Tết Dương lịch vừa đi qua thì mọi người dân trên khắp đất nước Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán truyền thống. Đây là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình, vui chơi, sum họp bạn bè và người thân. Cùng Muaban.net tìm hiểu để biết được mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy Dương lịch? và người lao động sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày vào dịp Tết này nhé.
I. Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy Dương lịch?
Theo lịch Tết Quý Mão năm 2023, ngày mùng 1 Tết 2023 sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 22/01/2023 Dương lịch.
II. Tết Dương lịch 2023 được nghỉ mấy ngày?
Theo điều 115 Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ làm việc đồng thời hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch hằng năm (01/01 Dương lịch).
Do Tết Dương lịch 2023 rơi vào ngày Chủ Nhật (01/01/2023), nên với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại tổ chức, công ty có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần (nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật) sẽ được nghỉ tổng cộng là 03 ngày, bắt đầu từ 31/01/2022 đến hết ngày 02/01/2023. Đối với các cơ quan, tổ chức thực hiện nghỉ 01 ngày/tuần (nghỉ Chủ nhật) thì người lao động chỉ nghỉ được 02 ngày là 01 – 02/01/2023.
III. Tết Nguyên đán 2023 được nghỉ mấy ngày?
Bộ Lao động Thương binh & Xã Hội đưa ra hai phương án nghỉ Tết Nguyên Đán 2023 như sau:
- Phương án 1 nghỉ Tết Âm lịch 07 ngày, gồm 02 ngày nghỉ trước Tết và 05 ngày nghỉ sau Tết (từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 cho đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 (tức 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).
- Phương án 2 nghỉ Tết Âm lịch 09 ngày, gồm 01 ngày trước Tết và 08 ngày sau Tết (từ thứ Bảy ngày 21/01/2023 cho đến hết Chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).
Người lao động có chế độ nghỉ 01 ngày/tuần | Người lao động có chế độ nghỉ 02 ngày/tuần | |
Phương án 1 | Nghỉ từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 (tức 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần) cho đến hết thứ Tư ngày 25/01/2023 (tức mùng 4 tháng Giêng năm Quý Mão). | Nghỉ từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 (tức 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần) cho đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). |
Phương án 2 | Nghỉ từ 21/01/2023 (tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) cho đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 (tức mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). | Nghỉ từ thứ Bảy ngày 21/01/2023 (tức 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần) cho đến hết Chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão). |
IV. Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2023 là ngày tốt hay xấu?
- Tức ngày: ngày Canh Thìn, tháng Giáp Dần, năm Quý Mão (01/01/2023 Âm lịch)
- Ngày Đại An: Tức ngày Cát, mọi sự đều được an yên, hành sự thành công.
- Phạm bách kỵ: Ngày trùng phục, kỵ chôn cất, cưới xin, xây nhà, vợ chồng xuất hành, xây mồ mả. Mọi sự khởi công đều không may mắn.
>>> Tham khảo thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2023? Đếm ngược tết Quý Mão 2023
V. Nên tặng gì trong ngày Tết Nguyên Đán 2023?
Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người quây quần đoàn tụ, sum vầy sau một năm làm việc vất vả. Và đây cũng là thời điểm mà nhiều người tìm kiếm những món quà tết thật ý nghĩa để tặng cho người thân thương, đối tác, đồng nghiệp, bạn bè,… nhằm thể hiện lòng thành của người tặng dành cho người nhận.
1. Giỏ quà Tết
Đây là món quà Tết được ưa chuộng và được biếu tặng phổ biến nhất hiện nay. Giỏ quà Tết là sự kết hợp hoàn mỹ của nhiều món quà khác nhau, tùy theo từng đối tượng được tặng mà vật phẩm trong giỏ sẽ linh hoạt hơn và không có quy chuẩn cố định nào cả. Đa số các giỏ quà Tết đều chứa đựng bánh kẹo, trái cây, nước ngọt, bia, rượu,… tùy theo sự sáng tạo của người tặng mà những giỏ quà là khác nhau, do đó giỏ quà Tết luôn đa dạng, độc đáo và chưa bao giờ là nhàm chán.
2. Các món có màu đỏ
Giống như những quốc gia Châu Á khác, người Việt cũng quan niệm rằng màu đỏ là màu may mắn và nếu trang trí những đồ vật có màu đỏ trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn cũng như là xua đuổi điềm dữ đầu năm. Vì lẽ đó mà trong dịp Tết mọi người rất thích thú khi nhận được những món quà có sắc đỏ rực rỡ.
Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm tết, hãy tham khảo ngay
3. Quần áo mới
Tặng quần áo mới là một trong những món quà thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương dành cho người thân yêu của bạn trong dịp Tết. Điều quan trọng là khi chọn quần áo mới, cần có sự quan sát tỉ mỉ và khéo léo lựa chọn kích cỡ, hình dáng. Vì vậy, tặng quần áo mới không chỉ được mang ý nghĩa tạo sự mới lạ cho người nhận mà nó còn phản ánh thành ý chân thành của người tặng. Theo một số quan niệm, người ta tin rằng việc tặng quần áo mới là biểu tượng của sự ấm no và thịnh vượng cho một năm mới sung túc.
4. Rượu, bia
Những ngày lễ Tết mà không chúc nhau một vài ly rượu thì thật là thiếu sót phải không nào. Người nhận quà chắc hẳn sẽ rất vui nếu được tặng một chai vang đỏ vào ngày Tết bởi màu đỏ của rượu vang tựa như một lời chúc may mắn và như ý đến họ. Trong những ngày đầu năm mới, việc ngồi quây quần bên mâm cỗ và nhâm nhi bia cùng nhau sẽ tạo nên mối thâm tình cho quan hệ đôi bên.
5. Bánh chưng – Bánh tét
Ngày Tết, không nhà nào thiếu món Bánh chưng và Bánh tét truyền thống. Việc tặng Bánh chưng hay Bánh tét sẽ làm tăng sự yêu quý và gắn bó của mọi người xung quanh đối với bạn. Vì vậy, đừng ngần ngại mà hãy đem tặng cho người người thân, hàng xóm của bạn một vài chiếc bánh tự làm, họ sẽ rất biết ơn và cảm kích.
>>> Tham khảo thêm: Nhạc xuân hay nhất dành cho những ngày Tết!
VI. Những điều cần làm trong ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
1. Xông đất
Xông đất còn được gọi theo cách khác là đạp đất hoặc xông nhà. Sau khoảnh khắc giao thừa, theo quan niệm xưa, người đầu tiên đến chúc tết và bắt tay với gia chủ được gọi là người xông đất. Vì thế mà gia chủ thường cân nhắc việc chọn người hợp tuổi, hợp mạng để xông đất nhằm giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, vận sự tốt lành trong năm mới.
2. Thắp hương
Thắp hương là một phong tục không thể thiếu trong những ngày Tết đến Xuân về. Trong ngày đầu tiên của năm mới, dâng hương cho tổ tiên với mong cầu một năm mới suôn sẻ trong công việc, gia đình an khang, vạn sự như ý. Theo quan niệm của người Việt từ bao đời nay, thắp hương nên thắp số lẻ sẽ tốt hơn.
3. Đi lễ chùa
Sáng mùng 1, người dân thường đi lễ chùa đầu xuân, cầu bình an, điềm lành. Đi chùa vào dịp Tết Nguyên Đán là hoạt động gắn liền với các gia đình theo đạo và đã trở thành một phong tục được duy trì lâu đời. Trong những ngày đầu năm mới, chùa sẽ là nơi tổ chức phát lộc và xin quẻ. Đi lễ chùa đầu năm để cầu mong cho một năm mới an lành, sức khỏe dồi dào, tâm hồn thanh tịnh, bình an vô sự. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa tâm linh đầu năm không thể thiếu của người Việt.
4. Mua muối
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là câu nói được lưu truyền của dân gian ta từ lâu đời. Mặc dù việc mua muối ngày nay không còn là một tập tục nữa, nhưng với các bà, các mẹ thì đây vẫn là một điều không thể thiếu trong mỗi mùa Xuân về.
Theo quan niệm xa xưa, vì có đặc tính mặn nên muối có thể tẩy uế, xua đuổi tà ma, xóa bỏ điều dữ và mang lại sự bình yên cho mọi nhà. Đồng thời, muối mặn cũng tượng trưng cho tình cảm mặn nồng, keo sơn khắng khít giữa các thành viên trong nhà.
5. Lì xì – Chúc Tết
Chúc tết và lì xì mừng tuổi luôn mang đậm nét đặc trưng văn hóa trong ngày Tết ở Việt Nam. Hành động chúc tết và lì xì ngụ ý mong muốn cầu chúc sức khỏe, an khang, phát tài, phát lộc đến người nhận, đây là điều vô cùng ý nghĩa và tốt đẹp. Hơn nữa, ông bà ta có câu “xởi lởi trời cho, so đo trời lấy” thế nên, càng cho đi sẽ nhận lại được nhiều điều tốt lành. Đồng thời, việc nhận được những lời chúc tết cũng như tiền mừng tuổi là nhận được vận may đầu năm, vạn sự như ý, năm mới sẽ suôn sẻ.
6. Tảo mộ
Tục tảo mộ trong một buổi sáng đầu Xuân là bổn phận của con cháu qua đó thể hiện đạo hiếu đối với tổ tiên, cội nguồn của mình. Đây cũng là dịp mà cả gia đình tụ họp để tưởng nhớ những người thân đã khuất và cầu mong tổ tiên sẽ luôn phù hộ, độ trì cho 1 năm mới bình an, sung túc.
>>> Tham khảo thêm: Câu đối Tết: Nét đẹp trong phong tục truyền thống của người Việt
VII. Những điều không nên làm ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán
1. Không nên đi chúc Tết đầu ngày mùng 1
Theo phong tục lâu đời của người Việt, việc xông đất đầu năm có ảnh hưởng rất lớn đến tài vận, công việc làm ăn của cả gia đình gia chủ xuyên suốt 1 năm. Vì lẽ này, nếu vô tình xông đất vào nhà không hợp tuổi hoặc quá “nặng vía” thì đó là một điều không hay. Tóm lại, sáng mùng 1 hằng năm chỉ nên đi thăm nhà người thân, họ hàng trong nhà.
2. Kiêng đánh thức người khác
Nhiều người vẫn luôn quan niệm rằng việc đánh thức người khác dậy vào đầu năm sẽ khiến họ bị hối thúc, giục giã từ người khác cả năm. Vì vậy khi đến chúc Tết ai mà họ còn đang ngủ thì tốt nhất nên gác lại và gặp nhau vào dịp khác. Đối với người trong gia đình cũng nên để họ tự thức dậy, tuyệt đối không nên hối thúc, đánh thức họ.
3. Kiêng trả nợ hay vay tiền
Theo như lời dạy của người xưa truyền lại thì nên tránh việc cho vay mượn của cải vào đầu năm mới bởi sẽ làm cho gia đình luôn trong hoàn cảnh túng thiếu, kiệt quệ. Nếu như ví việc mở cửa là đón tài lộc thì trả nợ hay cho vay tiền không khác gì việc đem dâng lộc đầu năm của mình cho người khác vậy. Vậy nên lời khuyên chân thành là bạn tuyệt đối không nên trả nợ hay vay mượn tiền bạc vào đầu năm.
4. Không nên tranh cãi, nói bậy
Trong 3 ngày Tết, mọi người thường giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã với nhau bởi có như thế thì trong suốt 1 năm mới có thể hòa thuận và yêu thương nhau. Cho dù bực tức, khó chịu đến đâu cũng nên cố nhẫn nhịn, tránh gây tranh cãi, gắt gỏng và bốc đồng. Bên cạnh đó, trẻ con thì nên được dỗ dành không nên khóc lóc lớn tiếng, còn người lớn thì nên nhỏ nhẹ, khiêm nhường, không quát tháo mà nên giữ hòa khí.
5. Kiêng một số món ăn
Về tục ăn uống của người Việt trong những ngày Tết cũng có những điều kiêng kỵ cần tránh, đặc biệt là kỵ một số món ăn. Có thể vào những ngày khác trong năm ăn những món đó sẽ rất ngon miệng tuy nhiên ăn trong ngày Tết lại trở nên kiêng kỵ. Theo dân gian, những món ăn không tốt cho ngày đầu xuân như thịt vịt, thịt chó mèo, mực, trứng lộn, tôm,… khi ăn những món đó sẽ đem đến vận đen đủi, xui rủi, làm hao hụt tài lộc của bản thân và gia đình. Chẳng hạn như câu “thụt lùi như tôm” hay “đen như mực”.
>>> Tham khảo thêm: Trang trí Tết với 5 bước đơn giản nhất!
6. Kiêng làm vỡ gương, bát đĩa
Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghe ông bà, cha mẹ thường hay dặn rằng phải cẩn thận mọi sự vào những ngày trong Tết, đặc biệt là mùng 1 tránh làm đổ bể. Nguyên nhân là do chén, đĩa hay ly vỡ tượng trưng cho sự đổ bể, sứt mẻ không thể hàn gắn báo hiệu một điềm chẳng lành, gia đình xung đột, không hòa thuận trong cả 1 năm.
7. Kỵ đeo tang, mai táng
Có thể nói, mùng 1 là ngày vui nhất trong năm của tất cả mọi người, do đó nhà nào có tang sẽ cất tang đi trong vòng 3 ngày. Nếu như chẳng may, nhà có người qua đời ngay vào ngày mùng 1 thì gia chủ sẽ không ngay lập tức phát khăn tang mà để đến sáng mùng 2 mới làm việc này. Hơn nữa, những gia đình đang mang tang trong vòng 3 năm nên hạn chế đi chúc tết nhà người khác vào ngày mùng 1.
8. Kiêng trả giá, xem mà không mua
Theo quan niệm lâu đời của người bán buôn, nếu gặp phải khách hàng “khó” vào những ngày đầu năm mới là điều không may mắn, nhất là việc mở hàng đầu năm. Bởi lẽ điều này sẽ khiến công việc làm ăn trong năm của các tiểu thương diễn ra không mấy thuận lợi, như ý. Vì vậy người mua không nên mặc cả giá hoặc đổi trả hàng hóa vào dịp đầu năm mới.
Trên đây là tất cả những giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất mà Muaban.net đã chia sẻ về mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy Dương lịch? cùng nhiều kiến thức bổ ích về phong tục truyền thống của người Việt trong những ngày đầu năm mới. Hy vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có một sự khởi đầu năm mới vô cùng thuận lợi và tràn đầy hạnh phúc viên mãn.
>>> Xem thêm:
- Top 5 món đồ phải có trong danh sách mua sắm Tết
- Thiệp chúc Tết cùng những ý tưởng lời chúc ý nghĩa nhất
- Bật mí thời điểm lặt lá mai để hoa nở rộ dịp Tết 2023