Kỹ sư xây dựng là một trong số ít ngành nghề vẫn còn giữ được độ nóng trong những năm trở lại đây. Đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Hãy cùng Cẩm nang mua bán hiểu thêm về ngành kỹ sư xây dựng và cùng bật mí mức lương hấp dẫn của nghề này nhé
Khái niệm: Kỹ sư xây dựng là gì?
Hiểu đơn giản, kỹ sư xây dựng là người phụ trách tư vấn, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng. Nói nôm na là người biến các ý tưởng trên bản vẽ thành hiện thực. Các kỹ sư xây dựng có trách nhiệm đảm bảo các công trình phải hoàn thành theo đúng tiến độ, theo đúng bản vẽ thiết kế.
Ở Việt Nam, để được công nhận là một kỹ sư xây dựng, bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành xây dựng tại các trường đại học có chuyên ngành này. Bạn mất ít nhất 4.5 – 5 năm mới có thể hoàn thành chương trình học.
Kỹ sư xây dựng được phân thành mấy lĩnh vực?
Hiện tại nhiều trường đại học, cao đẳng đã và đang đào tạo ngành xây dựng. Tùy vào nhu cầu thị trường thực tế, các chuyên ngành đào tạo sẽ bám sát vào các lĩnh vực sau:
- Kỹ sư xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở
- Kỹ sư xây dựng cầu đường dân sinh
- Kỹ sư xây dựng các công trình thủy lợi
- Kỹ sư xây dựng công trình biển như công trình đặt hạ dầu khí
- Kỹ sư xây dựng hệ thống sân bay nội địa hoặc quốc tế
- Kỹ sư xây dựng đô thị, cầu cống
- Kỹ sư thiết kế xây dựng
- Kỹ sư cơ khí xây dựng
- Kỹ sư tin học xây dựng
- Kỹ sư kinh tế xây dựng
- Giám sát xây dựng
Xem ngay tin đăng việc làm kỹ sư xây dựng, cơ khí lương cao, ổn định
Học gì để được làm kỹ sư xây dựng?
Có nhiều con đường để tiếp cận nghề kỹ sư xây dựng. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng vẫn ưu tiên lựa chọn những bạn đã được đào tạo bài bản, có kiến thức nền tốt chủ yếu từ các trường cao đẳng, đại học.
Ở Việt Nam, các trường đại học có kinh nghiệm và thâm niên trong đào tạo ngành kỹ sư xây dựng trải dài từ Bắc chí Nam, chẳng hạn như: Đại học Xây dựng, Đại học Bách khoa, Thủy lợi, Địa – Mỏ, Đại học Kiến trúc…
Với thời gian đào tạo khoảng 4-5 năm. Thì ngoài việc học trên trường, bạn có thể đi làm thêm để vận dụng bài học vào thực tiễn cũng như có kinh nghiệm thực chiến
Ngoài ra, những kỹ năng mềm bạn cần học bổ sung như: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng quan sát, giám sát dự án.
Sinh viên cũng có thể học thêm các lớp ngắn hạn về sử dụng phần mềm thiết kế, xây dựng như AutoCAD, Civil 3D, kỹ năng đọc, hiểu bản vẽ thiết kế…
Công việc của một kỹ sư xây dựng
Công việc của kỹ sư xây dựng chia thành ba nhóm: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể:
Công việc ngoài công trường
Công việc của những kỹ sư phụ trách hiện trường tương tự như kỹ sư thi công. Đó là hướng dẫn thực hiện các khâu đọc hiểu bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phải làm. Hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc.
Công việc trong công xưởng
Đây là việc trong công xưởng chủ yếu giống như một người giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm. Không chỉ theo dõi tiến độ công việc, hoạt động của các công nhân. Ngoài ra, người kỹ sư còn kiểm tra chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm nữa…
Công việc trong văn phòng
Ở vị trí này, người kỹ sư xây dựng đóng vai trò:
- Thiết kế và quản lý kế hoạch, dự án, chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng.
- Tư vấn xây dựng.
- Chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất, thẩm định chất lượng công trình.
- Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu.
- Chuyên viên kiểm toán xây dựng…
Mức lương trung bình của kỹ sư xây dựng hiện nay
Dù là nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhưng mức lương của mỗi kỹ sư xây dựng sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Kỹ sư xây dựng mới ra trường
Đối với các bạn mới ra trường, mức lương mà bạn có thể nhận dao động từ 7-9 triệu/ tháng. Thường thì các bạn sẽ làm công việc bóc khối lượng, đo đạc, nghiệm thu…Với lượng công việc này chưa phải quá áp lực. Cho nên, đây được xem là mức lương phù hợp.
Qua thời gian, khối lượng công việc nhiều hơn, bạn sẽ phải làm thiết kế, giám sát công trình, chạy vật tư, chấm công công nhân… Áp lực gia tăng, mức lương của bạn sẽ cải thiện từ 8-10 triệu/ tháng.
Khi bạn được nhận vào các công ty lớn với công việc thiết kế kết cấu thì mức lương cao hơn tùy theo trình độ. Nếu bạn có ngoại ngữ tốt có thể nhận được mức lương 800 – 1000 USD/ tháng.
Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm 3-5 năm
Đối với những kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, ngoài việc thay đổi mức lương thì vị trí công việc của họ cũng có thay đổi nhất định.
- Giám sát công trình: Mức lương sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng.
- Quản lý ở những công trình lớn sẽ ít phải đi hiện trường thi công. Công việc này sẽ phải chịu áp lực khá cao, làm không kể thời gian. Từ họp bàn về thiết kế, lên kế hoạch thi công cho đến quản lý nhà thầu phụ…Mức lương trên 17 triệu/ tháng
- Quản lý công trình cho một công ty nhỏ, ít công nhân thì công việc sẽ nhàn hạ hơn một chút: Mức lương tháng từ 9 – 12 triệu /tháng.
Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm trên 5 năm, quản lý, chỉ huy trưởng
Chỉ huy trưởng công trình công ty lớn, áp lực cực cao nhưng mức thu nhập cũng vô cùng hấp dẫn. Ngoài mức lương hàng chục triệu, chỉ huy trưởng còn nhận được khoản hoa hồng từ các nhà thầu phụ, nhà cung ứng vật tư…
Chủ trì thiết kế thì công việc khá ổn định, lương cao. Mức lương sẽ tăng theo khả năng và được chia lợi nhuận theo dự án.
Nếu bạn mở công ty “một thành viên” về xây dựng và thiết kế thì mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào những dự án nhận được. Chủ yếu là các công trình biệt thự, nhà phố, quán xá… Để làm được điều này thì bạn cần có vốn và có nhiều mối quan hệ xã hội…
Khó khăn trong nghề kỹ sư xây dựng
Ngành kỹ sư xây dựng nổi bật với nhu cầu tuyển dụng dồi dào, mức lương hậu hĩnh tương xứng với thành quả bỏ ra và không giới hạn mức lương. Tuy nhiên, khi chọn ngành này, bạn cũng sẽ gặp một số khó khăn nhất định phải kể đến như:
Thường xuyên phải công tác xa nhà
Các dự án công trình xây dựng trải dài gắp mọi nơi, đòi hỏi kỹ sư ngành xây dựng phải linh động di chuyển theo công trình. Tùy vào quy mô của dự án, có thể vẫn thuộc nơi họ sinh sống, nhưng kỹ sư công trình phải di chuyển khác tỉnh, thành phố, thậm chí khác quốc gia.
Đáng nói, lịch công tác của kỹ sư xây dựng sẽ không cụ thể, nó hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ hoàn thành của công trình. Do đó, nhiều kỹ sư công trình phải xa nhà vài tháng, có khi vài năm. Đôi khi, các kỹ sư công trình còn thường xuyên ăn tết xa nhà, xa gia đình
Môi trường làm việc khắc nghiệt
Xác định theo nghề xây dựng, bạn cần trang bị cho mình cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tốt. Do đặc thù môi trường làm việc ngành xây dựng rất khắc nghiệt: bụi, nóng, tiếng ồn, nắng nóng hoặc mưa giông, bão lũ… những yếu tố trên tác động xấu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Áp lực công việc lớn
Một kỹ sư xây dựng tận tâm là kỹ sư luôn sát sao dự án mình đảm nhận, thậm chí ăn ngủ tại công trường.Vì thế, họ rất ít khi sum họp bên gia đình. Những áp lực vô hình này vô tình dẫn đến stress, lao tâm, mất cân bằng trong cuộc sống
Mặt khác, nếu không làm việc tại công trường, thì kỹ sư xây dựng làm việc tại văn phòng cũng không an nhàn. Họ vẫn phải tiếp nhận khối lượng công việc khá lớn, gặp gỡ đối tác, thường xuyên phải làm đêm, tăng ca… kể cả ngày nghỉ.
Cân bằng mối quan hệ giữa các bên
Nghề kỹ sư xây dựng thường gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người từ công nhân, nhà thầu, giám sát, trưởng dự án, đến các chủ đầu tư. Vì vậy, việc khéo léo xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa rất quan trọng và mất nhiều thời gian. Nếu gây mất lòng đôi bên, công việc của bạn có thể sẽ gặp nhiều bất lợi không đáng có
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Cơ hội phát triển
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, vì thế việc tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp, đường xá đang được ưu tiên. Dù gặp ảnh hưởng của đại dịch Covid, tuy nhiên thị trường xây dựng của Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển hơn cả trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Dự báo năm 2022 mức tăng trưởng của ngành xây dựng đạt 8.71% mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư xây dựng.
Sau tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể ứng tuyển tại nhiều vị trí với mức lương khả quan như: làm giá, thiết kế, xây dựng, kiểm tra vật liệu…Cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn có kinh nghiệm thực chiến, có thể ứng tuyển các vị trí như quản lý, giám sát…
Định hướng phát triển ngành trong tương lai
Vừa ra trường hoặc kinh nghiệm dưới 1 năm kỹ sư xây dựng sẽ bắt đầu làm việc từ các vị trí thực tập, học việc với mức lương tương đối.
Với kinh nghiệm từ 3-4 năm, họ sẽ có mức lương ổn định hơn. Nếu có khả năng và chịu khó học hỏi, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới. Có thể phát huy được các thế mạnh của bản thân và có uy tín trong ngành thì kỹ sư ngành xây dựng có thể tiếp nhận nhiều dự án cao cấp hơn, đồng nghĩa mức lương sẽ càng hậu hĩnh
Kỹ sư xây dựng có những kỹ năng như lãnh đạo, giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết khiếu nại, xử lý vấn đề, biết lắng nghe… Cùng với kinh nghiệp từ 4 năm trở lên, bạn có thể cân nhắc lên các vị trí cao hơn như trưởng công trường, quản lý…
Đặc biệt, khi đã có kinh nghiệm cũng như vị trí nhất định trong nghề, bạn hoàn toàn có thể nhận thêm các dự án riêng bên ngoài, nhận thiết kế các công trình… Từ đó bạn có cơ hội tích lũy kinh nghiệm về ngành cũng như tăng thêm thu nhập.
Kỹ sư xây dựng mới ra trường cần trang bị gì để có thể đứng vững trong nghề và tiến thân?
Phải có khả năng “ăn nhậu”
Đây là điều đầu tiên mà một người làm nghề kỹ sư xây dựng phải biết. Khả năng “ăn nhậu” ở đây nghĩa là phải uống được, phải biết được điểm dừng, phải kiểm soát được bản thân. Hầu hết các chữ ký được thực hiện trên bàn nhậu. Cho nên chỉ cần bạn thể hiện sai phong độ sẽ kéo theo những sai lầm đáng tiếc rồi. Và ngược lại, nếu bạn không biết nhậu, chẳng ai phạt được bạn. Thế nhưng, công việc của bạn sẽ khó khăn hơn những người biết cầm ly uống một cách vui vẻ!
Phải có khả năng “chửi”
Thực tế, các bạn đã và đang làm ở vị trí kỹ sư xây dựng hẳn phải quá hiểu chuyện này. “Chửi” làm sao cho người ta sợ và phục mình mà không ấm ức. “Chửi” sao cho sau khi chửi xong vẫn kéo nhau đi nhậu được. “Chửi” sao cho nó chửi lại mình mà 2 bên không ghét nhau. Đó là cả một nghệ thuật đấy bạn ạ.
Phải có khả năng tạo quan hệ
Ngành nào cũng cần, nhưng xây dựng thì đặc biệt cần. Bạn sẽ không bao giờ tồn tại nếu bạn không có bạn bè, không có đồng nghiệp. Kỹ sư xây dựng phải biết làm việc nhóm. Bạn phải biết ngẩng đầu lên để học hỏi các bậc tiền bối. Bạn phải cúi xuống để giúp đỡ đàn em. Bạn phải biết bắt tay với các đồng nghiệp, đối tác để mở mang tầm hiểu biết.
Cái nghề này, suy cho cùng, khó nhận định ai giỏi hơn ai. Bạn biết càng nhiều thì công việc của bạn càng được hỗ trợ nhiều. Nếu bạn có cơ hội được tham gia một dự án từ lúc mới bắt đầu nhen nhóm đến khi kết thúc, bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của các “cánh tay phụ” của mình.
Phải có khả năng chém gió
Có những điều bạn biết, nhưng bạn không biết cách nói, không biết cách diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với người này mà bỏ qua người kia. Ấy là vì “cái miệng có gió” của người này tốt hơn người kia. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều…
Phải có khả năng hưởng thụ
Làm việc trong môi trường áp lực như vậy, nếu bạn không biết hưởng thụ cuộc sống, bạn sẽ khó có được trạng thái cân bằng. Đây cũng là vấn đề thường gặp của dân trong nghề: “Không cân bằng được công việc và cuộc sống”. Lâu lâu tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ đúng nghĩa với gia đình, học một môn nghệ thuật nào đó chẳng hạn. Cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều khi mình biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Phải có khả năng từ chối
Cái này hẳn là một vấn đề nhạy cảm của nghề: rút ruột công trình, nhận bao thư lì xì… Nếu bạn không biết nói lời từ chối, thì sẽ có những thứ khác chào đón bạn. Là phê bình, là trách nhiệm, là danh dự, thậm chí là nhà đá. Bản lĩnh của bạn đến đâu, trong những tình huống cụ thể như vậy sẽ là một phép thử rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ cứ đúng luật, đúng lệ, đảm bảo an toàn thì sẽ ổn.
Phải có khả năng nịnh bợ
Cái này thì dùng thường xuyên nhé. Nịnh sếp, việc gấp sếp giãn tiến độ ra một chút, bạn sẽ dễ thở hơn. Nịnh nhân viên với thợ chịu khó tăng ca một chút, thì tiến độ công trình sẽ đảm bảo…Nói chung, biết nói một vài lời êm tai đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì mọi thứ sẽ êm đẹp.
Phải có khả năng than vãn, kể khổ
Kỹ sư xây dựng dùng nó với nhiều đối tượng khác nhau. Thời điểm áp dụng: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn than thế nào, cái này phải phụ thuộc vào các bạn.
Tìm việc làm kỹ sư xây dựng trên muaban.net
Tại muaban.net đang cập nhật nhiều nhà tuyển dụng uy tín chất lượng với đa dạng công việc cho ngành kỹ sư xây dựng phải kể đến như:
- Công ty Kiến Trúc và Xây Dựng Trung Nam tuyển 05 Kỹ sư xây dưng giám sát công trình yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên
- Công ty TNHH mô hình và phối cảnh kiến trúc Bắc Đông Tây Nam tuyển Nhân viên kĩ thuật làm mô hình kiến trúc.
- Công ty CP TM DV và xây dựng Hoàng Mai tuyển dụng kỹ sư xây dựng trình độ đại học mức lương lên đến 20.000.000 đ
….
Truy cập ngay Muaban.net để cập nhật tin tuyển dụng kỹ sư xây dựng hot nhất hiện nay
Tóm lại, nghề kỹ sư xây dựng là nghề HOT và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tùy vào đam mê và yêu thích bạn có thể lựa chọn nghề này để gắn bó lâu dài cũng như đầu tư kiến thức để có mức thu nhập hấp dẫn.
Phương Dung – Content Writer
>>>Xem thêm
- Kỹ sư điện – điện tử nên nắm chắc 5 điều này để lương tăng vùn vụt
- Kinh nghiệm tìm việc làm xây dựng Đà Nẵng cho sinh viên mới ra trường