Kiến trúc Dinh Độc Lập quá quen thuộc với người Sài Gòn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Không những thế, Dinh Độc Lập ngày càng được bạn bè quốc tế và khách du lịch biết đến.
Vậy, di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo do ai thiết kế? Chúng ta hãy thử phân tích kiến trúc Dinh Độc Lập qua những chia sẻ dưới đây nhé
Dinh Độc Lập và những điều có thể bạn chưa biết
Địa chỉ của Dinh Độc Lập là 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Thành, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Dinh được thiết kế và xây dựng ngay tại trung tâm thành phố với diện tích 12ha, có 4 trục đường chính bao quanh.
1. Lịch sử hình thành Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập xưa được xây dựng theo phác thảo của kiến trúc sư Hermite. Phần lớn các vật tư xây dựng đều được vận chuyển đưa từ Pháp sang. Công trình này được hoàn thành vào năm 1873 và được đổi tên thành Dinh Norodom.
Dinh Norodom được xây dựng dành cho Thống đốc Nam Kỳ (từ năm 1871 – 1887) nên được gọi là Dinh Thống đốc. Đến năm 1887 – 1945 thì các Toàn quyền Đông Dương sử dụng nơi này làm nơi làm việc. Do đó, Dinh được gọi là Dinh Toàn quyền.
Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, đổi tên Dinh thành Dinh Độc Lập. Vào ngày 27/02/1962, Dinh bị đánh bom sập và không thể sửa chữa lại được. Ngô Đình Diệm quyết định cho xây san bằng và xây dựng Dinh mới ngay trên vị trí cũ.
2. Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một công trình kiến trúc độc đáo do ai thiết kế?
Dinh được khởi công ngày 01/7/1962 và được khánh thành ngày 31/10/1966. Kiến trúc sư thiết kế Dinh Độc Lập là Ngô Viết Thụ. Ngô Viết Thụ sinh ngày 17/9/1926 tại Thừa Thiên Huế. Ông được đánh giá là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam.
Ngoài Dinh Độc Lập, ông còn là tác giả của nhiều công trình nổi tiếng khác. Điển hình có chợ Đà Lạt, trường Đại học Y Khoa Sài Gòn, giảng đường Phượng Vỹ ở Đại học Nông Lâm…
3. Kiến trúc Dinh Độc Lập mang ý nghĩa như thế nào?
Đây là một công trình có ý nghĩa văn hóa khá cao. Dinh là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại thời bấy giờ với kiến trúc truyền thống của người phương Đông. Kiến trúc Dinh có ý nghĩa may mắn, tốt lành, sự tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.
Một số yếu tố phong thủy của Dinh Độc Lập
Bất kỳ công trình kiến trúc nào cũng đều mang trong mình yếu tố phong thủy. Đặc biệt là các công trình lớn, Dinh Độc Lập cũng không ngoại lệ.
Dinh Độc Lập được Nguyễn Văn Thiệu mời thầy phong thủy về xem thế đất. Thầy phong thủy khẳng định Dinh được xây dựng trên long mạch, đầu rồng là Dinh, đuôi rồng là vị trí Hồ Con Rùa. Do đuôi rồng được đánh giá là hay vùng vẫy nên ở vị trí Hồ Con Rùa được trấn yểm bằng một con rùa lớn.
Kiến trúc Sư Ngô Viết Thụ đã thiết kế dựa theo quan điểm vương đạo, làm sao cho cộng đồng phát triển thịnh vượng. Ngay cổng chính có trục đường đâm thẳng vào, nhưng đã được xây dựng hồ nước để hóa giải. Tóm lại, kiến trúc Dinh Độc Lập mang phong cách kiến trúc Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển của Pháp.
Kiến trúc Dinh Độc Lập – Nét độc đáo ấn tượng của Sài Gòn!
Để hiểu rõ kiến trúc của Dinh Độc Lập, chúng ta thử phân tích kiến trúc Dinh Độc Lập xem nhé
1. Kiến trúc Dinh Độc Lập – nét độc đáo đầy ý nghĩa ngay từ bên ngoài
Tổng thể Dinh được thiết kế hình chữ “Cát” với ý nghĩa là mang lại sự may mắn, tốt lành. Bên cạnh đó
- Trung tâm Dinh được dùng làm phòng trình quốc thư
- Lầu Thượng thiết kế theo hình chữ Khẩu nhằm đề cao tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.
- Trong chữ Khẩu có thêm nét dọc chính giữa (cột cờ) tạo thành chữ Trung, đề cao sự trung kiên trong dân chủ.
- Mái hiên lầu tứ phương tạo thành nét gạch ngang kết hợp với mái hiên ở lối vào sảnh tạo thành chữ Tam. Ý muốn nói con người đủ Nhân – Minh – Võ, sẽ giúp đất nước hưng thịnh. Nét sổ dọc nối liền với chữ Tam tạo thành chữ Vương, phía trên có kỳ đài tạo thành chữ Chủ với nét chấm. Ý tượng trưng cho
Mặt trước lầu 2 và lầu 3 kết hợp mái hiên ở lối vào chính, cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới tạo thành chữ Hưng. Kiến trúc sư thiết kế Dinh Độc Lập còn thể hiện vẻ đẹp của Dinh ở bức rèm hoa đá. Rèm này được sáng tạo từ bức cửa bàn khoa từ cố đô Huế.
2. Kiến trúc Dinh Độc Lập được xây dựng trong khuôn viên rộng, đẹp
Dinh Độc Lập được thiết kế và xây dựng trên khuôn viên với diện tích 120.000m2. Xung quanh là 4 trục đường chính sầm uất ngay khu vực trung tâm thành phố. Bao gồm có đường Huyền Trân Công Chúa, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Phía trước Sinh là sân với thảm cỏ được thiết kế theo hình oval rộng với đường kính 102m. Thảm cỏ xanh giúp mang lại sự sảng khoái và mát mẻ cho khách ngay từ lúc bước vào. Hồ nước thiết kế theo hình bán nguyệt có thả sen và hoa súng, tạo sự cổ kính và yên tĩnh.
Ở góc phía bên trái Dinh (tuyến Nguyễn Thị Minh Khai) thiết kế ngôi nhà bát giác trên một gò đất cao. Đây được sử dụng làm nơi thư giãn, hóng mát nên không có xây tường bao xung quanh. Xen kẽ xung quanh khu vực của Dinh được trồng cây cổ thủ, các chậu cây cảnh và trồng cỏ.
Cổng chính cũng như các tường rào xung quanh Dinh đều được làm từ thép với những hoa văn cách điệu khả nổi bật. Tổng thể kiến trúc Dinh Độc Lập hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp vừa nghiêm trang, sang trọng vừa lộng lẫy. Đây cũng là một trong những nét đặc sắc nổi bật của kiến trúc Việt Nam.
3. Kiến trúc bên trong Dinh Độc Lập
Dinh có diện tích sử dụng là 20.000m2 với tầng hầm, 3 tầng chính, 2 gác lửng, sân thượng. Tất cả đường nét bên trong Dinh đều sử dụng lối kiến trúc đường ngay sổ thẳng. Dinh có khoảng 100 phòng khác nhau và mỗi phòng trong Dinh đều được thiết kế tùy theo chức năng riêng biệt.
Cách bài trí cũng như lối kiến trúc cũng được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng chính của mỗi khu vực. Riêng các phòng được xây dựng dưới tầng hầm sẽ được thiết kế các lối nhỏ bằng bê tông để kết nối với nhau. Ngoài ra, các phòng hầm sẽ được trang bị hệ thống thông gió và tường được bọc thép dày 5mm.
Một số lưu ý khi tham quan Dinh Độc Lập
Nếu bạn yêu thích công trình kiến trúc lịch sử này, bạn hãy chú ý một số vấn đề này trước khi tham quan
- Bạn cần ăn mặc trang phục lịch sự
- Thực hiện theo các hướng dẫn từ biển bảo gắn tại các chỗ tham quan hoặc hướng dẫn từ bảo vệ
- Không được mang các hành lý bên ngoài vào
- Không mang theo động vật, không mang vũ khí hoặc các chất dễ cháy nổ, chất độc hại
- Không mang theo thức ăn hoặc đồ uống vào
- Bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu gây ra bất kỳ hư hại nào cho các đồ vật, kiến trúc trong di tích
Chính vì thế, để có thể tham quan thuận tiện, bạn nên tìm hiểu kỹ nhé!t khi đầu tư thiết kế
>>> Tham khảo thêm: Biệt thự mini và 5 lưu ý nổi bật khi đầu tư thiết kế
Tham khảo một số tin đăng mua bán nhà đất |
Kiến trúc Dinh Độc Lập đã và đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn với khách trong nước và khách quốc tế. Đây cũng là một trong những địa danh được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc Gia của Việt Nam.
– Vân Anh (Content Writer) –
Kiến trúc sư chính của Dinh là Ngô Viết Thụ, sinh ngày 17/9/1926 tại Thừa Thiên Huế. Ông được đánh giá là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam.
Dinh là sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại thời bấy giờ với kiến trúc truyền thống của người phương Đông. Kiến trúc Dinh có ý nghĩa may mắn, tốt lành, sự tự do ngôn luận, đề cao giáo dục.