Nghề MC được nhiều bạn trẻ chọn làm mục tiêu phấn đấu mai sau của mình không chỉ bởi độ hot của nghề mà còn được thỏa mãn niềm đam mê về nghệ thuật. Vậy nghề MC là gì? Các sĩ tử muốn theo nghề MC thì cần bồi dưỡng những phẩm chất nào? Cần học ngành gì để theo nghề? Mua Bán sẽ giải đáp từ A-Z các câu hỏi trên cho các bạn trẻ đang có ý định theo nghề MC ở bài viết dưới đây.
Nghề MC là gì?
MC là viết tắt của từ tiếng anh Master of Ceremonies, theo tiếng Việt có nghĩa là người dẫn chương trình. Ngoài ra có một bộ phận cho rằng nghĩa chuẩn của MC là “Bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp bằng ngôn từ”. Ngày nay, nghiệp vụ MC được xem thuộc lĩnh vực nghệ thuật nên các MC cũng tính là một nghệ sĩ.
Để trở thành người dẫn chương trình tốt, một MC cần có khả năng điều khiển sân khấu, sự linh hoạt và tự tin trước đám đông cũng như không thể thiếu kiến thức về nghề nhằm dẫn dắt khán giả, thính giả trong một sự kiện nào đó.
MC hiện nay đã được xem là một bộ phận không thể tách rời với bất kỳ sự kiện nào. MC mang trọng trách làm cầu nối giữa khán giả với các nghệ sĩ, người nổi tiếng và tạo sự sôi động, gia tăng niềm hứng thú cho người xem. Một sự kiện hay chương trình có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào MC.
Công việc của MC là gì trong các chương trình?
Nghề MC được nhiều bạn trẻ lựa chọn cũng vì họ không quá thích những công việc mang tính gò bó như văn phòng công sở 8 tiếng. Trái lại, MC hay hoạt động nghệ thuật bất kỳ sở hữu sự linh hoạt trong thời gian làm việc, vì thế nghề MC được nhiều sĩ tử chọn làm nghề tay phải cho bản thân sau này. Vậy bạn liệu có thắc mắc công việc của MC là gì?
Các bạn học sinh thường nhầm tưởng làm nghề MC là việc đơn giản nhẹ nhàng, nhưng thật ra rất khó khăn và vất vả. Cụ thể khối lượng công việc phải đảm nhận của một MC là rất lớn dù trong 1 chương trình. Công việc sẽ còn tăng tiến nếu bạn nhận nhiều chương trình trong thời gian liền kề nhau. Công việc cụ thể trong nghề MC sẽ như sau.
Làm nổi bật chủ đề chính của sự kiện
Trước khi chương trình tổ chức, người làm nghề MC sẽ cần chuẩn bị kịch bản và luyện tập việc dẫn đúng theo format (chủ đề chính) chương trình đặt ra trước đó.
Khi bắt đầu chương trình, MC sẽ cần nêu lên lý do tổ chức sự kiện và chủ đề nổi bật của chương trình. Dĩ nhiên là khách tham dự chắc chắn biết mục đích tổ chức sự kiện nhưng vẫn cần nhắc lại để hướng sự chú ý của mọi người vào chương trình.
Thông thường, tùy theo mỗi sự kiện mà người dẫn chương trình cần lựa chọn lối dẫn dắt phù hợp để thu hút sự quan tâm của khách mời, khơi dậy hứng thú ở khách mời và tạo sự độc đáo cho chương trình.
Triển khai nội dung và giúp người xem nắm bắt mạch chương trình
MC không chỉ đơn thuần có vai trò dẫn dắt chương trình mà còn biết cách tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các nội dung thể hiện. Khi đó khán giả sẽ nhận thấy đây là sự kiện có chuyên môn cao, được đầu tư chỉn chu. Vì thế để chương trình đạt được mục tiêu thì MC cần thực hiện các điều sau:
- Tìm hiểu các thông tin cơ bản để nắm bắt nội dung và mục tiêu chương trình.
- MC cần phải làm sao để khách mời nắm bắt được chương trình theo đúng hướng.
- Đảm bảo khách mời cảm thấy hài lòng với chương trình khi thu nhận ý kiến trao đổi.
- Có những hành động, cử chỉ, lời nói mang tính chất tăng sự kịch tính cho chương trình.
Làm chủ được không gian sân khấu
Kiểm soát và làm chủ không gian giúp MC cân bằng được các tình huống diễn ra trong sự kiện. Trong lúc chương trình diễn ra không thể tránh khỏi những giây phút chương trình trở nên tẻ nhạt, nhiệm vụ MC lúc này là quan sát được tình huống và đẩy sự sôi động trở lại, mang sự cuốn hút quay về chương trình.
Điều này không phải MC nào cũng có thể thực hiện mà cần dựa vào tài năng sẵn có và độ duyên dáng hài hước của MC.
Kiểm soát tốt thời gian diễn ra chương trình
Thời gian diễn ra sự kiện là hữu hạn, do đó MC cần phân bố thời gian thích hợp cho từng hạng mục của chương trình và phần câu hỏi khách mời. Từ đó tránh được việc thời gian chương trình chỉ còn vài phút mà vẫn còn nhiều nội dung chưa triển khai, hay việc MC đã đi đến nội dung cuối chương trình nhưng thời gian tổ chức sự kiện vẫn còn dài.
Giải quyết các tình huống ngoài dự liệu
Đôi khi chương trình có thể gặp các trục trặc không lường trước được như vấn đề kỹ thuật, đối tác hay khách hàng vắng mặt, hoặc MC đọc sai tên khách mời,… Những việc trên yêu cầu MC cần có khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh chóng cùng tâm lý vững vàng để xử lý tình huống.
>>>Xem thêm: Bật mí nghề mẫu ảnh và 6 tiêu chí chọn mẫu ảnh chuyên nghiệp
3 điều khắc cốt ghi tâm của MC khi đứng trên sân khấu
Muốn theo nghề MC, bạn cần tự trau dồi và bổ sung cho bản thân các kỹ năng cần thiết, dưới đây là 3 điều mà bất kỳ người nào theo nghề MC đều cần phải rèn luyện hàng ngày.
Nghệ thuật diễn cảm
Giọng nói truyền cảm, chất chứa nhiều cung bậc cảm xúc là vũ khí lợi hại của nhất của một MC. Vì thế bạn hãy tập luyện đưa cảm xúc vào giọng nói của mình, nghệ thuật này không chỉ hữu ích với một MC mà rất cần thiết đối với một nhà lãnh đạo. Thậm chí nghệ thuật diễn cảm còn giúp các bạn sinh viên thuyết trình tốt hơn, được nhiều người hưởng ứng.
Không chỉ qua giọng nói mà ánh mắt, đôi tay hay chỉ một cái nhíu mày cũng là cách thức diễn đạt cảm xúc hiệu quả. Do đó MC lâu năm sẽ có thể kết hợp cảm xúc vào cả giọng nói, cử động cánh tay và bước đi của mình, khiến tất cả khán giả đều chăm chú vào họ. Mỗi MC đều tạo cho mình cách thể hiện cảm xúc riêng, người với nụ cười rạng rỡ, người với cách ngắt nhịp câu chữ.
Tham khảo ngay những tin đăng tuyển dụng nhân viên bán hàng lương cao mới nhất:
Nghệ thuật biên soạn lời dẫn
Bất kỳ chương trình nào muốn diễn ra trôi chảy, thuận lợi thì đều cần có nội dung biên soạn sẵn. Người làm nghề MC có kỹ năng này thì dễ dàng biên soạn được câu dẫn cho chương trình, trau chuốt ngôn từ và tránh được những lỗi sai không cần thiết về ngôn ngữ sử dụng.
Đồng thời nghệ thuật này giúp bạn giải quyết tốt hơn các tình huống không mong muốn trong quá trình tác nghiệp. Bạn sẽ không bị cuốn theo tình huống mà nhanh chóng suy nghĩ ra được cách thức giải quyết vấn đề tốt nhất. Dĩ nhiên các MC lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm xử lý việc này hơn các tân binh mới vào nghề.
Phương pháp phối hợp
Một MC giỏi cũng cần luyện tập khả năng phối hợp với đối tác, ở đây có thể là MC thứ hai hoặc các khách mời của chương trình. Phương pháp phối hợp giúp MC trò chuyện dễ dàng và tung hứng nhịp nhàng giữa người dẫn chương trình chung hay với khách mời tham gia.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn có thể ví người làm nghề MC như một nhạc trưởng với mong muốn mang đến giai điệu hay nhất đến với thính giả. Muốn làm được điều này người nhạc trưởng là MC cần có kỹ năng điều khiển và phối hợp tốt giữa các thành viên trong ban nhạc với nhau, điều này cũng tương tự như việc làm MC.
Tuy nhiên, nhiều MC mới vào nghề thường cố tạo ra sự tung hứng và chọc cười khán giả dù vào thời điểm đó là không cần thiết, dẫn đến bầu không khí gượng gạo trong chương trình. Do đó các MC cũng cần lưu tâm đến thời điểm thích hợp để thể hiện sự dẻo dai trong lời nói của mình.
>>>Xem thêm: Ngành Quan Hệ Công Chúng – Xu Hướng Nghề Nghiệp Tương Lai
Những phẩm chất chất nào làm nên một MC thành công?
Muốn theo nghề MC, bạn không chỉ cần ngoại hình sáng sân khấu mà còn đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Dù chỉ thiếu một trong ba điều trên thì bạn vẫn còn cách rất xa để trở thành một MC chuyên nghiệp.
Kiến thức
Người làm nghề MC không chỉ cần có sự phong phú về ngôn từ, họ cũng phải thường xuyên trau dồi và cập nhật những kiến thức mới nhất cho bản thân. Bên ngoài các kiến thức chuyên môn thì MC cần tìm tòi những thông tin mới ở các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa,… bổ trợ cho công việc rất tốt.
Người làm nghề MC phải biết đưa ra quan điểm đúng đắn, không đi ngược lại chính kiến, chuẩn mực xã hội, nếu không thì sẽ tự “đào hố chôn bản thân”. MC cần phải phân tích và nắm bắt những thông tin mới nhất xoay quanh khách mời sự kiện, trong trường hợp MC không biết thông tin khách mời thì có thể dẫn chương trình đi sai mục đích đề ra ban đầu.
Việc nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng là vô cùng cần thiết với một MC, từ đó họ có thể phản ứng, bắt số nhạy hơn trong việc giao lưu với khách mời hay người dẫn chung.
Kỹ năng
Có rất nhiều mục kỹ năng mà các bạn sĩ tử muốn theo nghề MC đều phải dành thời gian học tập và rèn luyện, nhưng dưới đây là các kỹ năng mà bạn nên ưu tiên để con đường trở thành MC của bạn ít gặp gian nan hơn khi bắt đầu.
- Giọng nói: giọng nói tốt chính là một công cụ cực kỳ hữu hiệu để MC chạm đến khán giả, tạo ra bầu không khí thân mật. Một MC tài năng sẽ có giọng nói truyền cảm, phát âm rõ ràng, không lạm dụng các từ ngữ địa phương, không bị ngọng hay nói lắp. Do đó bạn hãy luyện tập cách lấy giọng, nhả chữ, luyện hơi để mau chóng có giọng nói cuốn hút.
- Điều khiển cảm xúc: mỗi chương trình đều có những cung bậc cảm xúc riêng, lúc trầm lắng lúc lại sôi động hay tuôn tràn hạnh phúc. Vì vậy người làm MC cần linh hoạt thể hiện cảm xúc bản thân theo cao trào của chương trình. Có như vậy người xem mới cảm thụ được ý nghĩa chương trình mang đến và đọng lại nhiều dư vị trong họ.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: một MC chuyên nghiệp có khả năng biểu hiện tốt ngôn ngữ cơ thể của mình. Bạn cần phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể đồng bộ với câu chuyện hay tình tiết mà bạn đang dẫn dắt cho khán giả.
- Làm chủ sân khấu: MC giỏi cần phải luôn giữ được cho mình sự bình tĩnh và tự tin để giải quyết mọi tình huống xảy ra. Nếu chương trình bị ngắt quãng do những tình huống bất ngờ thì khán giả sẽ đánh giá thấp tính chuyên môn của chương trình và nghiệp vụ của MC.
Thái độ
Người làm nghề MC cần có thái độ tích cực, yêu nghề và niềm đam mê sâu đậm mới có thể trụ lâu được trong giới showbiz. Nhiều cá nhân khi thấy hình ảnh MC xuất hiện trên TV cùng với ánh hào quang và trang phục lộng lẫy thì vội kết luận đây là nghề sung sướng. Nhưng thật ra dẫn chương trình luôn bị áp lực và căng não bởi những khó khăn vô hình.
Là người của công chúng, người làm nghề MC dù phạm phải một sai lầm nhỏ thì cũng có thể bị fan quay lưng thậm chí tẩy chay. Do đó chỉ những ai thật sự đam mê và yêu sân khấu mới đủ nghị lực vượt qua những áp lực trong nghề.
>>>Xem thêm: Tất tần tật về xã hội học – ngành học mang tính ứng dụng cao
Tại sao bạn nên thử sức với nghề MC?
Những kỹ năng mà nghề MC yêu cầu đều có thể thông qua rèn luyện mà có. Do đó nghề này không kén chọn đối tượng, chỉ cần bản thân có ngoại hình sáng sân khấu là được, vậy tại sao bạn không thử sức với nghề MC?
Thu nhập hấp dẫn
Thu nhập của nghề MC không dựa vào một bộ khung cố định mà có sự khác biệt dựa vào kinh nghiệm chuyên môn, hình thức làm việc và tổ chức thực hiện chương trình,… do đó thu nhập khá cao khi đặt lên bàn cân với các nghề nghiệp khác.
Nghề MC phụ thuộc khá nhiều vào độ nổi tiếng và thành công của MC, đồng nghĩa những ai có lượng fan hùng hậu, để lại nhiều ấn tượng thì có thu nhập khủng. Ví dụ những ai làm nghề MC đám cưới hay cho các sự kiện quy mô nhỏ thì thu nhập ở mức vài triệu đồng một show. Đối với người làm nghề MC truyền hình, chương trình lớn thì một show họ có thể thu về từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Rèn luyện sự tự tin
Làm nghề MC, bạn sẽ tôi luyện được cho bản thân sự tự tin, khả năng giao tiếp và ứng xử nhanh nhạy trước đám đông. Do đó, theo nghề này bạn cũng sẽ phát triển được bản thân theo hướng tích cực hơn. Sự tự tin không chỉ giúp bạn ở nghề MC mà còn mang đến nhiều lợi thế ở các lĩnh vực công việc khác hay đời sống.
Con đường tốt để đến với sự nổi tiếng
MC là một nghề thuộc nghệ thuật, khi bạn trở thành MC cũng đồng nghĩa bạn đã trở thành người của công chúng. Thực hiện tốt công việc MC của mình, chẳng bao lâu bạn sẽ trở nên nổi tiếng, tên tuổi vang xa và được nhiều người quý trọng. Đồng thời bạn cũng có thể thử sức ở các lĩnh vực nghệ thuật ngoài MC như diễn viên, ca sĩ, người mẫu.
Sự nổi tiếng cũng là một yếu tố giúp con đường kinh doanh thuận lợi hơn. Rất nhiều ca sĩ, diễn viên nhờ vào sự nổi tiếng mà mở các quán ăn, nhà hàng và chật kín người đặt lịch. Nếu bạn không đủ vốn liếng để kinh doanh thì có thể thử sức trên con đường mới là trở thành một KOL hay KOC của giới trẻ.
Đem lại những mối quan hệ chất lượng cho bản thân
Một đặc trưng của nghề MC là bạn phải tham dự nhiều chương trình, nhiều sự kiện nên chắc chắn mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng với sự xuất hiện của các ca sĩ, diễn viên hay đồng nghiệp khác. Tất cả đều là những mối quan hệ chất lượng chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn cả trong con đường sự nghiệp và các mặt trong đời sống.
Con đường trở thành MC chuyên nghiệp
Liệu chặng đường trở thành một MC có dễ dàng, đối với những tay ngang không qua trường lớp mà hành nghề bằng cái duyên thì có thể gặp nhiều chông gai. Đối với những bạn sinh viên đã trải qua các lớp nghệ thuật thì chắc chắn ít trở ngại hơn.
Muốn làm MC thì học ngành gì?
Học nghề MC ở đâu? Học khối nào để làm MC là câu hỏi mà nhiều sĩ tử đang thắc mắc. Mua Bán sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin các khối thi của ngành MC ở bên dưới.
Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng sử dụng khối xét tuyển là khối A (Toán – Lý -Hóa), khối C (Văn – Sử – Địa) và khối D1 (Toán – Văn – Anh) để tuyển sinh các ngành liên quan nghệ thuật, đặc biệt là MC hay biên tập viên truyền hình.
Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin vào kết quả thi THPTQG thì bạn vẫn có thể xét tuyển vào một số trường theo phương thức học bạ.
Muốn làm MC thì học trường nào?
Bạn có thể học nghề MC tại các trường đại học chuyên đào tạo sinh viên về lĩnh vực nghệ thuật trên toàn quốc, tốt nhất là có đào tạo chính quy về MC, biên tập viên dẫn chương trình như: Học viện báo chí và tuyên truyền (khoa phát thanh – truyền hình); Trường Cao Đẳng Phát Thanh Truyền Hình 1 (Khóa học dẫn chương trình – Thuyết Trình); Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh (Khoa Diễn Viên Hài – Kịch Lớp MC dẫn chương trình Câu lạc bộ sân khấu điện ảnh); Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (khoa báo chí – lớp MC dẫn chương trình)
Bạn cũng có thể tham gia các CLB về MC tại FTU – Đại Học Ngoại Thương, Đại học Văn Hóa Nghệ Thuật. Tại đây bạn sẽ được các anh chị đi trước đào tạo sơ bộ những kỹ năng cơ bản của một MC và được thực hành bằng cách dẫn dắt những sự kiện được tổ chức tại trường.
Hoặc bạn có thể tham gia các khóa học bên ngoài chuyên đào tạo MC do các trung tâm hay do các công ty sự kiện tổ chức. Lợi thế của các khóa bên ngoài là bạn sẽ được thực hành rất nhiều, học ít lý thuyết vì cơ bản nghề MC cần sự dày dặn về kinh nghiệm để có thể làm tốt công việc.
Sau khi đọc bài viết “Bạn biết gì về nghề MC – Người thổi hồn cho các chương trình”, Mua Bán tin rằng các bạn đã hiểu được nghề MC là gì, các tố chất cần thiết để theo nghề, đặc biệt các bạn sinh viên muốn theo nghề cần học khối nào. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm thì có thể truy cập ngay website Muaban.net với hàng nghìn công việc đang tuyển dụng.
>>>Tham khảo thêm:
- Biên kịch là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về nghề biên kịch
- Mức lương ngành tâm lý học có cao không? Lương trung bình bao nhiêu?
- Stylist là gì? 7 Yếu Tố Then Chốt Giúp Hiểu Rõ Hơn Về Stylist