Kinh tế ngày càng phát triển và khái niệm kế toán dịch vụ đã dần quen thuộc với tất cả mọi người. Thực trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn kế toán dịch vụ thay vì kế toán nội bộ. Vậy kế toán dịch vụ là gì? Đâu là những nghiệp vụ, chứng từ thường gặp của kế toán dịch vụ? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu ngay sau đây!
I. Kế toán dịch vụ là gì?
Kế toán dịch vụ (Accounting Service) là loại hình kế toán đặc thù dành riêng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Theo đó, đặc điểm của kế toàn dịch vụ sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Các ngành dịch vụ “hot” hiện nay? lý do trở thành ngành quan trọng
II. Nhiệm vụ của một kế toán dịch vụ
Kế toán dịch vụ có nhiệm vụ khá tương đồng với mọi kế toán khác trong doanh nghiệp. Họ cần thực hiện và phản ánh kịp thời những chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính toán chi phí, giá thành sản xuất và kết luận đúng đắn đối với kết quả kinh doanh.
Bên cạnh đó, kế toán dịch vụ cần theo dõi, kiểm tra và đảm bảo an toàn tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, họ cũng có nhiệm vụ quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình các định mức thực hiện, định mức sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ.
Tham khảo thêm: Bật mí 5 nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
III. Chứng từ và tài khoản kế toán dịch vụ thường gặp
Kế toán là một công việc đặc thù liên quan rất nhiều đến việc xử lý và ghi nhận các chứng từ và tài khoản kế toán. Vậy đâu là những chứng từ và tài khoản kế toán thường gặp đối với vị trí kế toán dịch vụ? Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
1. Chứng từ kế toán dịch vụ gặp ban đầu
Sau đây là những chứng từ đầu vào trong công việc của một kế toán dịch vụ:
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
- Hóa đơn bán lẻ
- Phiếu thu tiền nhân công
- Hóa đơn dịch vụ cung cấp
- Các hợp đồng ký kết về dịch vụ
- Các chứng từ lập khác
Tham khảo các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net dưới đây: |
2. Các tài khoản sử dụng trong kế toán DV
Để ghi chép các khoản tiền, các loại giấy tờ theo đúng chuẩn trong kế toán, kế toán dịch vụ thường sẽ sử dụng các tài khoản dưới đây:
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- TK 632: Giá vốn hàng bán
Tham khảo thêm: Tìm hiểu những điều cơ bản nhất về chứng chỉ hành nghề kế toán
IV. Nghiệp vụ thường gặp trong kế toán dịch vụ
Ngành kế toán có rất nhiều nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi sự chính xác rất cao và kế toán dịch vụ cũng vậy. Dưới đây là những nghiệp vụ hay gặp trong kế toán dịch vụ (có ghi cụ thể các tài khoản nợ và tài khoản có) đối với từng nghiệp vụ:
- Khi xuất vật liệu từ kho, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu
Có TK 152: Nguyên vật liệu
- Khi mua nguyên vật liệu về dùng ngay hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331…
- Đến cuối kỳ nguyên vật liệu sử dụng không hết, đem nhập lại kho, kế toán ghi nhận:
Nợ 152: Nguyên vật liệu
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Với trường hợp để lại vật liệu thừa sử dụng vào tháng sau, kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (ghi bút toán đỏ, giảm chi phí)
Có TK 152: NVL
- Sang tháng sau ghi tăng chi phí như bình thường:
Nợ TK 621: Chi phí NVL (TT)
Có TK 152: NVL
- Kế toán ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334: Phải trả công nhân
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn
Có TK 3383: Bảo hiểm xã hội
Có TK 3384: Bảo hiểm y tế
Có TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
- Kế toán ghi nhận chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Có TK 334: Phải trả nhân viên
Có TK 338: Phải trả phải nộp khác
Có TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 153: Công cụ dụng cụ
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
Có TK 111, 112
Có TK 141: Tạm ứng
- Khi phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung trong kỳ, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 142, 242: Chi phí trả trước ngắn hạn/dài hạn.
- Khi ứng trước các khoản chi phí theo dự toán vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Có TK 335: Chi phi phải trả
- Với các hóa đơn sử dụng cho sản xuất chung như điện nước, điện thoại, wifi,…, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331
- Khi có phát sinh giảm chi phí sản xuất chung, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 152: Nguyên vật liệu
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Vào cuối kỳ, kế toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí sản xuất trong kỳ:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung để tính giá thành dịch vụ
Nợ 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dang dở
Có 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Có 627: Chi phí sản xuất chung.
- Kế toán phản ánh doanh thu dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
- Khi phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành chuyển giao vào tiêu thụ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 154: Chi phí sản xuất KD dở dang
- Kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí, giá vốn vào TK 911 xác định kết quả kinh doanh như sau:
- Kết chuyển chi phí, giá vốn:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển doanh thu, kế toán hoạch toán sổ sách:
Nợ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển lãi, kế toán hoạch toán:
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển lỗ (nếu có):
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
Bài viết trên đã gửi đến bạn đọc những thông tin cơ bản của kế toán dịch vụ. Mua Bán hy vọng bạn đã hiểu rõ kế toán dịch vụ là gì cũng như những nghiệp vụ, chứng từ thường gặp của một người làm kế toán dịch vụ. Đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên để không bỏ lỡ những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khác.
Xem thêm:
- Bạn có biết 8 loại chứng chỉ hành nghề kế toán
- Kế toán công nợ là gì? 8 nghiệp vụ của kế toán công nợ
- Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết và mức lương mới nhất 2023
- Hạch toán kế toán là gì? Vai trò, nhiệm vụ và phân loại