Cùng Muaban.net tham khảo bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình kèm đáp án chi tiết ngay trong bài viết này để kiến thức được củng cố và quá trình ôn luyện thật tốt. Các em học sinh lớp 9 hãy chuẩn bị thật tốt để đạt được kết quả như mong muốn trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới nhé!
1. Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình năm 2023 có lời giải
Hiện tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chưa tổ chức nên chưa có đề thi và đáp chính thức. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo 2 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình tham khảo của năm 2023 mà Muaban.net đã tổng hợp ngay dưới đây:
1.1 Đề tham khảo số 1 – có đáp án
ĐỀ THI THỬ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Chiếc hộp giấy vàng
Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh”. Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hỏi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.
Anh nói to với con: “Bộ con không biết rằng khí cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ.”
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đỏ. Tất cả dành cho cha mà.” Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định phép liên kết cấu được sử dụng trong các câu văn sau:
Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà”.
Câu 3. Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái bé bỏng (lời xin lỗi được viết trong một đoạn văn dài khoảng 200 chữ).
Câu 2 (5.0 điểm).
– Hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến tâm trạng của bé trong ngày anh Sáu chia tay với gia đình và quê hương để trở lại đơn vị trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Nguyễn Quang Sáng. Từ đó em hiểu như thế nào về giá trị của hòa bình?
…HẾT…
Trên đây là đề thi thử chính thức vào 10 môn Văn Ninh Bình, đừng quên tham khảo thật nhiều tài liệu đề thi thử khác của tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN VĂN NINH BÌNH LẦN 1
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự
Câu 2. Phép liên kết cấu được sử dụng trong các câu văn là phép lặp từ ngữ.
Cụ thể: từ “con” và từ “cha”
Câu 3. Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học cho bản thân:
Các em có thể lựa chọn một trong số những bài học sau:
– Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra.
– Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí tưởng tượng sáng tạo của mọi người.
– Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất trong những món quà khi được trao tặng.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
*Hình thức
– Đoạn văn ngắn 200 chữ.
– Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dich, quy nạp, tổng – phân – hợp, …
– Nhập vai nhân vật người cha (thể hiện cách xưng hô trong đoạn văn).
*Nội dung: vì câu hỏi mở nên các em có thể tự do phát huy viết ra lời xin lỗi theo cách diễn đạt của mình, nhưng vẫn cần đảm bảo một số nội dung chính sau:
– Nêu lý do lời xin lỗi;
– Lồng ghép một số triết lý đúng rút;
– Diễn tả được cảm xúc, thái độ chân thành của cha đối với con gái.
Câu 2 (5.0 điểm).
Dàn ý:
Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật, tác phẩm.
Giải quyết vấn đề
– Khái quát ngắn gọn về nội dung tác phẩm, tình huống dẫn dắt đến vị trí đoạn truyện cần nhập vai (ngày anh Sáu chia tay với gia đình và quê hương để trở lại đơn vị).
+ Câu chuyện kể về cuộc đời của những nhân vật trong thời kháng chiến chống Mỹ (ông Sáu, bé Thu, …
+ Tình huống gặp gỡ (ông Sáu được tổ chức tạo điều kiện cho về thăm nhà trong 3 ngày, lần đầu tiên cha con gặp mặt);
+ Trạng thái tâm lý và lý do bé Thu không thừa nhận ba.
– Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong ngày chia tay của ba với gia đình, quê hương:
+ Tình huống: ngày ba lên đường trở lại đơn vị (diễn tả cảnh ba chia tay bà con, gia đình trong bịn rịn, luyến lưu…) qua con mắt của bé Thu.
+ Hành động chất chứa tâm trạng của bé Thu: Đứng ở góc nhà/tựa cửa/ nhìn mọi người/ ánh mắt dễ thương dường như không chớp/cất tiếng kêu xẻ ruột ôm chặt cổ ba/hôn ba cùng khắp (hôn má, hôn cổ, hôn lên cả vết thẹo dài …)/ trò chuyện với ba
+ Tâm trạng: Day dứt, ăn năn, nuối tiếc, hạnh phúc. xúc động ….
– Khi kể cần đan xen những câu vẫn diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân thông qua lời tự bạch chân thành ứng với từng cánh. Lồng ghép những cảm nhận về giá trị của tình phụ tử.
– Bình luận, mở rộng:
+ Hòa bình được đánh đổi bằng máu, nước mắt, con người phải hy sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc chung của dân tộc,
+ Từ tính chất nghiệt ngã của chiến tranh con người cần biết trân trọng, gìn giữ nền hòa bình của dân tộc,
+ Trong khó khăn, thử thách, tình cảm, giá trị sống trở nên thiêng liêng, đáng ngưỡng mộ → Lời cảnh báo tới con người khi sống trong hòa bình mà chưa biết trân trọng giá trị sống
* Kết thúc vấn đề: Khái quát và nâng cao vấn đề.
Tải đề thi thử vào lớp 10 môn văn Ninh Bình lần 1 kèm đáp án: Tại đây |
1.2 Đề tham khảo số 2- có đáp án
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN VĂN TỈNH NINH BÌNH LẦN 2
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mặc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thị. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.”
(Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh, Dân theo Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong ngữ liệu trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Xét theo mục đích nói, các câu: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao những đứa trẻ mục đồng lại cảm thấy “vui sướng đến phát dại” khi ngắm những cánh diều chao liệng trên bầu trời?
Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần I, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của khát vọng trong cuộc sống mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD, 2012)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN NINH BÌNH – ĐỀ THAM KHẢO LẦN 2
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1
Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Câu 2
Xét theo mục đích nói, các câu: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu cầu khiến.
Câu 3
– Biện pháp tư từ được sử dụng trong câu văn: Liệt kê/nhân hóa
– Phân tích giá trị: Học sinh lựa chọn biện pháp tu từ nào sẽ phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
– Biện pháp tu từ liệt kê: sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè.
=> Tác dụng:
+ Nhân mạnh làm nổi bật ý, tạo cảm xúc mạnh
+ Làm nổi bật niềm vui sướng, lòng tự hào về sự phong phú của các loại sáo diều.
– Biện pháp tu từ nhân hóa:như gọi thấp xuống những vì sao sớm
= > Tác dụng:
+ Làm cho hình ảnh cánh diều tuổi thơ trở nên gần gũi, sống động
+ Nhấn mạnh sự kì diệu của tiếng sáo diều, những tưởng tượng đáng yêu của trẻ con.
Câu 4
Học sinh sẽ có những cách lí giải khác nhau, nhưng cần hợp lý và thuyết phục:
+ Vui sướng đến phát dại: Cảm xúc dâng trào mãnh liệt;
+ Thả diều là trò chơi hấp dẫn, thú vị của tuổi thơ, đêm đến niềm tui và những tưởng tượng phong phú…
+ Cánh diều đẹp, hấp dẫn… khơi gợi những ước mơ, khát vọng đẹp cho tuổi thơ.
Phần II: Tạo lập văn bản
Câu 1
- Mở bài
– Những ước mơ và mong muốn của con người là điều cần có và nó thể hiện tầm vóc của con người trong cuộc sống.
– Nhắc đến ước vọng của con người, người ta thường hay nhắc đến từ “khát vọng”.
– Là con người sống trong cuộc đời ai cũng có khát vọng.
- Thân bài
- a) Giải thích khái niệm:
– Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
– Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
– Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.
– Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống.
- b) Bàn luận giá trị sống có khát vọng:
– Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người.
– Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.
– Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.
– Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.
– Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.
– Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.
III. Kết bài
– Hiểu được ý nghĩa của khát vọng.
– Có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp.
Tải đề thi thử vào lớp 10 môn văn Ninh Bình lần 2 kèm đáp án: Tại đây |
2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2022 có lời giải
Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2022 kèm đáp án: Tại đây |
3. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2021 có lời giải
Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2021 kèm đáp án: Tại đây |
4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2020 có lời giải
Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2020 kèm đáp án: Tại đây |
5. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2019 có lời giải
Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2019 kèm đáp án: Tại đây |
6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2018 có lời giải
Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2018 kèm đáp án: Tại đây |
Trên đây là tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Ninh Bình mà Muaban.net đã tổng hợp kèm đáp án chi tiết. Hy vọng sẽ mang lại nguồn tài liệu bổ ích cho các bạn học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm nhiều tin hay về tìm việc làm, phong thủy, bất động sản, … và nhiều lĩnh vực khác!
Xem thêm:
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2023 (lời giải + PDF)
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi 2023 (lời giải + PDF)
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Thuận 2023 (lời giải + PDF)
- Bộ 10+ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán TpHCM có lời giải
Xem thêm các việc làm bán thời gian uy tín tại Muaban.net: |