Mã lực là một đơn vị đo công suất được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp cơ khí. Tuy nhiên, đối với nhiều người, mã lực có thể là một khái niệm khá xa lạ. Để giải đáp thắc mắc mã lực là gì, mã lực hoạt động theo nguyên lý nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Mã lực là gì?
Mã lực, hay còn được gọi là horsepower (viết tắt là HP), là một đơn vị đo công suất cổ điển. Khái niệm này được đặt ra bởi James Watt vào năm 1782. Mã lực được định nghĩa là công suất cần thiết để nâng một khối lượng 75kg lên độ cao 1 mét trong 1 giây, tương đương với 75 kgm/s.
Có các quy đổi tương ứng giữa mã lực (HP) và kilowatt (kW) như sau:
- 1 HP = 0,7457 kW (tại Anh)
- 1 CV (mã lực) = 0,7355 kW (tại Pháp)
- 1 kW = 1,36 CV = 1,34 HP
Giá trị của mã lực dao động từ 735 W đến 746 W. Trong đó, mã lực Anh được coi là chuẩn và được sử dụng phổ biến với giá trị quy đổi: 1 HP = 0,7457 kW = 746 W.
2. Phân biệt các loại mã lực hiện nay
Hiện nay có 4 loại mã lực gồm mã lực cơ học, mã lực điện, mã lực nồi hơi và mã lực theo hệ mét. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 4 loại mã lực trên qua phần dưới đây.
* Mã lực cơ học
Mã lực cơ học (Mechanical Horsepower) là mã lực được sử dụng để đo công suất của động cơ và mô tơ điện. Ký hiệu viết tắt của mã lực cơ học là HP(I).
* Mã lực điện
Mã lực điện (Electrical Horsepower) là mã lực thường được sử dụng trong các nhà máy điện, nhà máy phát điện và sản xuất điện năng. Mã lực điện có ký hiệu là HP(E). Mục đích của loại mã lực này là tính toán sản lượng điện tạo ra, được đo bằng đơn vị Watt (W) hoặc Kilowatt (KW).
* Mã lực nồi hơi
Mã lực nồi hơi (Boiler Horsepower) là mã lực được sử dụng để đo công suất của lò hơi hoặc nồi hơi để tạo ra hơi nước. Đây là một đơn vị tượng trưng cho khả năng nhiệt hóa của nồi hơi trong một đơn vị thời gian. Mã lực nồi hơi được ký hiệu là HP(L).
* Mã lực theo hệ mét
Mã lực hệ mét (Metric Horsepower) là loại mã lực tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất. Nó biểu thị công suất cần thiết để nâng một vật có trọng lượng 75kg với tốc độ 1m/s. Mã lực hệ mét có các ký hiệu tượng trưng khác nhau ở các quốc gia, ví dụ như PS (Đức), pk (Hà Lan), HP(M) (Việt Nam),…
Xem thêm: Cách tẩy nhựa đường bám dính trên xe ô tô và xe máy hiệu quả
3. Công thức tính mã lực chính xác
Để tính toán giá trị cụ thể của một mã lực, James Watt đã sử dụng quan sát rằng một con ngựa có thể kéo bánh xe có bán kính 12 feet (tương đương 3.7m) quay 144 vòng trong một giờ với lực kéo là 180 pounds lực.
Dựa trên quan sát này, James Watt đã đưa ra các thông số sau:
1 HP = 32,572 pound lực.feet/phút, làm tròn thành 1 HP = 33,000 pound lực.feet/phút.
James Watt sử dụng đơn vị công suất là mã lực (HP) vì vào thời điểm đó, ngựa được coi là phương tiện chính để vận chuyển người và hàng hóa. Để so sánh độ mạnh của động cơ, phương pháp đơn giản nhất là so sánh với sức kéo của ngựa.
Nếu xét theo hệ đo lường quốc tế, ta có:
1 HP tương đương với công suất cần thiết để nâng một vật có khối lượng 75kg lên cao 1m trong 1 giây.
Nghĩa là: 1 HP = 746W = 0.746kW.
4. Cách quy đổi mã lực sang W, kW
Để chuyển đổi từ mã lực (HP) sang công suất trong đơn vị cơ W (Watt), kW (Kilowatt) chúng ta có các công thức chuyển đổi như sau:
4.1. Chuyển đổi mã lực sang cơ W
Với 1 HP cơ học tương đương với 0.7456 kW, khi chuyển đổi sang W, ta nhân thêm 1000 (1 kW = 1000 W).
W = HP(I) × 0.7456 × 1000
Ví dụ: 1 HP cơ học = 1 × 0.7456 × 1000 = 745.6 W
4.2. Chuyển đổi mã lực sang kW
Hiện nay, 1 mã lực hệ mét tương đương với 0.735499 kW, vì vậy khi chuyển đổi sang kW, ta nhân với 735.499.
W = HP(M) × 735.499
Ví dụ: 1 HP hệ mét = 1 × 735.499 = 735.499 W
4.3. Chuyển đổi mã lực sang W
Với mã lực nồi hơi, 1 HP tương đương với 9.8095 kW, khi chuyển đổi, ta nhân với 9.8095 và nhân thêm 1000 (1 kW = 1000 W).
W = HP(L) × 9.8095 × 1000
Ví dụ: 1 HP nồi hơi = 1 × 9.8095 × 1000 = 9809.5 W
Xem thêm: Cách sử dụng chìa khóa xe Air Blade Smartkey mới nhất 2024
5. Nguyên lý đo công suất động cơ của mã lực
Mã lực được xác định dựa trên tỷ lệ sinh công của động cơ, được tính bằng các lấy momen xoắn nhân với RPM (Revolutions per minute nghĩa là số vòng quay mỗi phút, đơn vị vòng/phút). Momen xoắn là lực tác động tại một khoảng cách cụ thể, lực này được tạo ra từ sự đốt cháy trong xi lanh chuyển đổi thành một lực quay quanh trục khuỷu rồi truyền đến bánh xe. Ngoài ra, momen xoắn còn được sử dụng để đo tốc độ chuyển động của động cơ. Mã lực của xe có thể tăng lên bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, như điều chỉnh tỷ số truyền để momen xoắn hoạt động hiệu quả hơn.
Mã lực là một thông số quan trọng để bạn có thể xem xét và lựa chọn loại xe phù hợp. Khi động cơ có mã lực và momen xoắn lớn hơn, thì xe có khả năng tăng tốc nhanh hơn. Xe sẽ có khả năng tăng tốc nhanh trong một khoảng thời gian ngắn. Động cơ có mã lực thấp hơn sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn, nhưng đồng thời khả năng tăng tốc của xe cũng sẽ bị giảm đi. Do đó, để lựa chọn xe phù hợp bạn cần cân nhắc giữa khả năng tăng tốc và hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu.
Bài viết trên Muaban.net đã cùng bạn giải đáp thắc mắc “mã lực là gì“, hy vọng những thông tin trên bổ ích với bạn. Đừng quên, truy cập ngay Muaban.net để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về nhà đất, phong thuỷ và các kiến thức về xe nhé!
Xem thêm:
- Cách chỉnh cần gạt gió xe máy đúng cách, đơn giản nhất
- Bảng Giá Sơn Xe Vario Mới Nhất 2024: Cập Nhật Chi Tiết Từng Hạng Mục
- Xupap là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xupap