Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong đời sống, công việc hiện nay như thế nào? Giao tiếp có những chức năng cơ bản nào và được phân loại ra sao? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
1. Giao tiếp là gì?
Chúng ta thường nghe rất nhiều về “giao tiếp” trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Đó là hành động miêu tả hành vi giữa người và người với nhau. Vậy thì giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp ra sao? Để hiểu rõ được vai trò của giao tiếp, bạn cần tìm hiểu về khái niệm thực tế của giao tiếp.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý gián tiếp hoặc trực tiếp giữa người và người với nhau (có thể là hai người hoặc nhiều người, đám đông…). Giao tiếp được thể hiện chủ yếu qua lời nói và có kèm theo các hành vi hoặc cử chỉ, biểu cảm… Những yếu tố tâm lý như cảm xúc hoặc thái độ được phản ánh rất rõ qua các tác động của giao tiếp.
Thông qua giao tiếp, bạn sẽ được tiếp nhận với các thông tin khác nhau. Giao tiếp giúp cho mọi người có thể tạo ra được nhiều chủ đề khác nhau để nói chuyện hoặc thảo luận, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau. Giao tiếp có nhiều hình thức đa dạng với 3 góc độ khác nhau bao gồm có: giao lưu, tri giác và sự tác động qua lại.
>>> Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp & cách rèn luyện hiệu quả
2. Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp trong đời sống như thế nào? Có thể nói nó tác động đến sự phát triển của chính cá nhân bạn và toàn xã hội.
2.1 Hình thành, phát triển nhân cách
Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cũng như phát triển nhân cách của một cá nhân. Đây cũng là phương thức để thể hiện nhân cách của mỗi một người khác nhau. Quá trình này được rèn luyện và điều chỉnh từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Con người sẽ trải qua quá trình uốn nắn, giáo dục với sự quan tâm khác nhau từ khi còn nhỏ.
2.2 Phát triển xã hội văn minh
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển một xã hội văn minh. Một xã hội được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp sẽ có nền tảng phát triển bền vững. Hoạt động giao tiếp cho phép con người truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức qua nhiều thế hệ khác nhau. Điều này thể hiện mạnh mẽ thông qua quá trình truyền đạt, tiếp nhận kiến thức, kinh doanh, buôn bán…
2.3 Thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ xã hội
Bạn sẽ luôn có những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân… trong cuộc sống và công việc. Mục đích giao tiếp thường là để trao đổi thông tin, thuyết phục và giải quyết vấn đề khác nhau. Các hoạt động giao tiếp này sẽ giúp hình thành và phát triển được những mối quan hệ xã hội của bạn và mọi người. Như vậy, giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp giúp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ xã hội.
2.4 Giúp con người thành công
Quá trình giao tiếp khác nhau sẽ giúp bạn tích lũy được kỹ năng giao tiếp để làm chủ cuộc trò chuyện. Ngoài ra, giao tiếp còn giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để trở nên tự tin và bản lĩnh hơn. Thông qua giao tiếp, bạn sẽ biết cách giải quyết các vấn đề một cách hài hòa, linh hoạt và giúp bạn nâng cao được sự uy tín của bản thân.
Như vậy, lúc này giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp là gì? Giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp là giúp bạn dễ thành công hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp.
Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
3. Chức năng của giao tiếp
Từ khái niệm giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp, bạn có thể nắm sơ lược được chức năng chính của giao tiếp. Cụ thể, chức năng của giao tiếp bao gồm chức năng thuần túy xã hội và chức năng tâm lý – xã hội, trong đó:
3.1 Giao tiếp và chức năng thuần túy xã hội
Chức này sẽ phục vụ cho các nhu cầu chung của một nhóm người, cộng đồng hoặc của toàn xã hội. Chức năng thuần túy xã hội sẽ bao gồm có truyền tải thông tin, quản lý xã hội, tổ chức, điều khiển và phối hợp với các hoạt động xã hội. Chức năng này sẽ giúp cho xã hội có sự đoàn kết và có được sự kết nối với nhau hiệu quả hơn.
Để quản lý được xã hội tốt thì cần phải tạo được thông tin hai chiều. Đó là chiều từ trên xuống, chiều từ dưới lên và cả các thông tin giữa tập thể – nhóm với nhau. Như vậy, xã hội sẽ có sự nhìn nhận về con người và đối tượng đúng đắn hơn.
3.2 Giao tiếp và chức năng tâm lý – xã hội
Chức năng này sẽ phục vụ cho nhu cầu của mỗi thành viên trong xã hội. Vì nếu bạn không giao tiếp thì sẽ dễ bị cô lập trong gia đình, bạn bè, chỗ làm, cộng đồng… Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý bất ổn và có thể sẽ trở thành bệnh lý.
Chức năng tâm lý – xã hội này còn được gọi là chức năng nối mạch với người khác. Nối mạch tiếp xúc này sẽ giúp tạo nên các điểm chung như sở thích chung, mục đích chung, tạo nên nhu cầu gắn bó với nhau… Nó sẽ giúp cho các mối quan hệ trở thành mối quan hệ thực tế và giúp cho nhóm đảm bảo được sự tồn tại, phát triển.
>>> Xem thêm: Cách nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp cực hiệu quả
4. Cách để phân loại giao tiếp
Ngoài việc tìm hiểu giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp thì bạn cũng nên tìm hiểu về các loại giao tiếp. Có nhiều cách để phân loại các hình thức giao tiếp khác nhau. Bạn có thể căn cứ vào những yếu tố dưới đây để phân loại giao tiếp:
4.1 Căn cứ vào nội dung tâm lý giao tiếp
Giao tiếp là gì vai trò của giao tiếp nếu căn cứ vào nội dung tâm lý giao tiếp giữa hai bên, bạn có thể chia giao tiếp ra thành 3 loại dưới đây:
- Hoạt động giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới
- Hoạt động giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị của hành động, hành vi
- Hoạt động giao tiếp nhằm động viên và kích thích, khích lệ hành động
4.2 Căn cứ vào đối tượng
Nếu dựa vào các đối tượng trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể chia ra làm các loại giao tiếp cụ thể:
- Giao tiếp liên nhân cách khi có 2 hoặc 3 người với nhau
- Giao tiếp xã hội khi đó là giao tiếp giữa một người với một nhóm người, cụ thể là trong lớp học, hội nghị…
- Giao tiếp nhóm với nhau trong nhóm nhỏ để tạo sự liên kết với nhau thông qua ngôn ngữ hoặc các hoạt động chung với nhau.
4.3 Căn cứ vào tính chất tiếp xúc
Tính chất giao tiếp được chia ra làm 2 hình thức cụ thể là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Trong đó:
- Giao tiếp trực tiếp là gặp gỡ trực tiếp với nhau, dùng lời nói và các hành vi, biểu cảm để truyền đạt suy nghĩ, tình cảm. Đây là hình thức giao tiếp phổ biến, thông dụng nhất trong các hoạt động của con người
- Giao tiếp gián tiếp là sử dụng một phương tiện trung gian khác để giao tiếp như điện thoại, thư từ, email, sách báo…
Hai hình thức giao tiếp thường xuyên diễn ra và tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể để bạn sử dụng nó. Ngoài ra, còn có những hình thức giao tiếp khác như giao tiếp phi ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp…
Tham khảo các việc làm cần kỹ năng giao tiếp tại website Muaban.net dưới đây: |
Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn sẽ hiểu hơn về giao tiếp là gì cũng như vai trò của giao tiếp trong đời sống hiện nay. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ tìm kiếm công việc phù hợp và có thu nhập tốt hơn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc, bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng trên Muaban.net. Website luôn cập nhật những việc làm mới nhất mỗi ngày với những chế độ đãi ngộ hấp dẫn nhất!
>>> Tìm hiểu thêm:
- Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống
– Vân Anh (Content Writer) –