Quản đốc được biết đến là một vị trí rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Họ chính là chiếc cầu nối giữa ban lãnh đạo và bộ phận sản xuất, tạo ra các sản phẩm trong doanh nghiệp.
Nhưng để hiểu quản đốc là gì thì chắc nhiều bạn vẫn chưa biết. Để làm được một quản đốc thì cần những kỹ năng gì? Và tiềm năng của nghề này hiện nay như thế nào? Nếu bạn quan tâm đến công việc quản đốc thì cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!
Quản đốc là gì?
Quản đốc là người đứng đầu và có trách nhiệm quản lý đội ngũ nhân sự, công việc trong một bộ phận sản xuất nào đó. Nói đơn giản hơn thì quản đốc sẽ là người điều hành toàn bộ những gì liên quan đến con người, quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, máy móc và xử lý những vấn đề, tình huống phát sinh trong quá trình vận hành của bộ phận sản xuất.
Tiềm năng của nghề Quản đốc trong tương lai
Là một nghề hấp dẫn nhưng nguồn nhân lực luôn trong tình trạng thiếu hụt nên tiềm năng của nghề quản đốc luôn luôn rộng mở.
Cơ hội việc làm
Kinh tế hội nhập và phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp bùng nổ, hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy mọc lên ở khắp các tỉnh thành trên cả nước kéo theo đó là cơ hội việc làm rộng mở cho nhiều người lao động.
Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng quản đốc luôn cao. Bằng chứng là trên các trang web tuyển dụng hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đăng tin tuyển quản đốc với mức lương và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Tuy nhiên, yêu cầu cho công việc này cũng rất khắt khe vì vị trí này ảnh hưởng trực tiếp đến cả một tập thể, cả con người lẫn hoạt động sản xuất. Vậy nên, nếu có ý định ứng tuyển vào vị trí này thì chắc chắn bạn phải hoàn thiện tốt bản thân, luôn học tập, trau dồi kiến thức và tích luỹ thêm kinh nghiệm, như vậy mới có thể thành công.
Xem thêm >>> 5 việc làm Cần Thơ lương cao dành cho ai tìm việc lao động phổ thông
Mức lương
Tuỳ thuộc vào quy mô của nhà máy, phân xưởng, khối lượng công việc, hiệu suất làm việc và nhiều yếu tố khác thì mức lương của quản đốc sẽ khác nhau. Nhưng ở mặt bằng chung hiện nay, mức lương cho vị trí này khá hấp dẫn, dao dộng trên dưới 10.000.000 VNĐ/ tháng.
Có nhiều công ty, doanh nghiệp trả lương cho vị trí này có thể lên đến 20.000.000 VNĐ/ tháng.
Bản mô tả công việc của một Quản đốc là gì?
Hiểu được quản đốc là gì thì tiếp đến, Mua Bán sẽ bật mí cho các bạn về công việc của quản đốc. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc công việc thực sự của quản đốc là gì hay quản đốc có những quyền hạn gì trong quá trình làm việc? Dưới đây sẽ là câu trả lời nhé!
Chức năng
Đầu tiên, quản đốc của một nhà máy sản xuất hay phân xưởng sẽ có những chức năng cụ thể như sau:
- Chịu toàn bộ trách nhiệm điều hành công việc, nhân sự, các hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp tại nhà máy, phân xưởng. Làm thế nào để quá trình sản xuất tổng thể đúng theo quy trình, đáp ứng được đúng tiến độ đã đề ra trước đó.
- Nhận nhiệm vụ từ cấp trên, sau đó phân chia các công việc cụ thể cho từng bộ phận, nhân viên.
- Hướng dẫn, đôn đốc các công nhân làm việc trong nhà máy, phân xưởng thực hiện công việc để đảm bảo được chất lượng và số lượng đúng như yêu cầu sản xuất cũng như các quy định về vệ sinh, an toàn lao động.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, bao gồm các vấn đề về máy móc hay nhân lực trong ca làm việc thuộc quản lý của mình.
Xem thêm >>> 3 điều bạn nên biết về việc làm quản lý sản xuất hiện nay!
Nhiệm vụ
Một người quản đốc sẽ đảm nhiệm nhiều công việc và nhiệm vụ khác nhau theo chỉ thị từ ban lãnh đạo đưa ra như là:
- Chịu toàn bộ trách nhiệm về mọi công việc diễn ra trong xưởng về mặt quản lý, điều hành trước ban giám đốc của doanh nghiệp cùng các phòng ban có liên quan khác.
- Chỉ đạo thực hiện sản xuất theo kế hoạch để đạt được kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đặt ra trước đó.
- Triển khai các công việc đúng theo quy trình và quy định của doanh nghiệp về vấn đề quản lý nhân sự, máy móc tài sản.
- Bao quát toàn bộ quá trình thực hiện các công việc tại phân xưởng, nhà máy và đốc thúc nhân viên làm việc đúng theo kế hoạch mà lãnh đạo đã giao xuống.
- Đưa ra kế hoạch, mục tiêu sản xuất cho các bộ phận sao cho hợp lý nhất sau khi nhận được chỉ thị mà cấp trên giao cho.
- Hướng dẫn và quan sát công nhân làm việc trong phạm vi cho phép.
- Quản lý các loại máy móc, thiết bị, vật tư trong nhà máy thuộc vào phạm vi quản lý.
- Báo cáo công việc theo các mốc thời gian để gửi cho cấp trên.
- Tổ chức các buổi họp để có thể đánh giá tiến độ công việc, kế hoạch, mục tiêu và các vấn đề còn tồn đọng thường xuyên.
- Phối hợp với một số bộ phận có liên quan để hoàn thành công việc một các nhanh nhất và hiệu quả nhất.
- Xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong doanh nghiệp, xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt đẹp hơn.
Quyền hạn
Bên cạnh các chức năng và nhiệm vụ thì quản đốc các phân xưởng, nhà máy còn có một số quyền hạn nhất định, cụ thể như:
- Có quyền được đề xuất, bổ nhiệm hay bãi nhiệm các vị trí nhân sự dưới quyền hạn trong bộ phận quản lý của mình như: tổ trưởng, nhóm trưởng hay các nhân viên, công nhân.
- Được quyền phê duyệt hay bác bỏ các đề xuất về vấn đề thăng hay giảm cấp bậc, chức vụ của nhân viên cấp dưới.
- Có quyền thực hiện phân công công việc, giám sát hay điều chuyển nhân viên dưới quyền mình.
- Thực hiện việc điều phối, phân bổ, sắp xếp hay mua mới các máy móc cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng công nhân thu nhập ổn định, đi làm ngay
Kỹ năng cần có để trở thành Quản đốc giỏi
Không phải ai cũng có thể trở thành một người quản đốc giỏi. Để thành công trong công việc này bạn cũng cần phải có những kỹ năng, đáp ứng được những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đưa ra. Và một số kỹ năng mà quản đốc cần có là:
Có kỹ năng quản lý, lãnh đạo
Như ở trên cũng đã nói, quản đốc là người đứng đầu, quản lý một bộ phận hay tập thể trong các nhà máy, phân xưởng. Đó cũng chính là lý do mà khả năng lãnh đạo và quản lý mọi việc chính là kỹ năng đầu tiên không thể thiếu của mỗi người quản đốc.
Tất cả các vấn đề từ quy định, quy trình xử lý đơn hàng, thời gian giao nhận hàng, quản lý công nhân làm việc,… đều cần được kiểm soát chặt chẽ. Như vậy mới có thể đánh giá, phát hiện được năng lực của công nhân, điểm mạnh của dây chuyền sản xuất cũng như khắc phục những hạn chế để nâng cao năng suất công việc.
Xem thêm >>> Quản trị là gì? Bí quyết giúp bạn thành công
Biết cách tận dụng nguồn lực hiệu quả
Doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru và phát triển được thì nguồn nhân lực được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất tạo nên điều đó. Vậy nên, một quản đốc giỏi là người biết tận dụng được nguồn lực, nắm rõ nhiệm vụ của từng cá nhân trong tập thể.
Để rồi từ đó tính toán làm sao tận dụng được tối đa khả năng của từng người và có sự phân công, bố trí công việc hợp lý.
Linh hoạt xử lý các vấn đề
Trong quá trình sản xuất thì khó tránh khỏi các vấn đề phát sinh xảy ra ngoài ý muốn. Người quản đốc cần phải có kinh nghiệm, bình tĩnh và nhanh chóng nắm bắt được tình hình để tìm phương án xử lý nhanh nhất, hợp lý nhất. Tránh làm ảnh hưởng đến các hoạt động chung trong nhà máy, phân xưởng.
Trước khi bắt đầu một dự án nào đó, người quản đốc phải vạch ra được các phương án dự phòng trước. Điều này sẽ chứng tỏ người quản đốc đấy là một người có năng lực, trình độ và là quản đốc giỏi.
Trau dồi, học hỏi kiến thức
Luôn không ngừng học hỏi và trau dồi thêm kiến thức để hoàn thiện bản thân cũng là một trong những yếu tố mà quản đốc giỏi cần có. Điều này càng quan trọng hơn trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, người quản lý càng phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn để tiếp thu và áp dụng những điều tiên tiến, mới mẻ trong quá trình làm việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Xem thêm >>> Tự học là gì? 9 phương pháp tự học hiệu quả cho người đi làm
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng cuối cùng cũng quan trọng không kém đối với một người quản đốc chính là kỹ năng giao tiếp. Bởi quản đốc sẽ cần tiếp nhận các nhiệm vụ từ ban lãnh đạo để truyền đạt lại cho cấp dưới của mình.
Chính vì vậy, nếu quản đốc có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho nhân viên nắm bắt được đúng vấn đề và thực hiện đúng theo quy chuẩn. Quản đốc cũng phải thường xuyên báo cáo và đề xuất các kế hoạch giải pháp cho cấp trên, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp họ làm việc này tốt hơn.
Xem thêm >>> Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager
Lý do Quản đốc trở thành một nghề ‘Hot’
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất có nhà máy, phân xưởng thì đều cần quản đốc. Cộng thêm việc hàng loạt các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển quy mô nên số lượng nhà máy tăng lên đáng kể, kèm theo đó là nhu cầu về nguồn nhân lực cũng lớn hơn.
Do đó, đây được biết đến là một trong những công việc khá “HOT” và nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Tuy là một ngành “HOT”, nhận được nhiều sự quan tâm nhưng tại sao quản đốc vẫn thiếu nhân lực trầm trọng? Đó là do 2 lý do dưới đây:
Chất lượng nguồn lao động chưa cao
Đối với ngành nghề nào cũng vậy, chất lượng của người lao động luôn được nhà tuyển dụng rất quan tâm khi tìm kiếm ứng viên của mình. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sẵn sàng đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo nhân viên sẽ hoàn thành tốt nhất công việc mà họ giao.
Đặc biệt, bộ phận sản xuất cần những kỹ năng về mặt kỹ thuật, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm càng được chú trọng.
Tuy nhiên, có một điểm hạn chế ở các doanh nghiệp Việt Nam là đều đề cử những công nhân giỏi, đã có lâu năm làm việc lên làm quản lý. Những người này có thể có kỹ thuật giỏi nhưng lại không có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo cả một tập thể. Nên hậu quả là hiệu quả công việc thường bị giảm sút rất nhiều.
Bên cạnh đó, để tuyển được một quản đốc đáp ứng được hết các yêu cầu của doanh nghiệp như có chuyên môn, kỹ năng lại vừa có kinh nghiệm làm việc thì vô cùng khó. Trên thực tế thì số lượng hồ sơ ứng tuyển vị trí quản đốc tại các doanh nghiệp không hề ít.
Nhưng người ứng tuyển thì hầu hết là các bạn sinh viên mới ra trường nên không thể đảm nhận được chức vụ quản lý và điều hành tập thể. Nên nhân lực cho vị trí quản đốc vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt.
Người lao động còn thiếu tinh thần cầu tiến
Như đã nói ở trên, thì hầu hết các doanh nghiệp tại nước ta đều có những công nhân có kỹ năng chuyên môn tốt, được đề xuất thăng tiến lên các vị trí cao hơn, bao gồm cả quản đốc.
Nhưng lại có một tình trạng khác xảy ra là các công nhân hiện nay thiếu tinh thần cầu tiến, không học hỏi để phát triển mà luôn dậm chân tại chỗ. Họ cảm thấy hài lòng với mức lương nhận được cũng như công việc hiện tại và chỉ muốn là một công nhân bình thường. Vậy nên, mặc dù nhiều người lao động có tay nghề rất tốt, có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc nhưng không thể phát triển hơn nữa.
Trên đây chính là hai nguyên nhân khiến cho vị trí quản đốc vô cùng hấp dẫn trên thị trường nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng.
Trên đây, Mua Bán đã mang đến cho bạn những thông tin liên quan đến nghề quản đốc, định nghĩa quản đốc là gì. Mong rằng, bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm về công việc này. Và nếu bạn đang có hứng thú với nghề quản đốc thì hãy nghiên cứu thật kỹ để chuẩn bị tốt cho công việc này. Chúc bạn thành công!