Thứ Hai, Tháng Năm 5, 2025
spot_img
HomeKiến thức xeCác bước thay lốp ô tô tại nhà đơn giản và an...

Các bước thay lốp ô tô tại nhà đơn giản và an toàn

Không phải lúc nào cũng có sẵn garage hay cứu hộ khi xe gặp sự cố giữa đường. Việc nắm được cách thay lốp ô tô tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn tăng thêm sự chủ động trong mọi tình huống. Bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể, dễ hiểu và an toàn nhất để tự thay lốp ô tô tại nhà.

Thay lốp ô tô tại nhà
Hướng dẫn thay lốp ô tô tại nhà

I. Khi nào nên cần thay lốp ô tô?

Việc thay lốp ô tô đúng thời điểm không chỉ đảm bảo an toàn khi lái xe mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho phương tiện. Dưới đây là hai dấu hiệu phổ biến cho thấy đã đến lúc bạn nên kiểm tra và thay lốp.

1. Thời gian sử dụng

Thời gian sử dụng lốp an toàn nhất là trong thời hạn bảo hành. Người dùng nên thay lốp sau 5 năm kể từ ngày sản xuất và nên kiểm tra định kỳ lốp ít nhất 1 lần/năm, kể cả khi không có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng.

Thời gian cần thay lốp ô tô
Thời gian cần thay lốp ô tô định kỳ

2. Mặt lốp bị hư hại

Bên cạnh thời gian sử dụng, khi có những dấu hiệu hư hại vật lý ở lốp cũng là yếu tố quan trọng cần theo dõi. Một số trường hợp phổ biến bao gồm:

  • Độ sâu rãnh lốp nhỏ hơn 1,6 mm: Đây là ngưỡng tối thiểu để lốp đảm bảo độ bám đường. Nếu rãnh quá mòn, xe sẽ dễ trượt khi phanh, đặc biệt trên đường ướt. Bạn có thể dùng thước đo chuyên dụng hoặc quan sát vạch chỉ mòn trên lốp.
  • Lốp bị thủng với lỗ lớn hơn 6 mm: Các lỗ thủng nhỏ có thể vá được, nhưng nếu lỗ quá lớn, nằm gần thành lốp hoặc ở vị trí không thể vá an toàn thì cần thay lốp mới.
  • Tanh lốp (phần tiếp xúc với mâm xe) hoặc van lốp bị hỏng: Đây là nguyên nhân gây rò rỉ hơi chậm nhưng kéo dài. Nếu để lâu, có thể dẫn đến xẹp lốp bất ngờ khi đang di chuyển.

Lưu ý: Khi thấy lốp xe có dấu hiệu bất thường như phồng rộp, mòn không đều, rung lắc khi chạy nhanh, hoặc áp suất thường xuyên bị giảm, bạn nên kiểm tra và khắc phục ngay nhé.

Xem thêm: Cách lùi xe số sàn đơn giản cho người mới bắt đầu

II. Các bước thay lốp ô tô tại nhà đơn giản

Thay lốp ô tô tưởng chừng phức tạp nhưng thực tế bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện nếu chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và làm theo đúng quy trình. Dưới đây là 13 bước cơ bản giúp bạn thay lốp ô tô tại nhà một cách an toàn và hiệu quả:

1. Tìm một nơi an toàn, bằng phẳng để thay lốp

Trước tiên, hãy đưa xe đến nơi có mặt đường bằng phẳng, chắc chắn, tránh đoạn dốc hoặc đất mềm. Nếu xe bị thủng lốp trên đường cao tốc, hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm, di chuyển xe vào làn khẩn cấp hoặc khu vực an toàn và đặt biển cảnh báo hoặc vật phản quang phía sau xe để cảnh báo các phương tiện khác.

Các bước thay lốp ô tô tại nhà đơn giản
Các bước thay lốp ô tô tại nhà đơn giản

2. Kéo phanh tay và đẩy cần số về số “P”

Luôn kéo phanh tay để khóa bánh sau, tránh xe trôi khi đang thao tác. Với xe số tự động, hãy chuyển cần số về “P”; còn với xe số sàn, hãy để ở số 1 hoặc số lùi. Đây là bước quan trọng để đảm bảo xe đứng yên tuyệt đối trong suốt quá trình thay lốp ô tô tại nhà.

3. Chặn cả lốp trước và sau bằng vật nặng

Dù xe đang đỗ trên mặt đường phẳng, việc chèn bánh vẫn rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi thay lốp. Hãy dùng vật cứng như gạch, đá hoặc vật chèn chuyên dụng để kê vào phía trước hoặc sau bánh xe đối diện với bánh đang thay.

Điều này giúp ngăn xe di chuyển đột ngột khi bạn đang thao tác. Tốt nhất, bạn nên trang bị sẵn vật chèn bánh chuyên dụng và để sẵn trong cốp xe để sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

Chặn cả lốp trước và sau bằng vật nặng
Chặn cả lốp trước và sau bằng vật nặng

4. Lấy lốp dự phòng và kích xe

Khi xe đã ổn định, bạn lấy lốp dự phòng và kích nâng (con đội) ra khỏi cốp xe. Sau đó, tiến hành nới lỏng nhẹ các đai ốc trên bánh xe bị hỏng, chỉ cần xoay lỏng, chưa tháo hẳn.

Kế đến, đặt kích vào đúng vị trí nâng tiêu chuẩn dưới gầm xe, gần bánh cần thay. Vị trí này thường là phần gờ kim loại trên khung xe, được thiết kế riêng để chịu lực từ kích. Tùy dòng xe, vị trí đặt kích có thể thay đổi, cụ thể như sau:

  • Với xe hiện đại, điểm đặt kích thường nằm phía trước bánh sau hoặc phía sau bánh trước.
  • Với xe đời cũ hoặc xe tải, vị trí thường nằm ở dầm khung sườn hoặc thanh kim loại dưới gầm.

5. Nâng kích tới khi thiết bị này trở thành một chiếc trụ

Từ từ xoay tay quay để nâng kích cho đến khi tiếp xúc với phần gầm xe. Đảm bảo điểm tiếp xúc nằm vuông góc với mặt đất, kích đứng thẳng và không bị nghiêng.

Nâng kích tới khi thiết bị này trở thành một chiếc trụ
Nâng kích tới khi thiết bị này trở thành một chiếc trụ

6. Tháo nắp chụp trục bánh xe và nới các ốc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ

Trước khi nâng bánh xe lên khỏi mặt đất, hãy tháo nắp chụp trục bánh (nếu có) để lộ các đai ốc. Sau đó, giữ bánh xe vẫn còn tiếp xúc mặt đường để tạo lực ma sát, rồi dùng cờ lê chuyên dụng để vặn lỏng các đai ốc theo chiều ngược kim đồng hồ.

Việc nới lỏng ốc khi bánh vẫn còn tì xuống mặt đất sẽ giúp bạn thao tác dễ hơn, tránh làm bánh quay tròn. Một số đai ốc có thể khá chặt, vì vậy bạn có thể dùng chân dẫm nhẹ lên cờ lê hoặc tận dụng trọng lượng cơ thể để tạo thêm lực.

Lưu ý: Chỉ nên vặn lỏng, chưa tháo hẳn các đai ốc ở bước này. Việc tháo hoàn toàn sẽ được thực hiện sau khi bánh xe đã được nâng khỏi mặt đất.

Xem thêm: Những mốc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ và quy trình chủ xe nên biết

7. Nâng kích để nhấc bánh xe khỏi mặt đất

Tiếp tục nâng kích để bánh xe cần thay nhấc hoàn toàn khỏi mặt đất khoảng 5–10 cm, tạo khoảng trống để dễ tháo bánh ra ngoài.

Nâng kích để nhấc bánh xe khỏi mặt đất
Nâng kích để nhấc bánh xe khỏi mặt đất

8. Tháo rời đai ốc

Lúc này bạn có thể tháo hết các đai ốc ra ngoài. Tốt nhất bạn nên đặt chúng vào hộp hoặc để gần khu vực thao tác để tránh thất lạc.

9. Tháo lốp xe

Sau khi đã tháo hết các đai ốc, nhẹ nhàng kéo lốp xe cũ ra khỏi trục và đặt sang một bên. Để tăng độ an toàn, bạn nên đặt lốp vừa tháo vào dưới gầm xe, phòng trường hợp kích nâng bị trượt hoặc hỏng, xe sụp xuống bất ngờ sẽ không đè trúng người. Đảm bảo rằng kích nâng xe được đặt trên bề mặt bằng phẳng và cứng cáp để hạn chế tối đa nguy cơ này.

Nếu lốp bị kẹt do han gỉ hoặc bám chặt, bạn có thể dùng búa cao su gõ nhẹ vào mặt trong của lốp theo hướng từ trong ra ngoài để lốp tách ra dễ hơn. Tránh dùng lực quá mạnh hoặc dụng cụ sắc nhọn vì có thể làm hư hại mâm xe.

Tháo lốp xe
Tháo lốp xe

10. Lắp bánh xe dự phòng vào trục

Khi lắp bánh xe dự phòng, đảm bảo đầu van lốp hướng ra ngoài để dễ dàng bơm hơi. Nếu xe dùng đai ốc vương miện, nhớ rằng phần vát của đai ốc phải hướng vào bánh xe để đảm bảo lắp đúng cách.

11. Vặn chặt ốc bánh xe

Sau khi lắp bánh xe vào trục, bạn dùng cờ lê để vặn chặt các đai ốc. Đảm bảo rằng lốp xe được gắn chặt và cân bằng. Đặc biệt, không nên dùng lực quá mạnh, vì có thể làm đổ kích hoặc gây hư hại các bộ phận khác.

Lưu ý: Siết các ốc theo thứ tự hình ngôi sao để phân bổ lực đều, từ từ vặn cho đến khi ốc siết chặt và bánh xe cố định vào trục.

Vặn chặt ốc bánh xe
Vặn chặt ốc bánh xe

12. Hạ xe xuống đất và tháo kích nâng

Sau khi siết chặt đai ốc, hạ xe từ từ xuống đất. Kiểm tra lại các đai ốc và lắp lại nắp trục bánh xe nếu có. Sau đó, tháo kích nâng và các vật chặn bánh xe ra ngoài.

13. Kiểm tra lại bánh xe

Cuối cùng, sau khi hoàn tất quá trình thay lốp ô tô tại nhà, hãy kiểm tra lại bánh xe mới thay trước khi bắt đầu vận hành xe:

  • Kiểm tra lại các đai ốc: Đảm bảo tất cả các ốc đã được siết chặt. Nếu chưa, hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng để vặn chặt đến khi nghe tiếng “cạch” cho thấy ốc đã vào khớp.
  • Kiểm tra áp suất lốp: Sử dụng máy bơm hơi để kiểm tra và điều chỉnh mức áp suất lốp sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất xe.
  • Vận hành thử: Khởi động xe và di chuyển chậm, chú ý xem xe có rung lắc hay phát ra tiếng ồn bất thường không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bạn nên mang xe đến cơ sở sửa chữa để kiểm tra lại.

Xem thêm: Top 15 kinh nghiệm lái xe an toàn cho tài xế mới cực hữu ích

III. Kinh nghiệm khi thay lốp xe ô tô tại nhà

Việc thay lốp xe tại nhà không chỉ yêu cầu bạn thực hiện đúng kỹ thuật mà còn cần lưu ý chọn lựa lốp sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của xe. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích khi thay lốp xe ô tô tại nhà:

1. Lựa chọn lốp xe vận hành êm ái

Lốp xe có ảnh hưởng lớn đến cảm giác lái và độ êm ái khi vận hành. Hãy chọn lốp có thiết kế phù hợp để đảm bảo xe vận hành mượt mà, giảm thiểu độ ồn và rung lắc trong quá trình lái.

2. Chọn lốp phù hợp với điều kiện sử dụng

Tùy vào địa hình lái xe (đường thành phố, đường trường, hay địa hình khó), bạn cần lựa chọn loại lốp phù hợp để tăng cường hiệu quả và độ bền. Lốp xe cho đường cao tốc cần thiết kế khác so với lốp dành cho đường off-road.

Kinh nghiệm khi thay lốp xe ô tô tại nhà
Kinh nghiệm khi thay lốp ô tô tại nhà

3. Chọn lốp có mức tải trọng, tốc độ phù hợp với xe

Mỗi loại lốp đều có mức tải trọng và chỉ số tốc độ nhất định. Do đó, chắc chắn rằng lốp mới bạn chọn có chỉ số phù hợp với yêu cầu của xe, giúp đảm bảo an toàn và hiệu suất khi lái.

4. Lựa chọn lốp tại địa chỉ uy tín

Để đảm bảo chất lượng lốp, bạn nên mua tại các địa chỉ uy tín, có bảo hành và cam kết sản phẩm chính hãng. Nếu mua trực tiếp, bạn nên đến các đại lý ủy quyền chính hãng hoặc các trung tâm bảo hành ô tô trực thuộc hãng xe bạn đang sử dụng. Còn trong trường hợp bạn đặt mua online thì hãy đảm bảo website bạn giao dịch là chính thống và minh bạch, đảm bảo chất lượng chính hãng của lốp xe cũng như quy trình vận chuyển, đổi trả hợp lý với giá cả phù hợp.

IV. Một số lưu ý khi thay lốp ô tô tại nhà

Khi tự thay lốp ô tô tại nhà, bạn cần phải nắm rõ quy trình và lưu ý một số điểm quan trọng để tránh xảy ra sai sót, đồng thời đảm bảo an toàn khi sử dụng xe. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Kiểm tra chất lượng lốp: Chỉ sử dụng lốp chất lượng để tránh gặp sự cố khi lái xe. Lốp kém chất lượng có thể làm giảm khả năng kiểm soát và mất an toàn khi phanh.
  • Cẩn thận khi thay lốp trên đường cao tốc: Dùng vật chặn bánh xe và bật đèn cảnh báo để giúp các phương tiện khác giảm tốc độ, tránh tai nạn.
  • Vặn ốc đều và chặt: Đảm bảo vặn các đai ốc theo hình chữ X hoặc hình sao để lốp được gắn chắc chắn. Kiểm tra lại đai ốc sau khi hạ kích xe.
  • Chạy thử và kiểm tra lốp: Sau khi thay lốp, chạy thử để kiểm tra chất lượng lốp và cảm giác lái, đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra định kỳ lốp: Thường xuyên kiểm tra độ mòn và chất lượng lốp để đảm bảo lốp vẫn còn sử dụng tốt và an toàn cũng như kịp thời thay lốp khi có dấu hiệu xuống cấp.
Một số lưu ý khi thay lốp xe ô tô tại nhà
Một số lưu ý khi thay lốp xe ô tô tại nhà

Trên đây là các bước thay lốp ô tô tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm vững các bước thực hiện và những lưu ý quan trọng để việc thay lốp trở nên an toàn và hiệu quả nhất. Truy cập Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ các tin tức hữu ích về mua bán ô tô cũ, kiến thức xe nhé.

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

Như Naila
Bonjour! Mình là Như Naila - một Freelance Content Writer với hơn 1 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung đa dạng chủ đề về Bất động sản, Xe máy, Phong thủy, Nhà cửa,... Hy vọng bài viết của mình trên Muaban.net sẽ đem đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn. Let's enjoy!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ