Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo việc khai thác và đào thải ra môi trường các chất nhiều chất độc hại như nước thải, khí ô nhiễm và chất khó phân hủy. Đây là nguyên nhân cho sự ra đời của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường. Vậy ngành công nghệ môi trường có dễ xin việc không? Con gái có nên theo ngành này không? Hãy cùng Mua Bán tham khảo bài viết này nhé!
1. Ngành công nghệ môi trường là gì?
Công nghệ môi trường là ngành nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn những kiến thức, biện pháp hóa lý, sinh học nhằm mục đích ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các chất độc hại gây ô nhiễm phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng diễn ra khắp nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Do đó, việc bảo vệ môi trường đã trở thành tiêu điểm nóng trong xã hội nhằm mục đích “Hướng tới một xã hội phát triển và bền vững”. Để hiện thực hóa mục đích này, đòi hỏi nguồn lực ngành công nghệ môi trường phải có trình độ chuyên môn cao và nhiều tâm huyết.
Xem thêm: Cập nhật mức lương ngành quản lý tài nguyên môi trường mới nhất 2024
2. Ngành công nghệ môi trường có dễ xin việc làm hay không?
Cùng với sự phát triển đột phá về kinh tế, con người ngày càng có nhiều hoạt động đào thải ra môi trường những chất gây hại khó phân hủy. Sự cấp bách của vấn đề này đã tạo ra nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ môi trường. Như vậy, có thể nhận định rằng, ngành công nghệ môi trường hiện nay rất dễ xin việc.
Một số lĩnh vực và cấp bậc tại các công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức mà bạn có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ môi trường như:
2.1. Nhà Khoa học Môi trường
Công việc chính của một nhà khoa học môi trường là nghiên cứu về những tính năng và đặc điểm của các thành phần có trong môi trường tự nhiên hoặc có trong môi trường nhân tạo. Chịu trách nhiệm trong việc nghiên cứu những mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với môi trường sống. Lập kế hoạch triển khai cho các doanh nghiệp và những tổ chức kinh tế khác nhau mục đích giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
2.2. Kỹ sư môi trường
Công việc của kỹ sư môi trường là nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ và xử lý những tình trạng ô nhiễm môi trường. Thiết kế ra các bước trong quy trình xử lý ô nhiễm, đánh giá và đưa ra những biện pháp tối ưu nhất nhằm xử lí những khu vực bị ô nhiễm. Trực tiếp tham gia vào các bước xử lý vấn đề môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp và đảm bảo quá trình được vận hành tốt nhất.
2.3. Nhà sinh thái môi trường
Nhiệm vụ chủ yếu của một nhà sinh thái môi trường chính là bảo tồn những loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng thông qua các hình thức như tuyên truyền và vận động chống lại các hoạt động săn bắt những động vật quý hiếm.
2.4. Các cơ quan lý môi trường
Sinh viên sẽ có cơ hội được trải nghiệm làm việc tại những cơ quan quản lý, thực hiện nghiên cứu về lĩnh vực môi trường của Nhà nước từ trung ương cho đến địa phương.
Những đơn vị này thường tư vấn hoạt động trong những lĩnh vực khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường. Thực hiện lên kế hoạch sử dụng đất, xây dựng và quy hoạch tài nguyên rừng, môi trường.
2.5. Các nhà máy và xí nghiệp
Tại những nhà máy và xí nghiệp bạn có thể đảm nhận những vị trí như kỹ sư nghiên cứu những thiết bị và máy móc. Hoặc bạn có thể trực tiếp thực hiện thi công lắp đặt nhằm xử lý những vấn đề môi trường hay những khía cạnh khác có liên quan đến môi trường.
2.6. Các tổ chức trong – ngoài nước về môi trường
Hiện nay, có khá nhiều những tổ chức môi trường như các tổ chức phi chính phủ hay các hiệ hội trên thế giới hoạt động rất mạnh mẽ các dự án về môi trường. Làm việc tại đây sẽ tạo cho bạn nhiều cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế với nhiều bạn bè quốc tế. Hoặc bạn tham gia chuyên sâu vào những chương trình dự án thực tế về môi trường trong phạm vi đa quốc gia để cải thiện năng lực chuyên môn của mình.
>> Tham khảo thêm: Môi Trường Làm Việc Là Gì? Như Thế Nào Là Môi Trường Làm Việc Lý Tưởng
3. Con gái có nên theo đuổi ngành công nghệ môi trường không?
Con gái học công nghệ môi trường là hoàn toàn có thể. Với những cơ hội phát triển nổi bật của ngành này, bất cứ ai cũng có thể theo đuổi công nghệ mô trường nếu có đam mê và sở hữu những tố chất phù hợp.
Trên thực tế, trong lĩnh vực công nghệ môi trường được “thống trị” bởi hầu hết các anh chàng nhưng các bạn nữ cũng có thể có một số những lợi thế nhất định. Chẳng hạn, phái nữ thường có điểm mạnh về khả năng giao tiếp và lắng nghe, có thể phát huy năng lực trong những vai trò nghề nghiệp khác nhau như Project manager (quản lý dự án) hay Account executive (giao tiếp với khách hàng).
Ngoài ra, việc sở hữu góc nhìn nữ tính là vô cùng quan trọng khi phát triển các dự án cho những khách hàng nữ.
Xem thêm: Tin đăng tuyển dụng việc làm ngày lễ 30/4 Lương Cao
Tại Muaban.net bạn có thể xem thêm các tin tuyển dụng việc làm bán hàng với mức lương cao. Tham khảo ngay:
4. Những tố chất phù hợp để theo đuổi ngành công nghệ môi trường
Nếu bạn đang sở hữu những tố chất dưới đây, đừng ngần ngại theo đuổi ngành công nghệ môi trường đang rất “hot” này nhé!
4.1. Tư duy nhanh và logic
Môi trường là lĩnh vực có sự thay đổi và phát triển không có giới hạn. Mỗi giải pháp xử lý môi trường đều đòi hỏi khả năng tư duy nhạy bén và suy nghĩ có logic. Bởi giải quyết từ gốc rễ chính là giải pháp hiểu quả nhất cho mọi vấn đề.
Do đó, dân công nghệ môi trường cần phải cải thiện những kỹ năng cá nhân bằng cách cập nhật thông tin mới nhất, không ngừng trau đồi những kiến thức và nâng cao trình độ để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ môi trường.
4.2. Khả năng nghiên cứu và phân tích
Tính chính xác là một yêu cầu bắt buộc của mọi lĩnh vực khoa học, cả về công nghệ môi trường. Trong quá trình xây dựng một giải pháp môi trường, nếu xảy ra dù chỉ một sai sót nhỏ thì toàn bộ chương trình không thể vận hành như mong muốn.
Do đó, người làm ngành công nghệ môi trường đòi hỏi phải có tố chất nghiên cứu và biết phân tích vấn đề, số liệu, thông tin nhanh nhạy mới có thể giải quyết tốt những công việc được giao.
Nếu là một người thông minh có khả năng sáng tạo thì bạn sẽ dễ dàng đạt sự thành công trong lĩnh vực Công nghệ môi trường. Nhờ trí tuệ vốn có của mình, bạn có thể phân tích vấn đề gãy gọn, tối ưu hóa quy trình, hay tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất. Điều này sẽ giảm chi phí, độ phức tạp và nâng cao hiệu quả công việc.
4.3. Nghiêm túc, tỉ mỉ và sáng tạo
Chỉ có thái độ nghiêm túc với công việc mới giúp bạn gắn bó lâu dài với ngành nghề của mình. Trong công nghệ môi trường cũng vậy, bạn phải thực sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng khâu, từng giai đoạn mới tránh được những sai sót không đáng có.
4.4. Có ý thức bảo vệ môi trường
Ngành công nghệ môi trường gắn liền với nhiều khía cạnh môi trường trong cuộc sống hằng ngày. Lĩnh vực môi trường là công việc phải thực hiện việc nghiên cứu về môi trường và tìm ra những giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường. Do đó, bạn phải là người tiên phong trong cuộc chiến bảo vệ môi trường.
>> Tham khảo thêm: Ngành khoa học môi trường là gì? Cơ hội việc làm tại Việt Nam từ năm 2023
5. Mức lương của ngành công nghệ môi trường tại Việt Nam
Theo thống kê mới nhất, mức lương của hầu hết người lao động trong ngành công nghệ môi trường là từ 7.180.288 đồng đến 11.647.219 đồng/ mỗi tháng (cập nhật mới nhất 2023). Sau 5 năm kinh nghiệm làm việc, con số này sẽ dao động từ 9.496.826 đồng đến 18.467.051 đồng mỗi tháng đối với chế độ làm việc 48 tiếng/ tuần.
Sau đây là mức lương của một số vị trí trong lĩnh vực công nghệ môi trường tại Việt Nam:
- Nhà khoa học môi trường: Mức lương giao động từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng
- Kỹ sư môi trường: Mức lương giao động từ 9 – 12 triệu đồng/ tháng
- Nhà sinh thái môi trường: 10 – 12 triệu đồng/ tháng…
6. Bạn có thể tìm việc ngành công nghệ môi trường ở đâu?
Thắc mắc ngành công nghệ môi trường có dễ tìm việc làm hay không rất phổ biến. Vì hầu hết sinh viên còn khá xa lạ, và còn tương đối “dè dặt” đối với ngành này. Theo đó, những mối lo thất nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đại học cũng gia tăng.
Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay, biến đổi khí hậu là một vấn đề quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Là một nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang ngày quan tâm gắt gao đến vấn đề đào tạo nhân lực ngành công nghệ môi trường.
Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành môi trường có thể lựa chọn một trong hai hướng đi sau:
- Làm cho Nhà nước: Bạn có thể xin làm việc tại những cơ quan quản lý tài nguyên môi trường và xử lý các chất thải của nhà nước. Tiêu biểu có thể kể đến như Phòng tài nguyên môi trường theo các cấp bậc quận, huyện, thành phố,…; Sở tài nguyên và môi trường theo cấp bậc tỉnh, thành phố; Bộ tài nguyên môi trường, Viện nghiên cứu của nhà nước,…
- Làm cho công ty tư nhân: Bạn có thể làm chuyên viên tư vấn môi trường cho các công ty tư nhân về xử lý các chất thải và cung cấp những giải pháp về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó còn có thể làm việc ở các vị trí khác như kỹ sư về môi trường, nhân viên công tác môi trường hay thậm chí kinh doanh những máy móc, thiết bị môi trường. Hướng đi này sẽ khá rộng mở và thoải mái, không gò bó như làm việc trong các cơ quan nhà nước.
7. Các trường đào tạo ngành công nghệ môi trường tại Việt Nam
Sự phát triển của các khu nhà máy, các cụm công nghiệp ngày càng nhiều làm cho các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng và đòi hỏi nguồn nhân lực để giải quyết tình trạng đó. Cũng chính vì lý do này, các trường đại học ở Việt Nam mở thêm ngành công nghệ môi trường để đào tạo hệ cử nhân chất lượng và uy tín đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
Dưới đây là một số trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ môi trường chất lượng ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam:
7.1. Cơ sở miền Bắc
- Trường Đại học Văn Lang
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Thủy Lợi
- Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Mỏ Địa chất
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
7.2. Cơ sở miền Nam
- Trường Đại học Khoa học & Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật
7.3. Cơ sở miền Trung
- Đại học Bách khoa
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Mua Bán đã chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về các trường đào tạo ngành công nghệ môi trường và xu hướng ngành công nghệ môi trường có dễ xin việc hay không? Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn và đưa ra lựa chọn chính xác giúp định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các thông tin về các ngành nghề khác tại muaban.net.
>> XEM THÊM:
- Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng sau khi ra trường của sinh viên có rộng mở?
- Admin Officer là gì và những điều cần biết về công việc này
- Lập trình web là gì? Thiết kế web là gì? Cơ hội và mức lương sau khi ra trường