Trong quá trình sản xuất thì chất lượng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho sản phẩm. Nhân viên OQC là một trong những nhân tố chủ chốt tạo nên sự thành công này. Vậy OQC là gì? Công việc cụ thể của OQC như thế nào? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay sau đây.
I. Khái niệm về OQC
OQC trong quá trình sản xuất là viết tắt của cụm từ “Output Quality Control” có nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm. Những người thực hiện công việc này thường được gọi là nhân viên OQC.
Trong mọi lĩnh vực sản xuất thì OQC là một trong những công đoạn quan trọng bởi nó quyết định nên chất lượng của sản phẩm đầu ra khi đến tay người tiêu dùng.
II. Công việc của OQC cần làm
Công việc của OQC trong các doanh nghiệp sản xuất có thể khác nhau. Song, dưới đây là những công việc cơ bản mà nhân viên OQC phải làm để kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra:
- Xây dựng những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra và thực hiện kiểm tra xuyên suốt đúng theo quy trình;
- Tiếp nhận và giải quyết những yêu cầu (của khách hàng) liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Sản phẩm bị lỗi, bị trầy xước, chất lượng sản phẩm không giống như cam kết và những lỗi khác trong quá trình sản xuất gây ra.
- Phối hợp với các bộ phận khác điều chỉnh tiêu chuẩn sao cho phù hợp khi có sự thay đổi về quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm
- Khi kiểm tra sản phẩm đầu ra:
- Sản phẩm đạt chuẩn đầu ra: Nhân viên OQC sẽ đóng dấu “PASS” để đưa sản phẩm tới công đoạn tiếp theo.
- Sản phẩm không đạt: Nhân viên OQC sẽ là người phân loại và tìm ra nguyên nhân. Sau đó, chuyển các sản phẩm không đạt đến bộ phận liên quan để tiến hành xử lý theo quy trình.
III. Các kỹ năng cần có của một nhân viên OQC
Là một trong những công đoạn khó và quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm, vị trí OQC cần một người có tối thiểu những kỹ năng dưới đây để làm tốt công việc OQC:
1. Kỹ năng kiểm tra giám sát
Công việc chính của nhân viên OQC chính là phát hiện ra những sản phẩm bị lỗi. Vì vậy, kỹ năng kiểm tra giám sát là một trong những năng quan trọng. Nó giúp cho nhân viên OQC phát hiện kịp thời và xử lý những sản phẩm bị lỗi để mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nếu bạn là một người giỏi trong việc kiểm tra giám sát thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhân viên OQC giỏi trong tương lai.
2. Kỹ năng về lập kế hoạch và quản lý
Kĩ năng lập kế hoạch và quản lý cũng là một trong những kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên OQC. Việc quản lý sẽ giúp cho mọi người làm việc hiệu quả hơn và tránh những mâu thuẫn xích mích trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch tốt giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức để nhằm đáp ứng đúng tiến độ thực hiện kiểm tra chất lượng cho sản đầu ra.
3. Kỹ năng giải quyết và xử lý tình huống nhanh chóng
Khả năng xử lý tình huống là kỹ năng thiết yếu mà tất cả những nhân viên OQC đều phải có để xử lý các tình huống và khắc phục hậu quả. Trong quá trình sản xuất, đôi khi sẽ xảy ra những tình huống bất ngờ đòi hỏi nhân viên OQC phải có khả năng xử lý tình huống tốt để tránh gây nên thiệt hại nặng nề cho công ty.
Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một nhân viên OQC giỏi bạn cần học hỏi và trao dồi nhiều kiến thức và kỹ năng khác trong quá trình làm việc. Chúng sẽ giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc với năng suất tối ưu nhất.
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng có trên website Muaban.net để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với mình |
IV. Mức lương mới nhất của OQC hiện nay
Hiện nay, mức lương của một nhân viên OQC khoảng 6 – 10 triệu/tháng. Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc trình độ, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người. Nếu bạn làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có khả nắng sử dụng tiếng Anh, tin học văn phòng,… thì mức lương sẽ tốt hơn.
Bên cạnh lương, nhân viên OQC còn được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành như BHXH, phụ cấp, thưởng lễ tết, lương tháng 13, phép năm,… Hơn nữa, bạn còn có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn như nhóm trưởng, tổ trưởng, quản lý, C – Level,…
Tại các vị trí cấp quản lý, mức lương bình quân vào khoảng 22 triệu/tháng và dao động trong khoảng 15 – 33 triệu/tháng. Để đạt tới mức lương này bạn cần có từ 3 – 6 năm kinh nghiệm.
V. Điều kiện cần có để làm tốt công việc OQC
Ngoài những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhân viên OQC thì cần có những yếu tố khác giúp cho bạn gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Để trở thành một nhân viên OQC tốt bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây để đảm bảo thực hiện hiệu quả công việc.
1. Khả năng tiếng Anh
Khi nước ta tiến hành hội nhập giao thương với thị trường quốc tế thì các tiêu chuẩn quốc tế được đặt ra là một trong những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Vì vậy, người nhân viên kiểm tra sản phẩm đầu ra – OQC cần có khả năng đọc và viết tiếng Anh để đảm bảo thực hiện được công việc theo yêu cầu tiêu chuẩn đề ra.
2. Logic và nhắm khía cạnh
Tư duy logic và khả năng quan sát là yêu cầu cần thiết đối với một nhân viên OQC. Khả năng logic giúp cho bạn suy luận ra những tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm việc kết hợp với khả năng quan sát đa chiều của vấn đề sẽ giúp cho người nhân viên OQC nhìn nhận ra vấn đề từ đó tìm cách khắc phục hiệu quả.
3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp là kỹ năng cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những nhân viên OQC. Khả năng giao tiếp giúp cho họ truyền đạt những vấn đề mà họ phát hiện trong quá trình làm việc một cách chính xác để tìm được hướng giải quyết khắc phục.
4. Trung thực
Trung thực trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nếu như trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên OQC có hành động thiếu trung thực, bao che sai phạm thì sẽ ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
5. Khả năng kỹ thuật
Khả năng kỹ thuật là yêu cầu không thể thiếu đối với một nhân viên OQC. Họ phải nắm rõ được cấu trúc, cấu tạo của sản phẩm và các đặc tính kỹ thuật để thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chính xác và khách quan nhất. Ngoài ra, khả năng sử dụng máy móc thiết bị để phục vụ công việc cũng là một yêu cầu cần thiết đối với người nhân viên OQC.
Như vậy bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về OQC là gì cũng như biết thêm những thông tin liên quan đến công việc này. Hy vọng rằng bài viết hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Muaban.net để đọc thêm những thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về việc làm khác.
>>> Xem thêm:
- Aptitude test là gì? Các dạng aptitude test thường gặp trong phỏng vấn
- QA là gì? Ngành nghề thú vị nhưng cũng nhiều thử thách
- Lập trình nhúng là gì? Kỹ sư lập trình nhúng cần học gì?