Giấy uỷ quyền sử dụng đất là gì? Những quy định về mua bán chuyển nhượng đất mới nhất năm 2023 như thế nào? Sau đây Mua Bán sẽ chia sẻ những thông tin có ích đến với các bạn ở bài viết này!
I. Giấy uỷ quyền sử dụng đất là gì?
Trước hết, bạn cần phải hiểu giấy uỷ quyền là gì? Giấy ủy quyền là loại văn bản quan trọng được sử dụng khi chủ sở hữu muốn ủy quyền sử dụng hợp pháp cho các cá nhân hoặc tổ chức thay mình sử dụng đất.
Trên thực tế, vì một số lý do nhất định mà chủ sở hữu đất không thể trực tiếp đứng ra hoàn thành thủ tục liên quan đến đến đất đai có thể ủy quyền lại cho người thân, bạn bè,.. đứng ra thực hiện các giấy tờ như mua bán đất, mua bán các tài sản liên quan đến đất.
Ngoài ra, giấy ủy quyền sử dụng đất là văn bản pháp lý với sự thỏa thuận giữa bên sử dụng và bên được ủy quyền sử dụng đất. Theo đó, giấy ủy quyền được hai bên thành lập khi có nhu cầu chuyển nhượng phần đất đai từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác với mục đích ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên có liên quan.
Do đó, trước khi tiến hành đặt bút ký giấy cả bên ủy quyền và được ủy quyền đều phải xem xét kỹ các thông tin cũng như xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.
II. Quy định về uỷ quyền sử dụng đất
Ngoài giấy uỷ quyền sử dụng đất, bạn cần hiểu thêm các quy định về việc uỷ quyền, sau đây là những điều cần lưu ý để tránh vướng vào các quy định pháp lý:
1. Được phép uỷ quyền sử dụng đất khi nào?
Dựa vào Điều 562 của Bộ luật Dân sự quy định 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
Có thể nói, khi chủ sở hữu đất không tiện để xử lý đất như di cư nước ngoài, ốm đau, bệnh tật thì sẽ làm giấy uỷ quyền sử dụng đất của mình sang người được uỷ quyền. Người được uỷ quyền sẽ thay mặt chủ sở hữu thực hiện chuyển nhượng đất và sẽ được chi trả phí.
2. Có phải công chứng giấy uỷ quyền sử dụng đất không?
Dựa vào Luật Công chứng 2014 thì không có điều khoản nào bắt buộc việc người ủy quyền phải lập văn bản và công chứng. Tuy nhiên, để tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi hoạt động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa cả bên mua và bán đất, bạn nên công chứng pháp lý để đảm bảo.
3. Người nào phải nộp thuế khi uỷ quyền sử dụng đất?
Theo quy định Điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC, chủ đất và người được uỷ quyền sẽ thoả thuận trong hợp đồng, tức là người đóng thuế không phụ thuộc mặc định vào chủ đất hay người được uỷ quyền.
4. Thời hạn giấy uỷ quyền sử dụng đất?
Vậy thời hạn hợp đồng uỷ quyền sử dụng đất là bao lâu? Thời hạn hợp đồng được dựa vào phụ lục thời hạn mà chủ đất và người uỷ quyền thoả thuận với nhau. Nếu hợp đồng không thoả thuận thời gian thì hợp đồng sẽ có thời hạn 1 năm kể từ ngày ký.
III. Giấy ủy quyền sử dụng đất có thay thế hợp đồng chuyển nhượng được không?
Trước hết, cần hiểu hợp đồng chuyển nhượng là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất là việc chủ đất chuyển nhượng vĩnh viễn các tài sản đất đai, hiện diện trong hợp đồng cho bên người mua. Giấy uỷ quyền sử dụng đất không giống với hợp đồng chuyển nhượng, bạn cần lưu ý điều này để tránh mua đất bằng hợp đồng uỷ quyền. Vì kể cả khi làm giấy uỷ quyền sử dụng đất chủ đất cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.
IV. Rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hợp đồng ủy quyền
Rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hợp đồng ủy quyền mà bạn nên biết:
1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có hiệu lực
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Vì thế, chỉ khi nào đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai thì việc chuyển nhượng mới có hiệu lực.
Để tiến hành đăng ký vào sổ địa chính, sang tên đất thì cần có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực. Do đó mà không thể chứng minh hiệu lực của việc chuyển nhượng đất trong trường hợp này.
2. Quyền đối với thửa đất có thể bị giới hạn
Theo Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền phải trả thù lao nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định.
Từ quy định trên có thể thấy bên được ủy quyền chỉ nhân danh, thay mặt bên ủy quyền sử dụng thửa đất, chuyển nhượng, tặng cho và các quyền khác nếu có thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.
Pháp luật trao cho các bên quyền tự thỏa thuận phạm vi ủy quyền. Do đó, trong nhiều trường hợp bên nhận ủy quyền sẽ không được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất nếu hợp đồng ủy quyền không thỏa thuận.
3. Hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 thì bên ủy quyền hay bên được ủy quyền đều có thể chấm dứt hợp đồng ủy quyền bất cứ lúc nào nếu báo trước một thời gian hợp lý đối với hợp đồng ủy quyền không có thù lao hoặc trả thù lao và bồi thường thiệt hại đầy đủ nếu có đối với hợp đồng ủy quyền có thù lao.
Pháp luật cho phép các bên dễ dàng đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Do đó, khi một trong các bên cảm thấy phúc lợi từ việc chuyển nhượng đất này không còn tốt như mong muốn hay vì nhiều lý do khác thì vẫn có thể chấm dứt hợp đồng ủy quyền này bất cứ lúc nào, và người chịu thiệt sẽ là bên còn lại.
V. Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng đất mới nhất
Nhìn chung, các mẫu giấy ủy quyền khá đơn giản nhưng các nội dung cần được trình bày rõ ràng, cụ thể. Dưới đây là mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất mới nhất 2022:
VI. Hướng dẫn làm mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất, cho phép sử dụng nhà đất
Phải ghi rõ thông tin về hiện trạng phần đất được ủy quyền như diện tích, vị trí, số thửa, số tờ bản đồ, số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian được cấp,…
- Liệt kê chi tiết phạm vi những công việc được ủy quyền như ở, kinh doanh, mua bán…
- Thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản có trên đất và hoa lợi, lợi tức có được từ những tài sản đó trong thời gian ủy quyền.
Lưu ý rằng Không phải trường hợp nào ủy quyền sử dụng đất cũng mang lại lợi ích tốt nhất. Trong một số trường hợp, việc ủy quyền sử dụng đất cũng có thể gây ra một số điều bất lợi nhất định.
Để đảm bảo lợi ích tốt nhất khi có tranh chấp pháp lý diễn ra, chỉ nên làm giấy ủy quyền việc sử dụng đất trong trường hợp nắm rõ khả năng người được ủy quyền thực hiện việc ủy quyền đó trên thực tế.
Trong trường hợp mua bán đất, thì không nên lập giấy ủy quyền sử dụng đất, vì hợp đồng ủy quyền không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Và hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt trong một số trường hợp, điều này tạo sự bất lợi cho người mua đất rất cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022 và những lưu ý về uỷ quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Mua Bán còn chia sẻ những thông tin bổ ích khác. Đừng quên tham khảo thêm các thông tin thị trường tại Mua Bán Nhà Đất, thuê nhà trọ ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và toàn quốc thường xuyên bạn nhé!
Nếu bạn đang muốn bán đất hoặc sang nhượng cho ai đó, hãy xem qua các tin đăng tại Mua Bán: |
>>> Xem thêm:
- Hợp đồng mua bán nhà đất: Cần lưu ý điều gì khi ký?
- Mua bán nhà đất: TIPS nhỏ bạn cần bỏ túi ngay!
- Mua bán ký gửi nhà đất – Tất tần tật thông tin mà bạn nên biết
- Tìm hiểu thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng và sở hữu đất đai, nhà ở
Xem thêm các tin đăng mua bán Đất tại Muaban.net: - Hôm nay
- Phường Tân Quý, Quận Tân Phú
- Hôm nay
- Huyện Long Thành, Đồng Nai
- Hôm nay
- Xã Ea Nuôl, Huyện Buôn Đôn
- Hôm nay
- Xã Tân Lạc, Huyện Bảo Lâm
- Hôm nay
- Xã Mỹ Hạnh Bắc, Huyện Đức Hoà
- Hôm nay
- Phường Phú Hòa, Thành phố thủ Dầu Một
Nguyễn Hân