Bảng cầu chì trên xe ô tô là thiết bị bảo vệ mạch điện khỏi bị hư hỏng hoặc phát tia lửa khi mạch điện chẳng may bị quá tải và lúc ấy các hệ thống điện liên quan trên xe sẽ ngừng hoạt động.
Vì vậy, người dùng cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa của từng ký hiệu cầu chì trên xe ô tô, cách kiểm tra mới có thể giải quyết những sự cố đang xảy ra và bảo vệ chiếc xe của mình một cách hợp lý nhất. Nhưng những ký hiệu cầu chì trên xe ô tô không phải ai cũng có thể hiểu, ngay cả những thợ kỹ thuật cũng chưa chắc đã nắm được hết. Sau đây, hãy tham khảo thêm một số thông tin mà Cẩm nang Mua bán đã cập nhật được nhé!
I. Vị trí cầu chì xe ô tô nằm ở đâu?
Hầu hết các loại xe đều được trang bị hai hộp cầu chì.
- Một hộp nằm trong khoang động cơ, khi mở nắp Capo lên, nhìn vào góc bên phải trên cùng của khoang máy sẽ thấy và hộp này được sử dụng để bảo vệ các bộ phận của động cơ như hệ thống làm mát, bơm chống bó cứng phanh và bộ điều khiển động cơ (BCM)…
- Ở khu vực phía trong khoang lái hoặc phía trái dưới vô lăng thấy một nắp chắn có móc kéo thì chính là hộp còn lại, hầu hết các dòng xe của các hãng đều thiết kế hộp cầu chì nằm tại vị trí này để bảo vệ các thiết bị điện bên trong.
Để mở hộp cầu chì trong xe, các bạn cần chú ý tới hõm khóa, đưa tay vào đó giật hõm này ra là nắp hộp cầu chì sẽ được lấy ra, phía trong sẽ là bảng mạch cầu chì.
II. Các loại cầu chì ô tô
Hộp cầu chì ô tô là nơi chứa nhiều loại cầu chì và rơ le nhằm tránh việc nguồn cấp điện cho các thiết bị và bộ phận không bị quá tải dẫn tới tình trạng chập cháy. Nói ngắn gọn, sợi chì sẽ đứt nếu nguồn điện xảy ra hiện tượng quá tải, ngưng cấp nguồn về một thiết bị điện tử nào đó đang bị quá tải.
Có năm loại cầu chì ô tô chính sau đây:
- Lưỡi
- Ống thủy tinh
- Bosch
- Giới hạn
- Lucas
Tuy nhiên, hiện nay, trên thị trường chỉ có hai loại cầu chì xe hơi thông dụng là cầu chì lưỡi dao, cầu chì ống thủy tinh.
1. Cầu chì lưỡi
Cầu chì loại lưỡi được phát triển vào cuối những năm 1970 và đã được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng ô tô kể từ những năm 1980 .Tất cả các cầu chì lưỡi đều có chung một thiết kế cơ bản, bao gồm hai lưỡi kim loại được bọc trong một miếng nhựa mờ hình chữ nhật, mỏng. Các lưỡi được nối với nhau bằng một miếng kim loại thứ ba mỏng hơn một trong hai lưỡi. Mảnh kim loại ở giữa này là phần được thiết kế để cháy khi có một mức dòng điện cụ thể chạy qua nó, phá vỡ tiếp xúc điện giữa hai lưỡi.
Không giống như các loại cầu chì khác, cầu chì lưỡi có một số kích thước khác nhau như sau:
- Micro: là loại cầu chì lưỡi có kích thước nhỏ nhất, đi kèm với hai ngạnh micro 2 và ba ngạnh micro 3.
- Standard (APR, ATC, ATO): có thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với nhiều dòng xe. Đây cũng là loại cầu chì được sử dụng phổ biến trong hầu hết các dòng xe hơi và xe tải hiện nay.
- Mini (APM, ATM): có kích thước lớn hơn cầu chì Standard, cấu hình thấp, thiết kế nhỏ gọn.
- Maxi (APX): có cường độ dòng điện cao hơn những loại cầu chì trên nên thường được trang bị trên các loại xe hạng nặng.
Loại cầu chì này cũng tương đối dễ tháo và thay thế nhờ có một công cụ kéo cầu chì đặc biệt được thiết kế bên trong hộp cầu chì ô tô. Chính vì sự đa dạng này giúp cầu chì lưỡi dao có thể phù hợp với nhiều dòng xe khác nhau.
2. Cầu chì ống thủy tinh
Trước năm 1981, cầu chì ống thủy tinh xuất hiện khá nhiều trên các dòng xe của Mỹ. Các cầu chì này bao gồm hai nắp ở 2 đầu bằng kim loại với một ống thủy tinh ở giữa. Bên trong ống có dây mỏng hoặc dải kim loại cung cấp tiếp xúc điện được nối với 2 nắp. Dây hoặc dải này được thiết kế để giúp bảo vệ cầu chì trước bụi bẩn và hỗn hợp nhiên liệu bên trong động cơ. Ngoài ra, hiện nay, cầu chì ống thủy tinh thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị có điện áp cao như động cơ ô tô, điều hòa, bơm dầu…
Cầu chì ống thủy tinh có hai loại:
- Loại D có cấu tạo gồm ống thủy tinh ở giữa được giới hạn bởi hai đầu kim loại và một dây chì bên trong.
- Loại liên kết hoặc HRC được làm bằng chất liệu sứ, bạc hoặc gốm, phần ống cầu chì làm từ cát silic. Điểm đặc biệt nhất của loại cầu chì này là cho phép dòng điện chạy qua dưới mức tiêu chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay chúng không được sử dụng phổ biến do cấu tạo phức tạp và không phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp ô tô hiện nay.
III. Tìm hiểu ý nghĩa ký hiệu cầu chì trên xe ô tô
Nói đến đây, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu cầu chì và các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của xe. Đương nhiên, không ít người đang rất hoang mang và tỏ ra bối rối khi nhìn vào bảng cầu chì với nhiều ký hiệu khác nhau như vậy.
Hãy đừng lo lắng! Sau khi cùng Mua bán tìm hiểu, các bạn sẽ hiểu rõ, đọc được các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô và dễ dàng “chăm sóc” cho cầu chì ô tô khi gặp các vấn đề hư hỏng thôi nè.
Ký hiệu cầu chì trên xe ô tô | Ý nghĩa |
HEATER | Cầu chì sưởi (quạt gió) |
HORN | Cầu chì còi xe |
D/LOCK | Cầu chì door lock (khóa cửa) |
P/WINDOW | Cầu chì cửa kính điện |
FOG LAMP | Cầu chì đèn sương mù |
TAIL (INT) | Cầu chỉ đèn hậu (bên trong) |
TAIL (EXT) | Cầu chỉ đèn hậu (bên ngoài) |
STOP | Cầu chì đèn phanh (đèn thắng) |
DOME | Cầu chì đèn trần |
A/CON | Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh) |
HAZARD | Cầu chì đèn khẩn cấp |
METER | Cầu chì đèn đồng hồ táp-lô (đồng hồ đo lường) |
Engine | Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ |
TURN | Cầu chì đèn xi-nhan (đèn báo rẽ) |
FOG LAMP | Cầu chì đèn sương mù |
WIPER | Cầu chì gạt nước |
F/FLTER | Bộ lọc xăng/Bơm xăng chăng |
SUB START | Qua relay đề |
CIGAR | Qua đầu đốt thuốc hút |
HEMORY | Bộ nhớ |
HEAD (LOW) | Cầu chì đèn Cos – chiếu gần |
HEAD (HIGHT) | Cầu chì đèn pha – chiếu xa |
CIGAR | Cầu chì đầu tẩu (ổ điện mồi thuốc) |
D/LOCK | Cầu chì khóa cửa điện |
MEMORY | Cầu chì bộ nhớ |
ENGINE | Cầu chì qua hệ thống điều khiển động cơ |
FUSE PULLER | Kẹp rút cầu chì (khi thay) |
AIR SUS | Cầu chì hệ thống treo khí |
RR DEF | Cầu chì sấy kính sau |
RAD | Cầu chì quạt két nước |
ALT | Cầu chì máy phát điện |
FITER | Cầu chì tụ lọc |
AM2 | Nguồn cấp cho khóa |
TOWING | Cầu chì rơ mooc |
SPARE | Dự phòng |
Tham khảo các kiến thức thú vị về ô tô tại website Muaban.net dưới đây |
IV. Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô
Như vậy, sau khi bạn đã hiểu được ý nghĩa của từng ký hiệu cầu chì trên xe ô tô, việc kiểm tra và sửa chữa xe khi gặp các trường hợp hỏng hóc thiết bị điện sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thông thường, khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đột ngột với chiếc xe của bạn ví dụ như đèn pha tắt, còi không kêu, cổng sạc điện thoại không dùng được, đèn hậu sáng ngắt đoạn, gương chiếu hậu không điều khiển được, đầu tiên, các bạn cần kiểm tra cầu chì ô tô, vì bộ phận này có ảnh hưởng đến hệ thống điện trên ô tô.
Để kiểm tra cầu chì ô tô bị hỏng, các bạn có thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1: Tiến hành tháo cầu chì trên xe ô tô ra và kiểm tra từng chi tiết. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi người kiểm tra phải am hiểu kỹ càng về ký hiệu cầu chì trên xe ô tô. Do vậy, rất ít người thực hiện.
Cách 2: Dùng thiết bị chuyên dụng (đèn kiểm tra mạch) để kiểm tra tín hiệu đèn báo.
-
- Bước 1: Tìm cầu chì bị hỏng. Mở hộp cầu chì, dựa vào ký hiệu cầu hiệu cầu chì trên xe ô tô và sơ đồ để tìm cầu chì bị hỏng để thay thế. Sơ đồ bố trí cầu chì sẽ được chú thích in lên nắp ốp.
-
- Bước 2: Đặt thiết bị vào kiểm tra điện mạch ở vị trí mặt tựa của các bu lông nối, điểm nối giữa cầu chì với bảng mạch điện. Tiếp đến hãy nhẹ nhàng đưa đèn kiểm tra mạch đến vị trí hai bên đỉnh cầu chì. Nếu đèn của thiết bị phát sáng thì cầu chì bình thường. Nếu đèn không sáng có nghĩa cầu chì đã bị hỏng, lúc này việc bạn cần làm là hãy thay thế cầu chì mới.
V. Kinh nghiệm kiểm tra cầu chì ô tô
Có một cách kiểm tra thực trạng cầu chì đơn giản và chính xác hơn là nhờ vào đèn kiểm tra mạch chuyên được dùng. Đây cũng là cách thuận tiện nhất và khá phổ cập, được nhiều lái xe sử dụng hiện nay.
VI. Các bước thay thế cầu chì ô tô bị hỏng
Nếu kiểm tra không có vấn đề gì thì các bạn có thể đóng hộp cầu chì lại để kiểm tra các vị trí khác. Nếu kiểm tra và xác định được cầu chì nào bị hỏng thì thường phía sau nắp đậy hộp cầu chì sẽ có một chân kẹp/rút cầu chì và một số chân cầu chì dự phòng, hãy sử dụng chân kẹp rút cầu chì đó ra và thay thế bằng cầu chì mới. Thao tác hết sức đơn giản.
- Bước 1: Dùng kẹp gắp chuyên dụng gắp cầu chì hỏng ra khỏi bảng mạch.
- Bước 2: Kiểm tra chỉ số Ampe của cầu chì hư hỏng (Ampe thường được in trên nắp cầu chì). Đây là bước không thể bỏ qua bởi nó thể hiện cường độ dòng điện tối đa được phép đi qua cầu chì.
- Bước 3: Sau đó, tìm loại cầu chì có chỉ số Ampe tương ứng thích hợp lắp vào. Dùng tay ấn thiết bị vào vị trí khe cắm cũ trong hộp.
Hầu hết những ký hiệu cầu chì trên xe ô tô đều có ý nghĩa riêng. Vì thế, các bạn nên chú ý điều này khi sử dụng để máy hoạt động tốt và tăng tuổi thọ hơn nhé. Hy vọng những chia sẻ về ý nghĩa các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin về mua bán xe ô tô cũ, mới, dịch vụ thuê xe tự lái và các tin rao vặt khác tại Muaban.net thường xuyên bạn nhé!
>>>Xem thêm:
- 5 nguyên nhân gây lỗi, cách khắc phục, sửa chữa máy rửa xe tại nhà
- Làm gì nếu động cơ ô tô quá nóng khi đang di chuyển trên đường cao tốc?
- Sạc bình ắc quy ô tô đúng cách mà bạn chưa biết
An Nguyễn