Cảnh tượng một chiếc ô tô có thể cất cánh bay trên không như máy bay trong các bộ phim viễn tưởng của Hollywood đã thành hiện thực khi mà công ty Terrafugia ở Mỹ cho ra mắt những chiếc ô tô biết bay được gọi TF-X. Đây có thể nói là dấu ấn cực lớn của ngành sản xuất ô tô. Tuy nhiên, liệu ô tô bay có thể phát triển và chiếm lĩnh được thị trường tương lai hay không thì còn là vấn đề chưa có lời giải đáp.
Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử và những ưu điểm nổi bật của ô tô bay nhé.
>>> Xem thêm: Ô tô VinFast liệu có thể chiến thắng các đối thủ cùng phân khúc về giá?
Lịch sử ra đời của ô tô bay
Qua những phác thảo cỗ máy chạy bằng động cơ hơi nước cho tới những thiết kế hiện đại, ô tô bay đã có một lịch sử phát triển dài, kì lạ và rất đáng kinh ngạc.
Thực ra, ô tô bay xuất hiện khá sớm, từ 1841 với phiên bản ô tô hơi nước của Henson. Trong sáng tạo của mình, William Samuel Henson và John Stringfellow đã phác thảo ra chiếc xe có khả năng bay lượn trên bầu trời với sải cánh gần 46 m dành cho 1 người lái. Tuy nhiên, xe hơi bay mới chỉ ở bản phác thảo, chưa được sản xuất thực tế.
Tiếp đến là mẫu xe ô tô bay Autoplane của Curtiss . Autoplane lần đầu ra mắt tại Triển lãm Hàng không Mỹ năm 1917 ở New York với thân xe bằng nhôm, cửa sổ nhựa và lò sưởi cho hành khách. Tuy nhiên tính ứng dụng chưa có.
Gần 10 năm sau, mẫu ô tô bay Pitcairn PCA-2 ra đời năm 1923. Đây là phát minh của Harold F.Pitcairn. Chiếc xe ô tô bay này đã từng đáp xuống bãi cỏ của Nhà Trắng trong nhiệm kì tổng thống Herbert Hover.
Đến năm 1947, mẫu xe ConVairCar Model 118 ra đời. ConVairCar Model 118 được bay thử nghiệm tại California và chuyến bay đã kết thúc sau một giờ do hết nhiên liệu. Do hạ cánh khẩn cấp nên ConVairCar Model 118 đã bị thiệt hại nặng nề.
Năm 1959 chiếc Ford Levacar xuất hiện lần đầu tiên tại Ford Rotunda ở Dearborn, Michigan. Mẫu ô tô bay này không có bánh xe và tốc độ tối đa là 800 km/h.
Aero-Car – chiếc xe ô tô bay có đôi cánh có thể gấp lại là chiếc xe đầu tiên chinh phục cả bầu trời lẫn mặt đất. Chiếc xe bay này ra đời 1966.
Mẫu ô tô bay ra đời năm 1973 – AVE Mizar sử dụng động cơ của cả máy bay lẫn xe hơi để cất cánh. Chuyến bay thử nghiệm đã kết thúc bằng một tai nạn thảm khốc sau 73 phút. Và AVE Mizar đã chết ngay sau đó.
Năm 1990, các kỹ sư của Boeing đã phát triển mẫu xe bay Sky Commuter vào những năm 80. Xe chạy động cơ tua bin khí và trục lái giống như trực thăng và có giá 71.500 USD.
Mẫu xe ô tô bay tiếp theo do nhà phát minh người Ấn Độ A.K. Vishwanath đã cho rằng chiếc Flying Maruti sẽ bay được. Flying Maruti bao gồm một thân xe Suzuki gắn với cánh quạt quay trên nóc và phần vòm bánh mở rộng tạo “phần chân không”.
Năm 2010 mẫu ô tô AeroMobil 3.0 ra đời với thiết kế đơn giản và ấn tượng. Chiếc xe bay này có thể vừa vào chỗ đậu ô tô tiêu chuẩn, sử dụng loại xăng thông thường và chỉ yêu cầu một dải cỏ hoặc nền đá dài vài trăm mét để cất cánh. AeroMobill 3.0 đã được chứng nhận bởi Liên đoàn Chuyến bay Hạng Nhẹ của Slovak (SFUL).
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tính thuế trước bạ xe ô tô cũ ít người biết
Ô tô bay có ưu – nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Thiết kế với trọng lượng siêu nhẹ;
- Vận tốc lớn;
- Tiết kiệm năng lượng hơn các xe ô tô truyền thống;
- Hoạt động rất yên tĩnh.
Nhược điểm:
- Giá vô cùng đắt đỏ;
- Dễ xảy ra tai nạn;
- Khó kiểm soát;
- Phải đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng để phục vụ các ô tô bay;
- Không phải ai cũng điều khiển được. Để điều khiển chiếc xe đặc biệt này, người lái không chỉ phải có bằng lái xe, mà còn cả bằng lái của phi công.
Ô tô bay có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai không?
Khi được hỏi về ô tô bay có khả năng thịnh hành trong tương lai gần hay không thì 2 nhà phân tích của công ty tư vấn công nghệ toàn cầu Gartner là Kimberly Harris-Ferrante và Michael Ramsey, đã bác bỏ quan điểm này. Họ cho rằng các rào cản kỹ thuật và quy định sẽ hạn chế việc xe hơi bay trở nên phổ biến.
Xét về mặt thiết kế thì những mẫu xe hơi bay này đều chạy bằng pin. Động cơ điện có thể phù hợp cho những màn trình diễn ra mắt nhưng khi bay dân dụng, khối lượng của bộ pin sẽ giới hạn quãng đường đi và thậm chí giới hạn cả những hành khách trên xe. Ngoài ra, những chiếc xe ô tô bay chạy bằng nhiên liệu truyền thống lại đối mặt với vấn đề khác nữa đó chính là ô nhiễm môi trường.
Thêm vào đó, hai nhà phân tích này cũng cho rằng nên thận trọng hơn khi lựa chọn xe ô tô bay vì cả tất cả phương tiện bay trên không phận đều sẽ được quy định rất chặt chẽ. Số lượng chuyến bay cũng sẽ được giới hạn để đảm bảo việc kiểm soát tốt không lưu và không phận. Do đó việc ô tô bay sẽ thịnh hành trong tương lai là điều khó khả thi.
Nếu có thể vượt qua rào cản về hậu cần, thì những vấn đề về cơ sở hạ tầng đô thị cũng khó giải quyết. Để hệ thống ô tô bay đi vào hoạt động thì cần phải có hệ thống kiểm soát không lưu hiện đại và bãi đáp cho xe hơi bay.
Họ cùng khẳng định rằng: “Một thế giới tràn ngập xe hơi bay không phải điều chúng ta thực sự mong muốn”. Ảnh hưởng của xe hơi bay lên đời sống sẽ khác đi khi mà có sự đô thị hóa hàng loạt và phân hóa giàu nghèo.
Trên đây là vài chia sẻ của chúng tôi về xe hơi bay và những đánh giá của chuyên gia về khả năng thịnh hành trong tương lai. Bạn nghĩ sao về bước tiến mới trong ngành ô tô này? Hãy chia sẻ với muaban.net nhé.
>>> Xem ngay: 4 dòng xe ô tô du lịch 16 chỗ được ưa chuộng nhất hiện nay