Friday, May 3, 2024
spot_img
HomeViệc làmNewbie là gì? 3 điều quan trọng mà một newbie nên có

Newbie là gì? 3 điều quan trọng mà một newbie nên có

Newbie là từ ngữ khá phổ biến và sử dụng nhiều trong ngôn ngữ nói của giới trẻ. Thuật ngữ này được lặp đi lặp lại, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhiều người không thể hiểu rõ ý nghĩa của Newbie là gì? Nó đề cập tới vấn đề gì hoặc đối tượng nào đó mà nhóm cộng đồng này thường nhắc đến. Trong nội dung bài viết sau đây, Mua Bán sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về Newbie. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Newbie là gì?

Newbie là gì? Newbie trong tiếng Anh được định nghĩa là người mới. Tức là những người khi mới làm quen, bước chân vào hoạt động hoặc làm việc trong lĩnh vực nào đó sẽ được gọi là “Newbie”. Thực tế cụm từ này đã có nguồn gốc từ rất lâu. Từ những năm 1850, từ ngữ này được các nước Hoa Kỳ và Úc sử dụng để chỉ những tân sinh viên, hoặc những người mới vào nghề trong hoàn cảnh nhất định.

Cũng theo nhiều tài liệu thì “Newbie” còn là tiếng lóng của một trường công lập tại Anh nhắc đến những sinh viên kỳ đầu tiên nhập học. Đến những năm 60,70 thì cụm từ này không còn được sử dụng phổ biến nữa. Từ này được sử dụng chỉ riêng cho các sinh viên mới được gia nhập vào hải quân Hoa Kỳ hoặc học tại trường điện hay điện tử.

Đến những năm 1981, thì cụm từ này bắt đầu sử dụng phổ biến hơn. Nếu trước đây Newbie chỉ dành để gọi riêng một số đối tượng thì nay thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi với nhiều ngữ cảnh, hình thức khác nhau. Dần dần nó phổ biến và được sử dụng rộng rãi đến bây giờ.

>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp – Bước ngoặc quan trọng của sự nghiệp

Newbie là gì?
Newbie là gì? Newbie quen thuộc với thế hệ GenZ như thế nào

Một số vị trí newbie phổ biến hiện nay

Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng cụm từ này dần được mở rộng hơn. Tuy nhiên, một số lĩnh vực sau thường sử dụng cụm từ Newbie:

Newbie designer (Nhân viên thiết kế)

Có thể hiểu Newbie designer là một nhân viên thiết kế mới vào nghề hoặc hoạt động ở vị trí sơ cấp. Tức là các công việc mà một Newbie designer khá đơn giản như thiết kế banner, bao thư, profile… Hoặc có thể kết hợp với các bộ phận khác để hoàn tất công việc về phần hình ảnh.

Mặc dù là ở vị trí sơ cấp, nhưng Newbie Designer cũng cần đáp ứng các kỹ năng và kiến thức cơ bản của nghề. Chẳng hạn như biết cách sử dụng các công cụ photoshop cơ bản, nắm được lý thuyết về màu sắc, ánh sáng…

Newbie programmer (Lập trình viên)

Còn trong lĩnh vực lập trình viên vị trí và nhiệm vụ của một Newbie là gì? Thực tế, nghề này có tiềm năng phát triển rất lớn. Cơ hội việc làm lĩnh vực này khá rộng nhưng hiếm nhân lực. Công việc này cũng đòi hỏi cọ sát thực tế nhiều, do đó có thể kiến thức mà một Newbie Programmer có được sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đủ.

Đồng thời, lĩnh vực này có sự thay đổi rất lớn. Để theo kịp và có thể “kiếm sống” được với nghề bạn phải trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế. Một lập trình viên phải chịu trách nhiệm với nhiều vị trí khác nhau. Chỉ cần thay đổi một dự án, loại ngôn ngữ lập trình cũng sẽ thay đổi và bạn phải làm quen lại từ đầu.

Một kỹ năng quan trọng mà Newbie Programmer cần phải có đó là tinh thần làm việc nhóm. Để công việc hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chính xác, Newbie cần học cách làm việc với một hoặc nhiều người cùng lúc.

Đối với nghề này, nếu làm việc đơn lẻ thường sẽ không hiệu quả. Dù cho sản phẩm lập trình của bạn hữu ích và độc đáo, nhưng làm sao tránh sai sót. Và cộng sự của bạn sẽ chính là người giúp bạn thấy được lỗi sai để điều chỉnh cho hoàn thiện.

newbie là gì?
Newbie thường sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Những khó khăn thường gặp của một newbie là gì?

Khi bắt đầu công việc ở môi trường mới chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi thực sự vượt qua được giai đoạn này, bạn mới có thể chuyên tâm làm việc. Vậy, khó khăn thường gặp của một Newbie là gì?

Cảm thấy lạc lõng

Là một người mới hoàn toàn trong môi trường lạ chắc chắn ai trong bất kỳ chúng ta cũng đều trải qua cảm giác này. Thậm chí luôn xuất hiện rào cản giữa người cũ và một Newbie khiến bạn thấy khó khăn khi hòa nhập. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để có thể bắt kịp nhịp độ làm việc, giao tiếp, sinh hoạt và trao đổi thông tin trong tập thể.

Đây chính là giai đoạn khó khăn nhất mà một Newbie mắc phải. Nếu vượt qua được giai đoạn này bạn sẽ hòa nhập và bước vào quỹ đạo hoạt động của doanh nghiệp như những nhân viên khác. Nhưng nếu bạn không thể vượt qua sẽ dễ gặp tình trạng chán nản và từ bỏ công việc.

newbie là gì?
Những khó khăn thường gặp của một newbie là gì?

Cảm thấy mình là kẻ yếu kém

Newbie cũng chứng tỏ là người mới vào nghề. Bạn có thể học rất tốt ở trường lớp nhưng khi bước vào làm việc thực tế, những phần kiến thức đó có thể nhỏ bé hoặc không phù hợp đối với công việc. Kiến thức chỉ là nền tảng để bạn có thể hiểu các thuật ngữ và quy định trong công việc đang làm. Còn thực tế có thể bạn phải làm một phần nhỏ trong sách giáo khoa nhưng mất cả nhiều thời gian mới có thể hoàn thành. Và những gì bạn học chưa chắc có thể áp dụng được. Lúc này cảm giác bạn nhận được thường là hoang mang, cảm thấy mình thật yếu kém.

Gặp khó khăn trong quá trình chứng tỏ năng lực

Newbie chính là cụm từ chỉ những người mới vào nghề vì vậy có thể kinh nghiệm thường rất ít. Mọi người thường có suy nghĩ áp đặt lên Newbie có trình độ năng lực thấp. Nên khi giao phó một công việc, nhiệm vụ cho Newbie mọi người thường e dè.

Như vậy, là một người mới bạn lại mất đi cơ hội chứng tỏ năng lực của bản thân. Trong quá trình làm việc, khi đưa ra bất kỳ ý kiến sáng tạo gì cũng sẽ bị nghi ngờ và bác bỏ. Dần dần, khiến những Newbie này rụt rè và đánh mất nhiều cơ hội trong sự nghiệp.

newbie là gì?
Nhiệm vụ thường được giao cho newbie là gì?

Những điều mà một Newbie nên có

Thực tế ai bắt đầu đi làm cũng đều là một Newbie. Phải vượt qua rào cản này mới có thể trở thành một old-bie. Vậy nên, bản thân bạn cần đề ra mục tiêu và nỗ lực để trở thành một Newbie có giá trị.

Không ngại học hỏi

Nếu trong mắt người khác Newbie yếu về kinh nghiệm và trình độ thì bạn hãy biến nó thành cơ sở để cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức. Đừng ngại đặt câu hỏi nếu không hiểu vấn đề gì đó. Nếu bạn e sợ việc đặt câu hỏi sẽ khiến người khác khó chịu thì khi làm sai kết quả sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Đồng thời khi học hỏi người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn tích lũy được thêm nhiều điều mới mẻ. Bạn cũng hạn chế mắc phải những lỗi mà họ đã trải qua. Như vậy có thể giúp bạn thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo niềm tin với cấp trên và có nhiều cơ hội thăng tiến.

>>> Xem thêm: Cách nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp cực hiệu quả

Đừng ngại đặt câu hỏi nếu là Newbie
Đừng ngại đặt câu hỏi nếu là Newbie

Quan sát thật kỹ

Ngoài việc học hỏi thì Newbie cũng nên dành thời gian để quan sát mọi người, mọi việc xung quanh. Việc này giúp bạn có thể hiểu được cách làm việc, thái độ của mọi người xung quanh như thế nào. Nó có thể giúp bạn cư xử khéo léo hơn, dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới. Có như vậy, Newbie mới có thể nắm bắt cơ hội để phát triển.

>>> Xem thêm: Kỹ năng quan sát là gì? Ý nghĩa của nó trong giao tiếp?

Làm quen từ những việc đơn giản nhất

Đối với một Newbie, chắc chắn không ai có thể tin tưởng để giao cho bạn thực hiện các công việc quan trọng hay to lớn. Đôi khi chỉ là những công việc vặt vãnh như nhập số liệu, đánh máy… Đối với nhiều người công việc này có vẻ nhàm chán và cảm giác Newbie không được trọng dụng. Tuy nhiên, đây có thể là gốc rễ để bạn tìm ra những điểm mấu chốt trong tương lai.

>>> Xem thêm: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống

Newbie nên làm quen từ những việc đơn giản nhất
Newbie nên làm quen từ những việc đơn giản nhất

Một số thuật ngữ khác

Để nói về người mới, thực tế còn rất nhiều từ ngữ khác nhau. Tuy nhiên có thể, các cụm từ này không phổ biến bằng Newbie. Hoặc nó chỉ được sử dụng ở một số trường hợp cụ thể. Vậy các từ có ý nghĩa Newbie là gì?

  • Novice: cụm từ này cũng có nghĩa là người mới như Newbie. Tuy nhiên chúng thường dùng để chỉ những người không có kinh nghiệm trong một số tình huống cụ thể hàng ngày của con người. Ví dụ, chưa từng lái xe trước đây hay chưa từng nuôi thú cưng trước đây…
  • Beginner: từ ngữ này được phát triển theo “Begin” tức là bắt đầu. Hiện nay beginner được sử dụng để thay thế cho Novoice nhiều hơn vì chúng có ý nghĩa tương tự nhau.
Một số thuật ngữ đồng nghĩa với Newbie
Một số thuật ngữ đồng nghĩa với Newbie

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về Newbie là gì và các bước để trở thành một Newbie có giá trị. Chắc chắn, khi bắt đầu một công việc mới hoặc vị trí mới, Newbie sẽ gặp những khó khăn riêng. Hy vọng, với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu và tự tin hơn khi trở thành Newbie ở môi trường và công việc bạn đã chọn lựa. Hãy theo dõi website Mua Bán để tìm việc làm uy tín, mới nhất tại TP.HCM và Hà Nội hiện nay nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm:

Hiền Phạm

Hiền Phạm
Xin chào! Mình là Hiền Phạm. Mình bắt đầu sáng tạo nội dung từ 2018 với nhiều chủ đề khác nhau như Phong Thủy, Việc Làm, Tài Chính, chia sẻ kinh nghiệm, mẹo vặt về chăm sóc nhà cửa, thú cưng... Hy vọng, với những chia sẻ của mình trên Muaban.net sẽ giúp bạn tìm thấy được nhưng thông tin hữu ích.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ