Trước khi theo học ngành Dược, việc tìm hiểu ngành Dược cần học những môn nào sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành, và có kế hoạch học tập phù hợp. Nếu bạn đang chuẩn bị theo học ngành này, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngành Dược học những môn gì trong bài viết dưới đây nhé!
I. Ngành Dược là gì?
Ngành Dược là một ngành khoa học ứng dụng nghiên cứu về thuốc, tập trung vào ba mảng chính: nghiên cứu mối liên hệ giữa thuốc và cơ thể, cách sử dụng thuốc để điều trị bệnh và khai thác các chất tự nhiên hoặc tổng hợp để bảo vệ sức khỏe.
Ngành dược được phân thành các lĩnh vực khác nhau như như nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, phân phối, quản lý dược và hướng dẫn sử dụng thuốc với nền tảng chủ yếu dựa trên hóa học và sinh học.
II. Ngành Dược học những môn gì?
Ngành Dược yêu cầu sinh viên trang bị kiến thức toàn diện và chuyên sâu qua nhiều môn học khác nhau, từ đại cương đến chuyên ngành. Dưới đây là các nhóm môn học mà sinh viên ngành Dược cần phải nắm vững:
1. Các môn đại cương
Trước khi đi vào chuyên ngành, sinh viên ngành Dược cần hoàn thành các môn đại cương theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông thường, sinh viên sẽ học các môn Đại cương này trong năm nhất và năm hai đại học. Những môn học đại cương mà sinh viên ngành Dược cần học bao gồm:
- Xác suất thống kê
- Triết học Mác – Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tin học đại cương
- Pháp luật ngành Dược
- Nhập môn Dược học
2. Các môn cơ sở chung
Sau khi học xong các môn đại cương, sinh viên sẽ học các môn cơ sở, cung cấp kiến thức nền tảng về ngành Dược. Những môn này giúp sinh viên hiểu rõ về các khía cạnh khoa học liên quan đến dược phẩm. Danh sách những bộ môn cơ sở mà sinh viên Dược cần hoàn thành gồm:
- Hóa lý dược
- Vi sinh
- Ký sinh trùng
- Bệnh học
- Hoá hữu cơ 1 và Hoá hữu cơ 2
- Hoá phân tích 1 và Hoá phân tích 2
- Giải phẫu
- Hóa sinh
- Thực vật Dược
- Sinh lý bệnh – Miễn dịch
3. Các môn chuyên ngành
Giai đoạn học chuyên ngành là lúc sinh viên Dược đi sâu vào các kiến thức đặc thù, trang bị kỹ năng thực hành và chuyên môn cần thiết để có thể áp dụng vào công việc sau khi tốt nghiệp. Mỗi chuyên ngành đều có tính chất riêng biệt, cung cấp kiến thức chuyên sâu về các mảng khác nhau trong lĩnh vực Dược học. Những chuyên ngành phổ biến gồm:
- Dược lâm sàng: Nghiên cứu chuyên sâu về Hóa dược học, Dược lý học.
- Dược liệu và Dược cổ truyền: Nghiên cứu về tính chất vật lý – hóa học của hợp chất; phân loại, định tính và định lượng dược liệu.
- Sản xuất và phát triển thuốc: Học kỹ về Bào chế học, Hóa dược học; phân tích và bào chế thuốc mới.
- Kiểm tra chất lượng thuốc: Kỹ thuật đánh giá nguyên liệu và thành phẩm thuốc dựa trên các quy định và tiêu chuẩn cụ thể.
- Quản lý và cung ứng thuốc: Nghiên cứu về Pháp luật dược, Kinh tế dược.
4. Ngoại ngữ và kỹ năng
Mặc dù Tiếng Anh là một môn đại cương, nhưng lại có vai trò nổi bật hơn so với các môn khác. Tiếng Anh sẽ là một kỹ năng cần thiết lâu dài và có ảnh hưởng lớn đến cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp sau này.
Với sinh viên ngành Dược, yêu cầu ngoại ngữ đầu ra tối thiểu thường tương đương với trình độ B1. Sinh viên cần mở rộng vốn từ vựng để hỗ trợ quá trình học tập, bởi phần lớn thông tin về thuốc, cách sử dụng và những cập nhật trong ngành đều sử dụng ngôn ngữ này.
Ngoài ra, các kỹ năng mềm như giao tiếp, lắng nghe và làm việc nhóm cũng rất cần thiết trong quá trình học tập và làm việc dài lâu. Sinh viên ngành Dược cần tích lũy kiến thức chuyên môn, kết hợp với việc thực hành tại các phòng thí nghiệm và cơ sở y tế để nâng cao tay nghề, chuẩn bị cho công việc tương lai.
Tham khảo thêm: Ngành Thiết kế đồ họa cần học những môn gì? Các trường đào tạo chất lượng hiện nay
III. Các trường đào tạo ngành Dược chất lượng
Việc lựa chọn một trường đại học uy tín, phù hợp để theo học là bước quan trọng giúp bạn định hướng tương lai nghề nghiệp. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Dược chất lượng tại ba miền Bắc, Trung, Nam bạn có thể tham khảo.
1. Miền Bắc
Miền Bắc là trung tâm đào tạo Dược học với nhiều trường đại học danh tiếng, nơi sinh viên có thể tiếp cận với chương trình giảng dạy hiện đại và chất lượng. Các trường tại đây không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn liên tục cải tiến để đáp ứng nhu cầu của ngành y tế. Danh sách các trường Đại học bao gồm:
- Đại học Dược Hà Nội (DKH)
- Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội (QHY)
- Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (HYD)
- Đại học Y Dược Thái Bình (YTB)
- Đại học Y Dược Hải Phòng (YPB)
- Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên (DTY)
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (DQK)
- Đại học Phenikaa (DTA)
- Đại học Thành Đông (DDB)
- Đại học Hòa Bình (ETU)
- Đại học Đại Nam (DDN)
- Đại học Tân Trào (TQU)
- Đại học Thành Đô (TDD)
2. Miền Trung
Khu vực miền Trung nước ta hiện nay cũng có nhiều trường đại học đào tạo ngành Dược với chất lượng được đánh giá khá tốt, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Các trường này đều có cơ sở vật chất hiện đại và tập trung đào tạo chuyên sâu. Bạn có thể tham khảo danh sách bao gồm:
- Đại học Y Dược – ĐH Huế (DHY)
- Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng (DDY)
- Đại học Y Khoa Vinh (YKV)
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng (YDN)
- Đại học Yersin Đà Lạt (DYD)
- Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BMU)
- Đại học Duy Tân (DDT)
3. Miền Nam
Miền Nam là một trong những khu vực phát triển mạnh mẽ về y tế, với nhiều trường đại học uy tín đào tạo ngành Dược hàng đầu cả nước. Một số trường đào tạo ngành Dược nổi bật tại miền Nam bao gồm:
- Đại học Y Dược TP.HCM (YDS)
- Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (TYS)
- Đại học Y Dược Cần Thơ (YCT)
- Đại học Nguyễn Tất Thành (NTT)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)
- Đại học Tôn Đức Thắng (DTT)
- Đại học Văn Lang (DVL)
- Đại học Công nghiệp TP.HCM (IUH)
- Đại học Công nghệ TPHCM (DKC)
Tham khảo thêm: Ngành Công nghệ thông tin học những môn nào? Giải đáp thắc mắc
IV. Một số câu hỏi liên quan đến ngành Dược
Để giúp bạn có cái nhìn toàn diện và rõ ràng hơn, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến liên quan đến ngành Dược cùng với những giải đáp chi tiết.
1. Sinh viên học Dược ra làm gì?
Sinh viên học ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí việc làm trong lĩnh vực y tế và dược phẩm. Một số hướng đi trong ngành Dược sinh viên có thể tham khảo bao gồm:
- Làm việc tại khoa Dược của các bệnh viện
- Làm việc tại các công ty sản xuất thuốc với các vị trí: nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, marketing, cung ứng
- Làm việc tại các trung tâm kiểm nghiệm với vai trò kiểm định chất lượng thuốc
- Tự mở nhà thuốc tư nhân, tư vấn và bán thuốc
- Làm việc tại các cơ sở sản xuất, bào chế và theo dõi quy trình sản xuất
Ngoài ra, để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, bạn có thể truy cập vào Muaban.net để khám phá nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành Dược. Đây là một trong những nền tảng hàng đầu cung cấp thông tin về việc làm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành Dược. Bạn có thể tìm kiếm các vị trí phù hợp với định hướng của mình như dược sĩ, chuyên viên kiểm định, nhân viên marketing dược phẩm….
2. Mức lương của ngành Dược là bao nhiêu?
Mức lương của ngành Dược phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và vị trí làm việc. Dưới đây là mức lương tham khảo:
- Lương cơ bản của Dược sĩ: Khoảng 1,3 triệu đồng/tháng (theo quy định nhà nước, chưa tính phụ cấp).
- Lương Dược sĩ mới ra trường: Dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng.
- Lương Dược sĩ Cao đẳng: Từ 4-6 triệu đồng/tháng, có thể tăng lên 10-15 triệu đồng/tháng tùy thâm niên và hiệu suất làm việc.
- Lương Dược sĩ Đại học: Trung bình từ 30-40 triệu đồng/tháng, đặc biệt khi làm việc trong các lĩnh vực quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, hoặc phân phối dược phẩm.
3. Muốn học ngành Dược thi khối nào?
Để đăng ký theo học ngành Dược, cần phải thi một trong các khác khối sau:
- Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh học
- Khối A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân
- Khối D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
- Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
4. Học Dược bao nhiêu năm ra trường?
Thời gian học ngành Dược phụ thuộc vào hệ đào tạo:
- Đại học: Thời gian đào tạo từ 5 đến 6 năm.
- Cao đẳng: Thời gian đào tạo từ 2,5 đến 3 năm.
Khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ nhận bằng tốt nghiệp và có đủ kiến thức để khởi đầu sự nghiệp trong lĩnh vực Dược.
Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có cơ hội theo học để lấy bằng Thạc sĩ Dược. Đối với các chương trình thạc sĩ, thời gian đào tạo thường kéo dài khoảng 2 năm. Tuy nhiên, để đủ điều kiện tham gia chương trình thạc sĩ, thí sinh cần đáp ứng một số yêu cầu chung, bao gồm lựa chọn chuyên ngành phù hợp, có kinh nghiệm chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và các chứng chỉ liên quan.
Lời kết
Bài viết này Mua Bán đã giúp bạn đọc tìm hiểu về ngành Dược học, đồng thời giải đáp được vấn đề “Ngành Dược học những môn gì” để giúp bạn có một định hướng và sự chuẩn bị rõ ràng nhất theo đúng năng lực và mong muốn của bản thân. Hy vọng thông tin này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm hiểu thêm về những ngành nghề khác nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Tín chỉ là gì? Những điều cần biết sinh viên học theo tín chỉ
- Ngành Marketing cần học những môn gì? Môn học cụ thể từng chuyên ngành
- Điểm chuẩn Đại học Y Dược Cần Thơ cập nhật mới nhất 2024