Kinh tế học hành vi là gì? Chúng ta đều biết kinh tế học truyền thống giả định con người có sở thích ổn định và luôn chọn tối đa hóa lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, thực tế quyết định của con người có thể bị chi phối bởi tâm lý, ngoại cảnh… Sự phối hợp giữa kinh tế học và tâm lý học như thế được gọi là kinh tế học hành vi. Để nắm được nội dung, các hiệu ứng và áp dụng thực tiễn như thế nào. Hãy cùng tham khảo bài viết sau về kinh tế học hành vi nhé.
Tại sao nên tìm hiểu về kinh tế học hành vi?
Trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm kinh tế học hành vi là gì. Mô hình kinh tế học truyền thống giả định rằng con người sẽ cân nhắc lợi ích và hạn chế trước khi ra một quyết định. Sau đó họ chọn quyết định chọn phương án vì lợi ích của bản thân.
Các chuyên gia kinh tế học đã đưa ra các bằng chứng rằng yếu tố con người ảnh hưởng đến mô hình dự báo hành vi của con người. Kinh tế học hành vi dựa vào sự hiểu biết về tâm lý để giải thích lý do con người đưa ra quyết định khác với hành động hợp lý khi ra quyết định.
Vậy tìm hiểu về kinh tế học hành vi có ý nghĩa gì? Kinh tế học hành vi giúp các cá nhân, tổ chức đưa ra quyết định kinh tế tối ưu hóa lợi nhuận. Xét trong mối quan hệ có ảnh hưởng của tâm lý, tình cảm, văn hóa, xã hội…
Nội dung kinh tế học hành vi
Con người là sinh vật dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, trong từng hoàn cảnh khác nhau, có thể họ sẽ đưa ra quyết định không có lợi cho bản thân hoặc tổ chức. Kinh tế học hành vi ra đời nhằm làm rõ các vấn đề trên. Để giải thích lý do tại sao con người vẫn hay ra quyết định phi lý trí và sai lệch với mô hình kinh tế học hợp lý.
Chẳng hạn các quyết định chi trả bao nhiêu cho nhu cầu vui chơi giải trí hàng tháng. Hay có nên ăn kiêng để giảm cân không, có nên mua cuốn sách này với mức giá đó không… Nội dung kinh tế học hành vi cố gắng giải thích tại sao con người chọn quyết định này mà không phải quyết định kia.
>>>Tham khảo thêm: Y học dự phòng là gì? Y học dự phòng học trường nào, khối gì?
Tham khảo tin tuyển dụng việc làm part-time dành cho HSSV:
Các hiệu ứng của kinh tế học hành vi
Decoy Effect – Hiệu ứng chim mồi
Trong kinh tế học, hiệu ứng chim mồi hay còn được gọi là hiệu ứng ưu thế bất cân xứng. Theo đó, khách hàng thay đổi quyết định giữa hai lựa chọn xuất hiện lựa chọn thứ ba.
Ý nghĩa của từ “hiệu ứng chim mồi” xuất phát từ các chuyên gia bẫy chim. Họ thường huấn luyện 1 con chim để làm mồi nhử khi muốn săn đồng loại. Khi thấy một chú chim mồi đậu và ăn thức ăn mồi nhử trong trạng thái an toàn. Thì đồng loại của chúng sẽ theo xuống ăn và mắc bẫy theo tâm lý bầy đàn.
Ví dụ một người sẽ có khả năng cao đưa ra quyết định chọn phương án B trong số A và B. Mục đích của việc đưa ra lựa chọn thứ 3 là mồi nhử để nâng ưu điểm của phương án A. Do đó, người tiêu dùng sẽ thay đổi quyết định để chọn A thay vì chọn phương án B.
Social Proof – Hiệu ứng lan truyền
Hiệu ứng lan truyền trong kinh tế học hành vi được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Các nhà Marketer nắm được tâm lý con người thường tin và nghe theo sự lựa chọn của một nhóm hay cộng đồng. Các chiến dịch tương tác bằng nút chia sẻ là ví dụ điển hình cho hiệu ứng lan truyền. Khi đó, người bán hàng sẽ thu hút khách hàng tiềm năng.
Bằng cách để sản phẩm xuất hiện trong tầm nhìn của họ qua việc chia sẻ của cộng đồng hay nhóm người họ yêu thích. Tuy nhiên hiệu ứng này muốn hiệu quả thì cần nghiên cứu kỹ nhóm công chúng của khách hàng mục tiêu.
Anchoring – Hiệu ứng mỏ neo
Hiệu ứng mỏ neo trong kinh tế học hành vi rất phổ biến, nhất là ở các cửa hàng quần áo, siêu thị… Đó là một dạng nhận thức không đúng để khách hàng tập trung vào “mỏ neo” ban đầu. Từ đó đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.
“Mỏ neo” ở đây chính là giá gốc ban đầu và số phần trăm được giảm của một sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ dựa vào thông tin gốc để so sánh và cảm nhận sự thay đổi. Chính sự thay đổi này kích thích tâm lý và đưa ra quyết định mua hàng.
Ví dụ bạn vào một cửa hàng bán máy giặt, nhân viên bán hàng báo giá máy này là 5 triệu. Chi phí vận chuyển tận nhà trong khu vực Hà Nội và lắp đặt là 500 nghìn. Tuy nhiên, cửa hàng hiện đang có chương trình ưu đãi là miễn phí vận chuyển và lắp đặt tại nhà. Khi đó khách hàng sẽ có tâm lý mua được hàng giá rẻ hơn.
Priming Effect – Hiệu ứng mồi
Hiệu ứng mồi trong kinh tế học hành vi là gì? Nó khác gì với hiệu ứng chim mồi ở trên?
Hiệu ứng chim mồi được đưa ra để thay đổi quyết định của khách hàng trong hai lựa chọn. Còn hiệu ứng mồi lại được để định hình quan điểm và lựa chọn của họ.
Hiệu ứng mồi xảy ra trong não bộ chúng ta, khi một kết quả của quyết định bị chi phối bởi thông tin tiếp nhận trước đó.
Ví dụ, bạn thấy một người đi du lịch Phú Quốc và đăng hình ảnh rất đẹp. Sau đó, một người bạn rủ bạn đi du lịch và bạn sẽ nghĩ tới Phú Quốc đầu tiên.
Công cụ marketing hiện nay cũng tận dụng quảng cáo và branding để định hình sản phẩm. Hiệu ứng mồi với mục đích thu hút, tạo ấn tượng và tạo ra quan điểm của sản phẩm trong não bộ khách hàng.
Scarcity – Hiệu ứng về sự khan hiếm
Hiệu ứng về sự khan hiếm trong kinh tế học hành vi với mục đích tăng giá trị của sản phẩm. Điều này cũng được nhiều công ty, cửa hàng áp dụng rất nhiều. Sự khan hiếm còn kích thích hành động mua ngay của khách hàng. Sự khan hiếm này thường được đi kèm với đếm ngược thời gian hay kết hợp với tin tức thị trường.
Ví dụ, cửa hàng quần áo áp dụng chương trình khuyến mãi 50% chỉ duy nhất trong ngày 8/3, 20/10… Hay Vinfast gửi thông báo xe ô tô chạy bằng xăng sẽ ngừng sản xuất vào tháng 8/2022.
Reciprocity – Hiệu ứng tương hỗ
Hiệu ứng tương hỗ được hiểu một cách rất đơn giản trong kinh tế học hành vi. Đó là khi bạn cho người khác một cái gì đó, họ cũng sẽ hỗ trợ lại bạn một điều khác. Trong một nhà hàng sang trọng, nếu bạn nhận tờ hóa đơn đi kèm với 1 chiếc kẹo bạc hà. Có thể bạn đã là nạn nhân của hiệu ứng tương hỗ. Vì theo thống kê, số tiền tip trung bình tăng 3,3% so với việc chỉ đưa hóa đơn và không kèm theo kẹo bạc hà.
Trong marketing, bạn có thể áp dụng hiệu ứng tương hỗ bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như tặng khách hàng một tạp dề, một hộp khẩu trang, một ebook… Khi đó khách hàng sẽ sẵn sàng tặng lại bạn những thông tin, sự tương tác khác.
Clustering – Hiệu ứng phân nhóm
Tại một thời điểm, não bộ của con người thường chỉ ghi nhớ được 7 sự kiện. Hiểu được điều này, kinh tế học hành vi đã cho ra đời hiệu ứng phân nhóm. Khi đó con người sẽ dễ dàng ghi nhớ các nhóm theo chủ đề một cách nhanh chóng.
Ví dụ khi vào ứng dụng về shopee food, bạn sẽ thấy các nội dung liên quan với nhau sẽ được xếp thành một nhóm. Như đồ ăn nhanh bao gồm xúc xích, nem chua, khô gà… Bún bao gồm bún bò Huế, bún mọc, bún riêu… Nước bao gồm trà chanh, pepsi, nước ép…
Verbatim Effect – Hiệu ứng tâm lý nguyên bản
Trong kinh tế học hành vi, hiệu ứng tâm lý nguyên bản là gì? Đó là nhấn mạnh, làm nổi bật và lặp lại nhiều lần thông tin chính, quan trọng. Vì trong một bài quảng cáo, nội dung marketing, người đọc sẽ lưu lại thông tin cốt lõi nhất. Hiệu ứng này được áp dụng nhiều trong công cụ tối đa hóa tìm kiếm SEO.
Loss Aversion – Hiệu ứng ám ảnh về sự mất mát
Hiệu ứng này đánh vào tâm lý không thích bị mất đi, bị lấy đi cái gì mà mình đang sở hữu của con người. Chẳng hạn một khách hàng được dùng thử gói chăm sóc da tại một spa. Sau thời gian dùng thử, vốn đã quen với việc được làm sạch, mát xa, đắp mặt thường xuyên. Khi đó, họ dễ dàng đồng ý đăng ký và sử dụng gói dịch vụ, thậm chí là gói VIP của spa đó.
Hội chứng Baader-Meinhof / Hiệu ứng chân lý ảo tưởng
Kinh tế học hành vi đã chỉ ra đó chính là sự ám ảnh của tần số. Khi bạn gặp một thông tin, tiếp đó thấy nó xuất hiện ở vài nơi khác. Lúc đó, bạn sẽ nghĩ rằng thông tin này dường như xuất hiện ở khắp mọi nơi.
>>>Tham khảo thêm: Có nên thi lại đại học không? Khi nào nên lựa chọn thi lại?
Ví dụ về việc áp dụng kinh tế học hành vi
Sự đa dạng về các loại hiệu ứng cho thấy tâm lý, cảm xúc của con người rất đa dạng. Và kinh tế học hành vi ngày càng được áp dụng rộng rãi trong marketing. Một ví dụ điển hình là vào siêu thị, bạn sẽ thấy các sản phẩm thuộc cùng một nhóm sẽ được xếp với nhau. Thay vì phải nhớ cần mua xà phòng, nước mắm, giấy lau, bạn chỉ cần xếp chúng vào các nhóm Gia vị, hàng gia dụng, nước uống…
Một ví dụ khác, trong một gói quảng cáo hai loại sữa tắm giống hệt nhau và đều dành cho da nhạy cảm. Nhưng một loại khác được giới thiệu cho tất cả mọi người, nghĩa là da thường. Lúc đó khách hàng sẽ lựa chọn đúng loại sữa tắm có ghi chữ dành cho da nhạy cảm nhiều hơn.
Tóm lại kinh tế học hành vi đưa ra những nhận định sâu sắc về cách con người có thể đưa ra quyết định. Từ đó tạo ra các hiệu ứng khác nhau để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Hy vọng các thông tin về kinh tế học hành vi ở trên hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn cần cập nhật thêm các thông tin và kiến thức chia sẻ trong lĩnh vực học tập thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Muaban.net để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.
Ngoài ra bạn có thể kham khảo thêm những tin đăng về tìm việc làm, mua bán nhà đất, thuê phòng trọ, đồ điện tử…. tại Mua Bán. Chúc bạn tìm được những tin đăng phù hợp với nhu cầu của mình.
>>>Xem thêm bài viết:
Kiến tập là gì? Làm thế nào để có 1 kỳ kiến tập thành công, ấn tượng?
Điểm sàn là gì? Tất tần về điểm sàn, điểm chuẩn năm 2022