P&L là gì? Tại sao thuật ngữ P&L có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp? Vậy P&L là gì? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Khái niệm P&L
P&L là gì trong kinh doanh?
P&L là gì trong kinh doanh? P&L là từ viết tắt trong tiếng Anh là “Profit and loss” nghĩa là “lãi” và “lỗ”. Trong kinh doanh, P&L thuật ngữ để chỉ tình trạng lợi nhuận, thua lỗ của hoạt động kinh doanh, thực chất đây là một bản báo cáo để nhận biết doanh nghiệp đang lãi hay lỗ.
P&L là gì trong xuất nhập khẩu?
Trong xuất nhập khẩu – logistics p&L là gì? P&L đóng vai trò quản trị hoạt động cung ứng hàng hóa thông qua quá trình vận chuyển, lưu trữ và dịch vụ hiệu quả. Thông qua đó đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
P&L là gì trong kế toán?
P&l là gì trong kế toán? P&L trong kế toán là báo cáo thông tin tổng hợp tổng thể về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó chỉ ra doanh nghiệp lãi hay lỗ trong một kỳ.
P&L statement là gì?
P&L statement là báo cáo chi tiết lãi – thua lỗ trong một kỳ kế toán cụ thể. Trong P&L statement sẽ kèm theo bảng cân đối kế toán và cuối kỳ, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản trình bày báo cáo tài chính.
Vai trò và ý nghĩa của P&L là gì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
P&L có vai trò gì trong hoạt động kinh doanh?
P&L là gì? P&L giữ vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp? P&L có vai trò là báo cáo đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng phù hợp trong tương lai. Bên cạnh đó, báo cáo P&L còn quyết định đến hoạt động hợp tác đối ngoại của các doanh nghiệp với nhau thông qua báo cáo này.
Với vai trò chính là báo cáo bên cạnh việc phản ánh lãi – lỗ, P&L có vai trò phản ánh tình trạng sử dụng nguồn lực lao động, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm điều hành quản lý doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Representative là gì? Chi tiết về ngành nghề Sales Representative
Ý nghĩa của P&L trong kinh doanh
Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng chính là nguồn vốn chính và nhân tố quan trọng trong bức tranh tái hiện tổng thể tài chính. Chỉ khi có đủ nguồn vốn thì doanh nghiệp mới có khả năng mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. P&L có ý nghĩa giúp đánh giá khách quan mức độ đóng góp của doanh nghiệp đối với sự phát triển chung của quốc gia. Bên cạnh đó dự báo khả năng thu về lợi nhuận, trạng thái chuyển động của dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp.
Xem thêm tin tức mới nhất về việc làm kỹ sư điện, điện tử, công nghệ thông tin tại Muaban.net
Các yếu tố của P&L statement – báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Các thành phần cơ bản
Trong các bản báo cáo không thể thiếu những chỉ số đánh giá, báo cáo P&L cũng như vậy. Các thành phần cơ bản của P&L là gì?
- Thành phần doanh thu trong kỳ kế toán. Đây là các khoản thu được từ kinh doanh chính của đơn vị. Ngoài ra còn kèm một số phí hoạt động, thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn.
- Vốn hàng hóa bán ra thể hiện giá thành sản phẩm và dịch vụ.
- Lợi nhuận gộp hay còn được gọi thu nhập gộp (không bao gồm các loại chi phí khi bán hàng)
- Chi phí hoạt động: Hoạt động điều hành doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể gồm các khoản: thuê, tiền lương, điện nước, khấu hao… để vận hành doanh nghiệp.
- Thu nhập hoạt động sẽ đề cập đến thu nhập trước thuế, lãi vay và ủy quyền.
- Lợi nhuận ròng là tổng số tiền doạn nghiệp kiếm được sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan.
Thành phần chi phí lãi vay
Thành phần chi phí lãi vay trong báo cáo P&L là gì? Trong báo cáo P&L thành phần chi phí lãi vay là một điểm quan trọng bên cạnh các thành phần cơ bản. Chi phí lãi vay bao gồm số tiền bạn phải trả cho các khoản vay. Trong khi thu nhập bao gồm tiền sinh ra từ việc gửi ngân hàng hoặc nguồn lãi suất tương tự. P&L có thể hiển thị chi phí và thu nhập này riêng biệt hoặc kết hợp chúng với nhau.
Thành phần các loại thuế
Thuế trong P&L là gì? Thành phần thuế thu nhập là khoản tiền trước khi tính thu nhập ròng (không bao gồm thuế tài sản). Đây là chi phí nằm trong phần ngân sách chung được khấu trừ từ đầu. Bên cạnh đó thuế tài sản sẽ được thể hiện dưới hình thức khác trong báo cáo P&L, là phần phí nhượng quyền thương mại theo ngành nghề kinh doanh.
Nội dung quan trọng trong P&L statement
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
Lợi nhuận thuần (Gross profit) của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi tổng giá vốn hàng bán (với giá vốn là tổng chi phí sản xuất của sản phẩm tiêu thu trong kỳ): Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu – tổng giá vốn hàng bán
Lợi nhuận ròng (Net profit) là khoản lợi nhuận thuần trừ đi chi phí trong kỳ: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – (các khoản giá vốn hàng bán, chi phí mua bán hàng, chi phí duy trì doanh nghiệp…)
Doanh thu và doanh thu thuần
Doanh thu tức là khoản thu của doanh nghiệp từ việc bán hàng hay cung cấp các dịch vụ. Ta có thể hiểu đơn giản là tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bán ra cùng nhiều khoản phụ thu khác.
Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu từ bán hàng – Các khoản đã giảm trừ doanh thu. Trong đó các khoản trừ doanh thu là: Giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng trả về và các loại thuế,….
>>> Xem thêm: Business model canvas là gì? Khái niệm và cách triển khai
Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Điều 113, Thông tư 200/2014/TT-BTC bạn có thể tham khảo chi tiết cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
CHỈ TIÊU |
MÃ SỐ |
Nội dung |
Cách lên dựa theo Đối ứng tài khoản |
1 |
2 |
|
|
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
01 |
Bao gồm tất cả doanh thu từ bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của Đơn vị |
Lũy kế phát sinh Có tài khoản 511 đối ứng với Nợ TK 111, 112, 131,… |
2. Các khoản giảm trừ |
02 |
Trong quá trình bán hàng, phát sinh các hàng hóa bị trả lại, hoặc giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ dẫn đến giảm doanh thu. |
Lũy kế phát sinh Nợ tài khoản 511 đối ứng với Có tài khoản 521 |
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 10 = 01 – 02 ) |
10 |
Là chênh lệch giữa Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với khoản giảm trừ doanh thu |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 511 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ |
4. Giá vốn hàng bán |
11 |
Là các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao, các chi phí khác… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 632 cuối kỳ |
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20 = 10 – 11 ) |
20 |
Là chênh lệch giữa Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với Giá vốn hàng bán |
|
6. Doanh thu hoạt động tài chính |
21 |
Doanh thu từ việc thu tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 515 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ |
7. Chi phí tài chính |
22 |
Chi phí phát sinh như lãi vay phải trả, lãi mua hàng trả chậm, lỗ bán ngoại tệ,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 635 cuối kỳ |
– Trong đó: Lãi vay phải trả |
23 |
|
|
8. Chi phí bán hàng |
25 |
Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng: như chi phí marketing, chi phí vận chuyển, bảo quản, đóng gói,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 641 cuối kỳ |
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp |
26 |
Là toàn bộ các chi phí phục vụ hoạt động quản lý của doanh nghiệp: như chi phí khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, các loại chi phí bằng tiền khác,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 642 cuối kỳ |
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + ( 21- 22)- (25 + 26)] |
30 |
Là kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mà không bao gồm lợi nhuận khác |
|
11. Thu nhập khác |
31 |
Là các khoản thu nhập thu được không từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lãi từ thanh lý tài sản cố định, chênh lệch lãi do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 711 đối ứng Có tài khoản 911 cuối kỳ |
12. Chi phí khác |
32 |
Là các khoản chi phí không phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Đơn vị như lỗ từ thanh lý tài sản cố định, lỗ do đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hóa,… |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 811 cuối kỳ |
13. Lợi nhuận khác ( 40= 31 – 32) |
40 |
Là chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác |
|
14. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 50 = 30 + 40) |
50 |
Là tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận khác |
|
15. Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành |
51 |
Là chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 8211 cuối kỳ hoặc được ghi âm nếu Nợ tài khoản 8211 đối ứng Có tài khoản 911 |
16. Chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại |
52 |
Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm |
Tổng giá trị kết chuyển Nợ tài khoản 911 đối ứng Có tài khoản 8212, hoặc được ghi âm nếu Nợ tài khoản 8212 đối ứng Có tài khoản 911 |
17. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52) |
60 |
Là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi chi phí thuế TNDN |
|
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) |
70 |
||
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) |
71 |
(*) Chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần.
Những điểm hạn chế của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L statement)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L statement), hoạt động này không tạo thêm giá trị dòng tiền. Bởi thực chất việc Các nhà quản lí thường can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận và có thể làm sai lệch con số này. Do đó người phân tích cần phải kết hợp thêm phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chất lượng của lợi nhuận.
Ai sẽ là người lập P&L statement của doanh nghiệp?
Thông thường, công việc lập báo cáo kinh doanh (P&L Statement) sẽ do bộ phận tài chính hoặc bộ phận kế toán của doanh nghiệp thực hiện và chịu trách nhiệm thực hiện.
Thông tin số liệu trong bản báo cáo kết quả kinh doanh sẽ được nhân viên chuyên môn tổng hợp từ các hồ sơ, sổ sách, chứng từ và báo cáo tài chính của tất cả các bộ phận khác nhau của cả doanh nghiệp. Từ đó tiến hành xử lý, thống kê, tổng kết và đưa ra một bản báo cáo kết quả tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoàn chỉnh, đầy đủ và chi tiết.
Nhìn chung, đây thật sự là một công việc đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kỹ năng chuyên môn để có thể đảm đương tốt. Nếu công việc này được giao cho những người không có kiến thức đầy đủ và vững chắc về mảng tài chính – kế toán, thì ắt hẳn việc thực hiện công việc này là vô cùng khó khăn. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều giao việc lập báo cáo kết quả kinh doanh cho bộ phận kế toán hoặc tài chính.
Tại bài viết này Mua bán đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về một báo cáo P&L là gì, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và làm việc. Đừng quên truy cập trang web Muaban.net để nhận những thông tin tìm việc làm nhanh nhất, uy tín nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Báo cáo tài chính và 5 kinh nghiệm để tìm việc làm liên quan
- Doanh thu là gì? Doanh thu thuần là gì? Cách phân biệt
- Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu là gì?