Việc lập văn bản, bao gồm hợp đồng thuê đất, là yêu cầu pháp luật đối với các giao dịch liên quan đến đất đai tại Việt Nam. Tùy thuộc vào mục đích thuê đất và loại đất muốn thuê, cần làm những hợp đồng thuê đất khác nhau như hợp đồng thuê đất nông nghiệp, hợp đồng thuê xưởng, hay hợp đồng thuê đất kinh doanh. Để biết thêm những thông tin về hợp đồng thuê đất thì hãy cùng Mua Bán tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Mẫu hợp đồng thuê đất mới nhất, chuẩn pháp lý
Hiện tại, pháp luật Việt Nam không có quy định chi tiết về hợp đồng cho thuê đất. Do đó, hợp đồng cho thuê đất có thể coi là một loại hợp đồng được sử dụng để ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên. Người sử dụng đất có thể dựa theo quy định của luật đất đai để thực hiện việc cho thuê quyền sử dụng đất. Trong khi đó, người thuê đất sẽ phải tuân thủ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận được ghi lại trong hợp đồng cho thuê đất.
Dưới đây là mẫu hợp đồng thuê đất chuẩn pháp lý mới nhất năm 2023:
Tải ngay mẫu hợp đồng thuê đất chuẩn pháp lý mới nhất 2023: Tại đây |
2. Điều kiện và quy định cho thuê quyền sử dụng đất
Để thực hiện quyền cho thuê đất, người sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện dựa theo quy định pháp luật. Theo khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền cho thuê quyền sử dụng đất nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Người sử dụng đất sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không trong trạng thái tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Người thực hiện quyền này vẫn còn thời hạn sử dụng đất
Xem thêm: Hợp đồng thuê đất cá nhân theo quy định pháp luật 2023
3. Công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất có bắt buộc không?
Mọi giao dịch cho thuê quyền sử dụng đất đều phải thành lập văn bản theo mẫu. Tại điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;”
Vậy nên, theo quy định nêu trên thì hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất cần phải được công chứng hoặc chứng thực khi các bên yêu cầu. Điều này có nghĩa là sau khi thành lập hợp đồng cho thuê đất, các bên không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy vậy, việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng cho thuê đất vẫn rất quan trọng bởi điều này giúp đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và giảm thiểu những tranh chấp có thể xảy ra sau này.
4. Khoản thuế phải nộp khi ký hợp đồng thuê đất
Khi ký hợp đồng thuê đất, người thuê đất thường phải nộp các khoản thuế sau:
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Nếu người thuê đất là một cá nhân và có thu nhập từ việc kinh doanh trên mặt bằng đất thuê thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Nếu người thuê đất là một công ty, cửa hàng, hay doanh nghiệp thì phải nộp thuế giá trị gia tăng 10% trên tiền thuê đất hàng tháng. Tuy nhiên, có một số trường hợp được miễn thuế VAT theo quy định của pháp luật.
- Thuế đất: Đối với trường hợp thuê đất từ cơ quan quản lý nhà nước, người thuê đất phải nộp thuế đất theo mức thuế quy định của địa phương.
- Phí bảo vệ môi trường: Nếu hoạt động kinh doanh trên mặt bằng đất thuê liên quan đến môi trường, người thuê đất có thể phải nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài các khoản thuế trên, còn có thể có các khoản thuế khác như thuế quảng cáo, thuế truyền hình, thuế xây dựng nếu người thuê có nhu cầu xây dựng trên mặt bằng đất thuê. Việc nộp các khoản thuế này phụ thuộc vào quy định của pháp luật và các quy định chi tiết của địa phương. Do đó, người thuê đất cần thực hiện nghiêm túc quy định về thuế để tránh việc vi phạm và tránh bị phạt.
Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn cách tính tiền thuê đất 50 năm chuẩn nhất 2023
5. Đóng tiền phạt khi chưa nộp tiền thuê đất
Người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế đất; vậy nên, trong trường hợp không thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định thì người sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm.
Trong Điều 18 của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã quy định hình thức xử phạt cho người sử dụng đất chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế đất. Theo quy định này, khi vi phạm nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ phải nộp tiền sử dụng đất chưa đầy đủ cộng thêm một khoản tiền do nộp chậm. Việc xác định số tiền chậm nộp được quy định tại Điều 59 của Luật Quản lý thuế năm 2019.
Điều 59 của Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định, khi người sử dụng đất chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế sử dụng đất so với thời hạn quy định của pháp luật và thông báo của cơ quan quản lý thuế, sẽ phải nộp tiền chậm nộp. Số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất được tính theo phương pháp quy định trong Luật Quản lý thuế năm 2019.
Theo khoản 2 của Điều 59, mức tiền chậm nộp tiền thuế được tính bằng 0,03%/ ngày tính theo tổng số tiền thuế chậm nộp. Tương tự như vậy, số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất và tiền thuế đất cũng được tính bằng 0,03%. ngày tính trên số tiền chậm nộp. Dưới đây là công thức tổng quát về sách tính:
Số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất = 0,03% x số tiền sử dụng đất chậm nộp x số ngày chậm nộp tiền sử dụng đất
Trong đó:
- Tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất chậm nộp là số tiền chưa thanh toán đúng thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
- Số ngày chậm nộp tiền sử dụng đất được tính từ ngày sau ngày phát sinh khoản tiền chậm nộp cho đến ngày trước ngày chuyển nộp số tiền chậm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho người nộp tiền sử dụng đất về số tiền cần nộp do chậm nộp tiền sử dụng đất và số tiền phạt tương ứng.
Bên cạnh đó, các trường hợp được miễn khoản tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế đất theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019 là:
- Người chậm nộp tiền sử dụng đất gặp các sự kiện không thể kiểm soát như thiệt hại về của cải, vật chất do dịch bệnh, thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ.
- Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về những trường hợp bất khả kháng.
6. Xử lý trường hợp thuê đất rồi chiếm luôn
Ví dụ: Công ty A làm hợp đồng thuê đất và khai thác than ở dưới lòng đất của gia đình bạn. Hợp đồng kéo dài 6 năm nhưng khi hết thời hạn của hợp đồng, công ty này không trả lại đất mà còn có ý định chiếm đoạt đất của gia đình bạn.
Cách giải quyết:
Điều 166 khoản 7 của Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về việc vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp cũng như những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Trong trường hợp không thể đạt được sự thỏa thuận tại cấp cơ sở, người sử dụng đất có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tới Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đất đai gặp tranh chấp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận cũng như các tổ chức xã hội khác để tổ chức hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương.
Quá trình hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Biên bản hòa giải phải ghi chép đầy đủ và mang chữ ký của các bên cũng như có xác nhận hòa giải thành công hoặc không thành công từ Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nếu việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã không thành công, người sử dụng đất có thể giải quyết tranh chấp bằng cách khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước xử lý dựa theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.
- Khởi kiện tại toà án: Tòa án sẽ xem xét và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất trong trường hợp đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy chứng nhận nhưng đang sử dụng đất ổn định, đồng thời được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp nhưng có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013.
- Yêu cầu cơ quan hành chính xử lý: Điểm a Khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai 2013 quy định, khi các bên không đạt được thỏa thuận sau khi gửi đơn tới Uỷ ban nhân dân xã, người sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết tranh chấp.
Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc tất cả các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết, người sử dụng đất có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc để giải quyết tranh chấp.
Nếu sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung đã giải quyết lần đầu mà một bên hoặc tất cả các bên đương sự không đồng ý, người sử dụng đất có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục xem xét và giải quyết tranh chấp.
Tham khảo thêm các tin đăng bán nhà mới nhất |
Trên đây là những thông tin chi tiết về hợp đồng thuê đất cũng như mẫu hợp đồng thuê đất chuẩn pháp lý mới nhất 2023 được Mua Bán tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn để tránh khỏi những sai sót khi thành lập hợp đồng cho thuê. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin mới nhất về mua bán nhà đất thì đừng quên thường xuyên truy cập trang web Muaban.net nhé!
Lưu ngay:
- Download mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đúng chuẩn nhất 2022
- Mẫu Hợp Đồng Thuê Đất Trồng Cây Chính Xác Và Mới Nhất Năm 2023
- Tìm hiểu một số mẫu hợp đồng thuê đất phổ biến nhất hiện nay