Khi chuyển nơi ở, công tác hoặc ít nhất một lần trong việc khai báo nhân khẩu chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng một lần thắc mắc địa chỉ thường trú là gì, địa chỉ tạm trú là gì?….đúng không nào. Hôm nay Blog Mua Bán sẽ giúp bạn cắt nghĩa và phân biệt rõ ràng về những khái niệm này. Hãy cùng dõi theo nhé.
Phân biệt các khái niệm: Thường trú, tạm trú và cư trú
Theo quy định tại Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 và Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú thì chúng ta có thể phân biệt được rõ ràng các khái niệm thường trú – tạm trú và cư trú. Cụ thể như sau:
1/ Địa chỉ thường trú là gì?
Địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định. Và đã đăng ký thường trú với chính quyền địa phương tại nơi đó. Thường trú chính là nơi ở thường xuyên, lâu dài. Không quy định về thời hạn;
*** Điều kiện đăng ký thường trú:
# Đăng ký thường trú tại tỉnh:
- Công dân có chỗ ở hợp pháp ở địa bàn của tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.
# Đăng ký thường trú tại TP trực thuộc trung ương:
Muốn đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương thì công dân cần phải đáp ứng một trong các điều kiện. Cụ thể là:
- Phải có chỗ ở hợp pháp;
- Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình;
- Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan hoặc tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn. Và phải có chỗ ở hợp pháp;
- Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Đến nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình,…
*** Nơi đăng ký:
Công dân Việt Nam sẽ được đăng ký thường trú tại cơ quan công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương. Và đăng ký tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh. Sau đó sẽ được cấp sổ hộ khẩu.
2/ Địa chỉ tạm trú là gì?
Địa chỉ tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú (nơi sinh sống hiện tại. Đây là nơi ở thường xuyên, có thời hạn nằm ngoài khu vực nơi thường trú;
*** Điều kiện đăng ký tạm trú:
Để được đăng ký tạm trú công dân cần đáp ứng 02 điều kiện sau đây:
- Sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn;
- Không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó
*** Nơi đăng ký:
Sau khi đăng ý tại cơ quan công an xã, phường, thị trấn về địa chỉ tạm trú công dân sẽ được cấp sổ tạm trú trong thời hạn nhất định.
3/ Địa chỉ lưu trú là gì?
Lưu trú là nơi mà công dân ở lại trong một thời gian nhất định. Địa điểm này có thể thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của người đó và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Riêng với hình thức lưu trú thì thời hạn thường rất ngắn và tạm thời. Ví dụ: Đi công tác, du lịch, thăm thân,….
Tại sao phải đăng ký thường trú, tạm trú?
Sau khi đã nắm được địa chỉ thường trú là gì, địa chỉ tạm trú là gì thì hẳn sẽ có nhiều thắc mắc tại sao phải đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú,…?
Thực tế thì việc đăng ký thường trú và tạm trú không chỉ có ý nghĩa với cơ quan Nhà nước mà còn đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của công dân. Do đó cực kỳ quan trọng trong đời sống của công dân:
- Thứ nhất: Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước quản lý công dân hiệu quả, nhanh chóng. Giúp đảm bảo an ninh và trật tự xã hội.
- Thứ hai: Việc đăng ký tạm trú, thường trú không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của công dân. Sau khi đăng ký, công dân sẽ thực hiện một số thủ tục hành chính thuận tiện hơn. Ví dụ như mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô,… Thậm chí là đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn từ các ngân hàng,…cũng dễ dàng hơn.
*** Khi nào cần đăng ký tạm trú tạm vắng?
Theo quy định tị khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006: Những công dân đang sinh sống, làm việc, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại công an xã, phường, thị trấn thì phải đăng ký tạm trú tạm vắng theo quy định của phá luật Việt Nam hiện hành.
*** Thủ tục đăng ký tạm trú
Thủ tục đăng ký tạm trú bao gồm:
- Bản khai nhân khẩu;
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở.
- Trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
- Xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.
***Địa chỉ và thời gian giải quyết tạm trú
- Công dân đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú. Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú: Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.
- Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp. Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ. Nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
- Thời gian nhận tạm trú: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu mua bán nhà, bạn có thể tham khảo các tin đăng tại đây: |
Không đăng ký thường trú, tạm trú bị xử phạt ra sao?
Theo quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị phạt khá nặng. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Hoặc điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
- Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
- Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng: Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Hoặc cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó…
- Cá nhân, chủ hộ gia đình không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.
Tóm lại
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi về khái niệm địa chỉ thường trú và tạm trú là gì. Chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về địa chỉ thường trú là gì những khái niệm liên quan đúng không nào. Hãy tiếp tục dõi theo những chia sẻ hữu ích khách đến từ Blog Mua Bán nhé. Đừng quên truy cập Muaban.net – chợ mua bán bất động sản, xe cộ, thiết bị công nghệ, nội thất,… uy tín nhất hiện nay.
Trần Thanh – Content Writer
>>> Xem thêm ngay nếu bạn đang quan tâm đến: Tham vọng là gì? Có tốt không? Làm sao để tiết chế