Mức lương ngành kinh doanh thương mại đang là một cụm từ thường xuyên được nhắc đến dạo gần đây. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Kinh doanh thương mại là một chuyên ngành đào tạo dành được nhiều sự chú ý và hứng thú của các bạn trẻ tại các trường đại học. Điều mà mỗi chúng ta muốn biết khi dấn thân vào một nghề nghiệp chính là lộ trình thăng tiến và thu nhập. Mức lương ngành kinh doanh thương mại được xếp vào mức khá trong các khối ngành kinh tế. Vậy kinh doanh thương mại được hiểu cụ thể như thế nào?
Kinh doanh thương mại – Cơ hội nghề nghiệp
Kinh doanh thương mại là gì?
Kinh doanh là một trong những hoạt động đa dạng và phong phú nhất trong mọi lĩnh vực. Kinh doanh chỉ sự sản xuất, cung cấp dịch vụ, trao đổi, buôn bán hàng hóa và lấy mục đích trọng tâm là lợi nhuận.
Thương mại là phạm trù chỉ chung các hoạt động mua bán, trao đổi tài sản, nguồn lực, cung cấp dịch vụ giữa các cá nhân với nhau trên thị trường. Từ những hoạt động trao đổi này, chúng ta sẽ nhận lại các giá trị khác nhau không phải chỉ là tiền mà còn là các dịch vụ khác.
Kinh doanh thương mại là việc đưa ra những sản phẩm của một doanh nghiệp, công ty vào thị trường với mục đích kinh tế hóa – lợi nhuận hóa. Hoạt động của các công ty, doanh nghiệp này chính là đưa ra thị trường các loại hàng hóa, dịch vụ để bán. Tất cả những sản phẩm này đều làm ra với các mục đích khác nhau nhưng đều đi đến điểm chung chính là “thương mại hóa”.
Vai trò của kinh doanh thương mại
Một đất nước phát triển không thể thiếu sự góp mặt của nền kinh tế. Kinh tế là đại diện cho vị thế của một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả một quốc gia. Muốn nền kinh tế phát triển thì vai trò của kinh doanh thương mại là không thể phủ nhận. Kinh doanh thương mại giúp chúng ta thúc đẩy được sản xuất và cả tiêu dùng. Sản xuất ở đây không chỉ là hàng hóa mà còn là các sản phẩm phục vụ cho đời sống sức khỏe, tinh thần.
Khi mà kinh doanh thương mại phát triển thì chất lượng của người lao động cũng sẽ thay đổi. Chúng ta sẽ có được một lực lượng lao động tài năng, hiểu biết và có kiến thức chuyên sâu và tư duy vượt trội. Nhờ đó, mức lương ngành kinh doanh thương mại cũng được đẩy lên, thu hút nhiều nhân tài cống hiến trong lĩnh vực này.
Hơn thế nữa, sự phát triển này còn thúc đẩy được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Người tiêu dùng sẽ luôn muốn lựa chọn những sản phẩm chất lượng. Để đáp ứng nhu cầu này, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật sẽ giải tỏa được nhu cầu về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị trong tiến trình sản xuất.
Sự phân bổ và lưu thông của hàng hóa trên thị trường chính là đáp án phản ánh sức khỏe kinh tế của bất kì tập thể nào. Phải có kinh doanh thương mại thì nền kinh tế mới bước sang trang mới với lợi nhuận và sự phát triển vượt bậc.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại là gì?
Hiện nay, nền kinh tế được chia thành nhiều nhóm doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một chức năng và mục đích hoạt động khác nhau. Trong nhóm thương mại cũng vậy, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại được chia ra thành những phân khúc như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng hóa: Những doanh nghiệp này có bộ máy nhân công, nhân viên cho tất cả các hoạt động gồm sản xuất, kinh doanh và thương mại (được thể hiện qua việc tự bán các sản phẩm).
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chuyên môn hóa: Chuyên môn hóa ở đây có nghĩa là chỉ chuyên kinh doanh những hàng hóa phục vụ cho một mục đích cụ thể ví dụ như: Gia dụng, điện tử, tiêu dùng, may mặc…
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại tổng hợp: Khác với doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa, các doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp sẽ bán nhiều mặt hàng với những mục đích sản xuất khác nhau trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như các cửa hàng bách hóa, cửa hàng tổng hợp…
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại được tạo ra từ tổ chức, cơ quan đoàn thể Nhà Nước.
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại được thành lập bởi các cá nhân.
Tìm kiếm công việc phù hợp với bạn ở ngay tin đăng sau:
Phân biệt kinh doanh thương mại với các ngành học khác
Hiện nay, kinh doanh thương mại là ngành học đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhưng để định nghĩa được chuyên ngành này với các chuyên ngành liên quan đến kinh doanh khác vẫn cần có sự tìm hiểu sâu hơn. Vậy, kinh doanh thương mại có gì khác so với quản trị kinh doanh? Mức lương ngành kinh doanh thương mại có trội hơn so với các ngành nghề khác?
Kinh doanh thương mại là ngành nghề tập trung chính vào các hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp. Khi theo học ngành kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được học các kĩ năng về phân tích, đánh giá, dự đoán biến động của thị trường và ứng dụng nó vào các hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp. Hơn nữa người học cũng sẽ có cái nhìn toàn diện về kinh tế của một công ty thông qua hoạt động kinh doanh của họ.
Quản trị kinh doanh là ngành học về quản trị các hoạt động trong một doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm từ hành chính nhân sự, quy trình sản xuất, tài chính kế toán,… Sinh viên khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm những ngành nghề như: Quản lý kinh doanh, quản lí nhân sự, marketing, truyền thông…
Làm gì khi học kinh doanh thương mại ?
Là ngành có tiềm năng trong tương lai, kinh doanh thương mại đang dần chiếm nhiều lượt đăng kí cho các nguyện vọng đầu vào của trường đại học. Chuyên ngành này là chuyên ngành có thể ứng dụng được cho nhiều ngành nghề khác nhau. Mức lương ngành kinh doanh thương mại cũng sẽ dao động theo từng nhóm ngành chuyên sâu. Cụ thể hơn, sau khi học kinh doanh thương mại, bạn có thể ứng tuyển tại các vị trí như :
- Nhân viên kinh doanh: Tham gia vào việc xây dựng và đóng góp cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của một công ty.
- Phân tích kinh doanh: Tiến hành đánh giá, phân tích các chỉ tiêu kinh doanh để xem hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
- Quản lý bộ phận bán hàng: Thực hiện rà soát và kiểm tra các hình thức và cách thức bán hàng của một công ty hoặc một bộ phận trong công ty.
- Quản lý quá trình xuất nhập kho: Kiểm tra theo dõi và lập báo cáo về hàng hóa tại kho.
- Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu là gì?: Kiểm kê hàng hóa khi xuất kho, lấy thông tin từ các bên liên quan để theo đơn hàng cho sát với tiến độ, tránh chậm trễ.
- Logistic: Điều phối, vận hành việc vận chuyển.
Từ đây, chúng ta có thể thấy được sự đa dạng của các ngành nghề trong hoạt động kinh doanh thương mại. Mỗi cá nhân có thể linh hoạt lựa chọn ngành nghề mình mong muốn và theo đuổi nó, miễn là phù hợp với năng lực và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Đại học nào đào tạo ngành kinh doanh thương mại uy tín?
Ngoài việc giới thiệu về các công việc có trong ngành kinh doanh thương mại, Mua Bán cũng sẽ liệt kê danh sách những trường đại học trong và ngoài nước đào tạo ngành kinh doanh thương mại chất lượng. Từ đó, bạn có thể phát triển chuyên môn và đạt được mức lương ngành kinh doanh thương mại mà mình mong muốn.
Top các trường đại học trong nước đào tạo ngành kinh doanh thương mại:
- Đại học ngoại thương (Hà Nội và TPHCM)
- Đại học Kinh Tế TPHCM
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Quốc Tế RMIT
- Đại học Kinh tế – Luật TPHCM
- Đại học Ngân Hàng TPHCM
- Đại học Thương Mại
- Đại học Mở
Trên thế giới, mức lương ngành kinh doanh thương mại cũng thuộc hàng cao. Vì vậy, luôn có những trường đại học mà tại đó đào tạo ra những nhân tài trong ngành này. Những cái tên được biết đến nhiều có thể kể đến như:
- Oxford University
- Havard University
- Cambridge University
- Northwestern University
- University of Chicago
- Massachusetts Insitute of Technology
- Uiversity of Pennsylvania
- New York University
- John Hopkins University
- Northeastern University
Thông qua đây, các bạn học sinh đang có ý định dấn thân vào ngành kinh doanh thương mại dù là trong hay ngoài nước thì hãy tìm hiểu các môn chuyên ngành được đào tạo tại từng trường để biết mình thực sự phù hợp với ngôi trường nào.
Mức lương ngành kinh doanh thương mại có thực sự hot?
Mức lương ngành kinh doanh thương mại dao động khá nhiều tùy vào vị trí của bạn trong doanh nghiệp. Sẽ có sự khác biệt giữa mức lương ngành kinh doanh thương mại mới ra trường và khi đã có kinh nghiệm 1 – 2 năm. Con số kinh nghiệm tuy ngắn nhưng tùy năng lực mà chúng ta có thể bật lên rất nhanh trong ngành này mà không cần mất quá nhiều thời gian. Hãy cùng tìm hiểu phổ lương của ngành kinh doanh thương mại tại VIệt Nam và trên thế giới nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm công việc bán thời gian dưới đây để có thêm thu nhập ngoài giờ:
Mức lương ngành kinh doanh thương mại hiện tại như thế nào?
Mức lương của ngành kinh doanh thương mại so với mặt bằng chung với những nghề thuộc khối ngành kinh tế có phần nhỉnh hơn.
Ở Việt Nam, luôn có những thang lương riêng cho từng cá nhân theo năng lực và kiến thức chuyên môn của nó. Kinh doanh thương mại là một
Tại Mỹ, mức lương của ngành kinh doanh thương mại dao động từ 124.000 đến 186.000 đô la một năm. Trung bình mỗi người lao động sẽ kiếm được 155.000 đô cho một năm làm việc, đây quả là một con số thu nhập ấn tượng. Nếu bạn là trưởng phòng quản lí kinh doanh tại một doanh nghiệp thì thu nhập sẽ rơi vào trên dưới 90.000 đô. Mức lương cao nhất mà một quản lí kinh doanh có thể nhận được sẽ là 150.000 đô và thấp nhất vào khoảng 40.000 đô. Con số này có thể thay đổi tùy vào nơi mà bạn đang làm việc và thị trường ngay tại thời điểm đó như thế nào.
Tại Việt Nam, mức lương ngành kinh doanh thuơng mại hiện nay sẽ được đưa ra trên tiêu chí năng lực và hiểu biết cá nhân của bạn. Chẳng hạn như đối với sinh viên thực tập hoặc nhân viên chưa có kinh nghiệm thì sẽ có mức từ 4- 6 triệu đồng/ tháng. Ở những cá nhân có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn hơn thì sẽ là 10 -15 triệu đồng/ tháng. Các quản lí, trưởng phòng kinh doanh sẽ từ 17-20 triệu đồng hoặc trên 20 triệu đồng (lương cơ bản) và chưa tính những khoản thưởng theo doanh số hoặc kết quả hoạt động kinh doanh trong kì. Đối với các giám đốc thương mại thì con số thu nhập hàng tháng đạt mức khá khủng rơi vào tầm 100 – 200 triệu đồng/tháng.
Tuy nói kinh doanh thương mại là ngành có tính chất linh hoạt và không đòi hỏi quá nhiều bằng cấp hay số năm kinh nghiệm nhưng để là một cá nhân thực sự thành công trong lĩnh vực này thì bạn nên năm rõ những biến động trên thị trường và trau dồi thêm các kiến thức liên quan khác. Từ đó, chúng sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết định đúng đắn giúp công ty phát triển. Mức lương ngành kinh doanh thương mại cũng được xem là ổn tại Việt Nam, nhưng nếu không trau dồi những thông tin và nắm bắt thị trường thì bạn sẽ là người bị đào thải nhanh trong ngành.
>>> Có thể bạn cần biết: Ngành kinh doanh thương mại ra dễ xin việc không? Điểm chuẩn bao nhiêu?
Mức lương kinh doanh thương mại với các ngành khác ra sao?
Mức lương ngành kinh doanh thương mại tương đối ổn đối với người bắt đầu. Hãy cùng so sánh với các ngành khác để xem vị thế của kinh doanh thương mại trên thị trường như thế nào.
Các ngành thiên hướng về sự linh hoạt sáng tạo như marketing, sự kiện, truyền thông sẽ có mức thu nhập ban đầu cao vào tầm 8 cho đến 10 triệu đồng khi bạn làm việc tại các doanh nghiệp cho những người mới bắt đầu. Khi thăng tiến lên thành chuyên viên thì thu nhập cũng sẽ tăng lên tầm 15-20 triệu đồng, đây cũng là mức lương ổn đối với một chuyên viên. Tuy vậy, khi bạn làm việc ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì thu nhập sẽ nhỉnh hơn khoảng 5 cho đến 10 triệu đồng cho một chuyên viên.
Với những ngành nghề liên quan đến những con số như tài chính, kế toán, kiểm toán thì kinh doanh thương mại vẫn có ưu thế hơn. Mức lương ngành kinh doanh thương mại khởi điểm đối với người mới là 8-10 triệu đồng trong khi những nhóm ngành trên có thể thấp hơn 1 hoặc 2 triệu đồng cho một nhân viên mới. Về đường dài, ngành tài chính sẽ có lợi thế hơn khi phổ lương dao động từ 15 đến 25 triệu đồng và cao nhất là 35 triệu đồng cho một chuyên viên. Nhưng tài chính là ngành đòi hỏi đầu óc tư duy và kĩ năng tính toán, phân tích các dữ liệu cực kì chuẩn xác, cần khá nhiều thời gian để được chứng nhận là chuyên viên phân tích tài chính chuyên nghiệp. So sánh kinh doanh thương mại với kế toán – kiểm toán thì rõ ràng ta thấy được ưu nhược điểm từng ngành, nhưng về thu nhập thì mức lương ngành kinh doanh thương mại sẽ cao hơn.
Tổng kết lại về sự so sánh giữa mức lương của các ngành thì không có bất kì một chuẩn mực nào. So sánh ở đây chỉ mang tính chất mức lương cơ bản đầu vào, còn việc tăng giảm hoặc nhân lên thu nhập trong ngành thì phụ thuộc vào năng lực và sự học hỏi của bản thân mỗi người.
Điều gì cần thiết khi hoạt động trong ngành kinh doanh thương mại?
Trong kinh doanh thương mại, chắc chắn vị trí cao nhất sẽ là gíam đốc thương mại trong một doanh nghiệp. Mức lương ngành kinh doanh thương mại sẽ thay đổi theo các cấp nghề nghiệp. Từ khi bắt đầu sự nghiệp tới khi đạt được mục tiêu thì bạn sẽ trải qua những quy trình cơ bản cần thiết như sau :
- Có bằng cử nhân đại học/ thạc sĩ khối ngành kinh doanh thương mại: Để bắt đầu với kinh doanh thương mại bạn cần có bằng đại học về chuyên ngành thương mại hoặc ngành nghề có liên quan. Trong quá trình học tập, đừng ngại trau dồi các kĩ năng theo ngành để khi ứng tuyển bạn sẽ có cho mình sự tin tưởng trong mắt nhà tuyển dụng.
- Tiếp tục nâng cao trình độ: Những kĩ năng cần có khi theo học kinh doanh thương mại sẽ là: Giao tiếp, ứng biến cho các tình huống bất ngờ, phân tích dữ liệu kinh doanh, giao tiếp bằng văn bản, đàm phán, sử dụng thành thạo phần mềm kinh doanh…
- Chọn chuyên ngành trong lĩnh vực kinh doanh thương mại: Kinh doanh thương mại bao gồm nhiều bộ phận khác nhau như: Quản lí kinh doanh, quản trị chiến lược kinh doanh, quản lí hàng hóa… Mức lương ngành kinh doanh thương mại sẽ khác nhau theo các phân khúc của ngành. Hãy chọn cho mình một khía cạnh của kinh doanh thương mại và đi theo nó một cách bài bản.
Kết luận
Mức lương ngành kinh doanh thương mại nhìn chung là khá cao trong mặt bằng thị trường hiện nay. Lộ trình sự nghiệp trong ngành đòi hỏi kĩ năng mềm và kỹ năng chuyên môn nhưng phần nhiều là áp dụng sự phân tích và đàm phán để tạo ra chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Năng lực cá nhân của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu biết vận dụng và nâng cao nó thì bạn sẽ có được những bước đệm tuyệt vời trong sự nghiệp của mình. Hãy chắc chắn rằng bản thân luôn phấn đấu và học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệp từ đồng nghiệp, người thân và qua sách vở để đạt được những thành công trong sự nghiệp.