rủi ro cho doanh nghiệp:
- Thủ quỹ thường không có chuyên môn về lĩnh vực kế toán. Có thể xảy ra trường hợp báo cáo không chính xác các thông tin của doanh nghiệp, thông tin hàng hóa, hóa đơn,…
- Thủ quỹ sẽ không minh bạch được lãi lỗ.
- Thủ quỹ không thể tách bạch phần thông tin liên quan đến Thuế cho doanh nghiệp.
- Và một số rủi ro khác liên quan đến tài chính doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh mua bán.
>>> Xem thêm: Lương gộp là gì? Những điều bạn cần biết về lương gộp.
Công việc chính và quyền hạn của thủ quỹ là gì?
Công việc chính của thủ quỹ là gì?
Có thể bạn nắm được khái niệm thủ quỹ là gì. Tuy nhiên, trọng trách hay nhiệm vụ của thủ quỹ trong doanh nghiệp là gì thì không phải ai cũng biết.
Về cơ bản, công việc của người làm thủ quỹ sẽ bao gồm: kiểm soát mọi hoạt động thu chi, tiền phát sinh trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động. Chẳng hạn như: kiểm tra phiếu Thu, Chi; thực hiện ký xác nhận, tạm ứng và lưu trữ kết hợp quản lý toàn bộ giấy tờ liên quan. Ngoài ra, thủ quỹ còn đảm nhiệm những công việc cụ thể dưới đây:
- Thực hiện thanh toán tiền mặt theo quy trình thanh toán của công ty.
- Kiểm soát, kiểm tra và quản lý các loại chứng từ trước khi thu, chi như: chữ ký các bên liên quan, giấy giới thiệu, chứng minh thư nhân dân, số tiền…
- Thực hiện thu, chi tiền đúng chính sách của công ty và trong phạm vi trách nhiệm của thủ quỹ. Đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các quy chế của cơ quan, đơn vị tổ chức về vấn đề thu chi quỹ.
- Kiểm thu, chi tiền mặt một cách chính xác. Đồng thời bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị mà mình phụ trách. Tránh tuyệt đối tình trạng lạm thu hay lạm chi. Thủ quỹ sẽ chịu trách nhiệm điều tiết, cân đối giữa thu và chi của đơn vị sao cho hợp lý. Tránh trường hợp bội chi hoặc các hoạt động trái với quy định của pháp luật. Chẳng hạn như hành vi rửa tiền,…
- Tuân thủ một cách nghiêm túc các định mức tồn quỹ tiền mặt theo quy định Nhà nước. Thực hiện phân bổ sử dụng sao cho hợp lý với các mức quỹ chưa được sử dụng đến sau hạch toán vấn đề chia.
- Tiến hành công tác hạch toán chính xác và đầy đủ theo các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt. Kết hợp trình bày các báo cáo rõ ràng, chính xác và đầy đủ về quỹ tiền mặt. Tránh trường hợp thiếu số hụt tiền trong quỹ mà không có cơ sở cho thấy vấn đề chi đó là gì, cũng như không thể chứng minh vấn đề chi tiêu.
- Phối hợp với Kế toán để tiến hành các thao tác về số dư tồn quỹ nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh cũng như đảm bảo việc chi trả lương, phúc lợi, bảo hiểm và các khoản khác theo quy định của Công ty dành cho nhân viên.
>>> Xem thêm: Nghiệm thu là gì và quy trình để nghiệm thu công trình
Quyền hạn của thủ quỹ là gì?
Theo quy định của nhà nước và quy chế của Pháp Luật, người thủ quỹ sẽ có chức trách thực hiện việc thu và chi tiền mặt đúng chính sách. Thu những khoản gì, danh mục nào, mức thu bao nhiêu đều được thông qua bởi đơn vị; và thủ quỹ thực hiện chúng căn cứ theo công văn đã được phê chuẩn.
Như vậy, người thủ quỹ sẽ có chức trách theo quy định có tại Quyết định 21-LĐ/QĐ, không được kiêm nhiệm luôn chức trách và nhiệm vụ của một kế toán đã được quy định tại Luật kế toán năm 2005. Và việc thực hiện thu chi, quản lý tài chính cho đơn vị phải phụ thuộc vào những điều lệ của đơn vị quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thủ quỹ trong mỗi đơn vị.
Những yêu cầu đối với thủ quỹ?
Thủ quỹ là vị trí rất quan trọng trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Do đó những yêu cầu cho vị trí này tương đối nhiều. Không những chỉ là yêu cầu về trình độ chuyên môn mà thủ quỹ còn phải sở hữu những kỹ năng nghề nghiệp riêng biệt, đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng liên quan đến phương diện pháp luật. Vậy những yêu cầu cho một thủ quỹ là gì?
Về trình độ
- Thủ quỹ phải tốt nghiệp Cao đẳng trở lên với các ngành liên quan như Kiểm toán, Kế toán hoặc Tài chính và các ngành liên quan khác.
- Có tối thiểu một năm kinh nghiệm tại vị trí thủ quỹ cho các doanh nghiệp hoặc vị trí tương đương trong phòng kế toán với nhiệm vụ liên quan đến quỹ tiền.
- Thành thạo tin học văn phòng, có khả năng sử dụng tin học văn phòng nâng cao là lợi thế.
- Khả năng sử dụng tiếng Anh thuộc “top” trung bình – khá.
- Thủ quỹ phải là những người có tính trung thực, tỉ mỉ và cẩn thận từ những việc nhỏ nhất.
Ngược lại, những cá nhân sau đây sẽ không thể ứng tuyển vị trí thủ quỹ:
- Người bị tòa tuyên bố mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi nhân sự. Người chưa thành niên, hoặc người đang phải chấp hành các biện pháp trong các cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo các bản án hoặc quyết định từ Tòa án và đã có hiệu lực pháp luật. Người đang bị truy cứu trách nhiệm về hình sự; người đang phải chấp hành án tù hoặc bị kết án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và các tội phạm chức vụ liên quan đến tài chính – kế toán mà chưa được xóa án.
- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
- Cá nhân đang là người quản lý, thủ kho, điều hành, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng đơn vị. Ngoại trừ trong trường hợp là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc 1 cá nhân làm chủ sở hữu.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên kế toán lương cao mới nhất:
Kỹ năng
- Nắm được điều lệ kinh doanh, hoạt động và nghiệp vụ kinh doanh của đơn vị mà mình phụ trách để hiểu cách vận hành hoạt động của quỹ tiền mặt.
- Nhanh chóng nắm được các chế độ cũng như thể lệ thu chi tiền mặt của đơn vị, cách quản lý tiền mặt theo quy định của Nhà nước.
- Tiếp thu nhanh kế hoạch tiền mặt của đơn vị.
- Có kỹ năng nghiệp vụ về kiểm đếm, thu chi, đóng gói và bảo quản tiền mặt.
- Kỹ năng thực hiện các thủ tục về quan hệ tiền mặt với các khách hàng và ngân hàng.
- Kỹ năng về mở sổ sách, ghi chép và xử lý các chứng từ cũng như làm báo cáo thống kê, cập nhật việc thu chi quỹ tiền mặt.
- Thành thạo những công cụ chuyên dụng đơn giản trong công tác quỹ tiền mặt. Chẳng hạn như: máy tính quay tay, bàn tính gẩy, máy đếm tiền (Nếu doanh nghiệp có yêu cầu).
>>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành
Cơ hội nghề nghiệp đối với thủ quỹ?
Nhu cầu tuyển dụng
Thị trường hiện nay phát triển cùng rất nhiều sản phẩm và dich vụ đa dạng. Không những phát triển về sản phẩm, bộ máy doanh nghiệp cũng dần trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Để hỗ trợ khách hàng thuận tiện hơn, từng bộ phận trong doanh nghiệp đang ngày càng được phân định rõ ràng. Đòi hỏi doanh nghiệp đang phải thay đổi cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
Vị trí thủ quỹ cũng vì thế mà trở nên quan trọng hơn. Đây là một trong những vị trí đặc thù trong mỗi tổ chức, mỗi đơn vị hoặc mỗi doanh nghiệp. Khó có thể xóa bỏ hoặc thay thế.
Qua đó có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí thủ quỹ hiện nay là khá lớn. Hầu như luôn tuyển dụng ở mọi thời điểm trong năm. Đặc biệt là ở khoảng thời gian cuối năm. Bạn có thẻ tìm kiếm công việc thủ quỹ trên các trang tìm kiếm việc làm lớn hiện nay. Chẳng hạn như: Muaban.net, Top CV, Tìm việc nhanh, Tìm việc 24h, Việc tốt nhất,…
Tuy nhiên, thủ quỹ là vị trí đòi hỏi sự chính xác cao trong làm việc. Để ứng tuyển vào vị trí này hãy chắc chắn mình có đủ kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết để giải quyết công việc.
Và quan trọng hơn hết, nếu chưa có kinh nghiệm trong nghề nhưng vẫn muốn thử sức ở vị trí này, bạn phải chắc chắn rằng bản thân hiểu rõ thủ quỹ là gì cũng như công việc của thủ quỹ là gì nhé!
Sau khi tham khảo về mức lương của nhân viên thủ quỹ, bạn cũng có thể tìm thấy một số thông tin tuyển dụng ngành này tại việc làm TPHCM từ Muaban.net.
Mức lương
Mức lương của vị trí thủ quỹ so với các ngành nghề khác thuộc tầm trung. Tùy vào tính chất công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm tại mỗi doanh nghiệp cộng với mô tả công việc thủ quỹ tại doanh nghiệp đó mà mức lương dành cho vị trí thủ quỹ sẽ giao động ở nhiều ngưỡng khác nhau.
Thông thường, mức lương của mỗi nhân viên thủ quỹ sẽ giao động trong khoảng từ 6.000.000 đến 8.400.000 đồng. Trong một số doanh nghiệp mà thủ quỹ đóng vai trò chủ chốt, gánh vác nhiều đầu việc, đảm đường nhiều trách nhiệm hơn thì mức lương cho vị trí này có thể rơi vào khoảng 14.000.000 đồng/ tháng.
>>> Xem thêm: Quy chế lương thưởng trong doanh nghiệp mới nhất
Tuy nhiên, để đạt được mức lương này, người thủ quỹ không những phải nắm được vị trí thủ quỹ là gì mà còn cần chuẩn bị cho mình những hiểu biết về phương diện pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ và những kỹ năng chuyên dụng cơ bản.
Càng hiểu biết, càng có chuyên môn hóa kỹ năng cao thì nhân viên thủ quỹ càng có nhiều cơ hội để tăng lương hơn cả những mốc đã được đề cập phía trên. Thậm chí, nếu có bề dày kinh nghiệm ấn tượng, bạn còn có thể thăng tiến xa hơn với mức lương đáng nể hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng kế toán muốn được việc cần chú ý đến 4 tố chất này
Muaban.net hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc của thủ quỹ cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi thủ quỹ là gì. Muaban.net là kênh thông tin đa lĩnh vực với những tin tức được cập nhật mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về việc làm tại đây!