Monday, April 29, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmĐề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm...

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm (kèm đáp án + file pdf)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm luôn được các em học sinh và giáo viên tìm hiểu để làm tài luyện ôn luyện. Vì vậy, Mua Bán đã cập nhật bộ đề thi kèm đáp án chi tiết, cũng như bộ đề thi thử môn văn tuyển sinh lớp 10 trong bài viết sau đây.

Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm mới nhất kèm đáp án
Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm mới nhất kèm đáp án

I. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương 2023 kèm đáp án

Bởi vì kỳ thi tuyển sinh chưa diễn ra nên đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương 2023 chưa có thông tin. Sau khi có đề thi kèm đáp án, Mua Bán sẽ cập nhật sớm nhất vào bài viết. Thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo đề thi của các năm trước để làm quen với các giải và các dạng đề thường gặp.

II. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương 2022 kèm đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

 ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2022 – 2021

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút

(Đề thi có 01 trang)

PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9,

Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2016, trang 2).

Câu 1. (0,5 điểm). Đoạn thơ là lời của người cha nói với ai? “.

Câu 2. (0,5 điểm). Tìm từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình”.

Câu 3. (1 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Câu 4. (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình được thể hiện trong đoạn thơ trên.

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy suy nghĩ về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành.

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy trình bày cảm nhận về diễn biến tâm trạng của ông Hai qua đoạn văn bản dưới đây:

“Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: – Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Có ông lão nghẹn ắng hắn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hàn đi.

– Liệu có thật không hở bác? Hay là chi lại…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên đây vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão năm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thể được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!…”

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập một,

NXBGD Việt Nam, 2016, trang 165, 166)

Xem thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thanh Hóa các năm mới nhất (kèm đáp án chi tiết)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN HẢI DƯƠNG 2022

 ĐỌC HIỂU:

  1. Đoạn thơ trên của của người cha nói với người con.
  2. Từ ngữ thể hiện tình cảm của cha với “người đồng mình” là: yêu.

3. Biện pháp tu từ nhân hóa: (rừng, con đường) “cho”.

Tác dụng:

– “Rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương.

– “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

  1. Gợi ý: Trong đoạn thơ trên, có thể thấy được người đồng mình”:

– Cuộc sống, nếp sinh hoạt hàng ngày giản dị, gần gũi.

– Công cụ lao động được người đồng mình trang trí đẹp đẽ, qua đó cho thấy đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người.

– Sinh hoạt văn hóa đa dạng (vách nhà ken câu hát), qua đó cho thấy tâm hồn hết sức tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

– Họ yêu quê hương và gắn bó sâu sắc với nơi mình sinh ra.

LÀM VĂN:

Câu 1.: Cách giải:

* Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 chữ.

* Yêu cầu về nội dung:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của khó khăn thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành.

– Khó khăn thử thách: là những điều không mong muốn mà mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải trên hành trình trưởng thành.

– Ý nghĩa của những khó khăn thử thách trong hành trình trưởng thành của con người:

+ Khó khăn, thử thách tôi luyện ý chí của con người.

+ Khó khăn thử thách giúp con người rèn luyện được sự kiên nhẫn, bản lĩnh vượt qua trở ngại.

+ Khó khăn thử thách giúp con người bước ra khỏi vùng an toàn, dám đối diện với chông gai của cuộc đời. + Khó khăn thử thách giúp con người tích lũy thêm được nhều kinh nghiệm sống, những bài học quý giá trên hành trình trưởng thành.

– Liên hệ bản thân, mở rộng.

+ Nếu không có sự cố gắng, tìm ra những bài học thì khó khăn thử thách sẽ trở thành những tảng đã ngáng chân chúng ta.

+ Khi gặp khó khăn thử thách không nản chí mà luôn tìm tòi, học hỏi từ những khó khăn ấy thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Câu 2.:

  1. Mở bài:

– Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng.

– Giới thiệu nội dung nghị luận: tâm trạng ông Hai khi nghe làng theo giặc.

  1. Thân bài

* Hoàn cảnh sống và tình yêu làng của ông Hai:

– Ông Hai phải đi tản cư, sống ở một nơi khác.

– Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng:

+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.”

+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng –> kể để nguội đi nỗi nhớ làng.

+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)

* Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

– Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:

+ Đúng lúc ông Hại đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bản về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” –> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.

+ Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:

Cổ nghẹn đắng.

Da mặt tê rần rần.

Giọng lạc hẳn đi.

Lặng đi như không thở được…

=>Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.

– Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

+ Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

+ Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

– Rồi ông lại đi kiểm điểm từng người một, tự nói với chính mình làm sao những người ấy có thể thao Tây.

=> Nỗi đau đớn, xấu hổ, nhục nhã cứ thế lan tràn, gặm nhấm tấm can ông.

  1. Kết bài

– Đoạn trích đã diễn tả lại được nỗi đau đớn, tủi hổ của ông Hai khi nghe làng theo giặc. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của ông.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc.

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương năm 2022 kèm đáp án: Tại đây

III. Đề thi thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương 2021 kèm đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

 ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Gian khổ nhất là lần ghi và bảo vệ lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Giữa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long,

Ngữ văn 9, Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 183)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói với ai?

Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của 01 biện pháp tu từ trong câu văn: “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chội lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”.

Câu 3. (1,0 điểm): Nhận xét ngắn gọn về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trong đoạn văn trên.

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm):

“Lời khen là một món quà tặng.”

(Theo Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi,

Andrew Matthews, NXB Thời đại, Hà Nội, 2013, trang 24)

Từ câu nói trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về ý nghĩa của lời khen với lực lượng tuyển đầu trong công tác phòng chống dịch COVID-19 ở nước ta hiện nay.

Câu 2. (5,0 điểm): Phân tích cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập II,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 55, 56)

Xem thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Đà Nẵng các năm (có hướng dẫn giải chi tiết)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN HẢI DƯƠNG 2021

PHẦN ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh liên nói với ông họa sĩ

Câu 2: Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa:

  • So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.
  • Nhân hóa: chặt, quét.

Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.

Câu 3. Nêu nhận xét ngắn gọn mà em suy nghĩ.

Gợi ý: Anh thanh niên yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ có lẽ là tinh thần trách nhiệm, tình yêu que hương đất nước, ước muốn đóng góp sức mình dựng xây đất nước.

PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

  1. Mở đoạn

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: ý nghĩa của lời khen với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

  1. Thân đoạn

– Giải thích: Lời khen là gì? (là những lời nói khích lệ, cổ vũ, động viên người khác khi họ làm được những điều tốt hay đạt thành tích tốt…)

– Ý nghĩa, giá trị của lời khen:

  • Chung (đối với mọi người): đem đến niềm vui, hạnh phúc, động lực tiếp tục cố gắng
  • Riêng (đối với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19): thể hiện sự công nhận, ủng hộ những gì họ đã làm được – giúp họ có nguồn cổ vũ lớn về tinh thần, vượt qua những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn và nguy hiểm, tiếp tục chiến đấu vững vàng, bảo vệ người dân và đất nước

– Dẫn chứng (Lời khen thể hiện qua lời nói, bức thư video – khích lệ về tinh thần)

– Phản đề (mặt trái vấn đề): Một số người ích kỉ, tiếc rẻ những lời khen ngợi dành cho lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19, luôn chê bai, tỏ ra không hài lòng → Cần khắc phục và thay đổi ngay

– Giải pháp:

  • Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu được những hi sinh, cống hiến to lớn, vĩ đại của lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19
  • Phê phán những kẻ chê bai, thể hiện sự thiếu tôn trọng, biết ơn với những người thuộc lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19

– Liên hệ bản thân:

  • Em đã biết cảm ơn, khen ngợi những điều tuyệt vời mà lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch đã làm được hay chưa?
  • Nếu chưa em sẽ thay đổi như thế nào?
  • Nếu rồi thì em sẽ lan tỏa điều đó đến mọi người ra sao?
  1. Kết đoạn

Khẳng định lại vấn đề vừa bàn luận: Ý nghĩa, vai trò quan trọng, to lớn của những lời khen với lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Câu 2.

a) Mở bài

– Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải

+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp

+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.

b) Thân bài

* Mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người

– Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 – lúc này đang là mùa đông)

+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng

+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời

+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả

Từng giọt long lanh rơi
ôi đưa tay tôi hứng

+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.

* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước

– Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”

+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất

+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình

+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

c) Kết bài

– Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương năm 2021 kèm đáp án: Tại đây

IV. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương 2020 kèm đáp án

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

 ĐỀ CHÍNH THỨC

 

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Phan nói:

– Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

” – Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết.

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

(Trích Bếp lửa – Bằng Việt – Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Xem thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bến Tre 2023-2024 (kèm đáp án chi tiết)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN HẢI DƯƠNG 2020

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương

Cách giải:

Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác giả: Nguyễn Dữ.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương

Cách giải:

Cuộc đối thoại diễn ra trong hoàn cảnh:

– Vũ Nương sau khi trẫm mình ở bến Hoàng Giang được Linh Phi cứu.

– Phan Lang cũng được Linh Phi cứu.

– Trong buổi tiệc dưới thủy cung, Vũ Nương gặp Phan Lang.

Câu 3.

Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương

Cách giải:

Từ “tiên nhân” trong đoạn văn chỉ cha ông, tổ tiên của Vũ Nương, và chỉ cả Trương Sinh.

Câu 4.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

– Phép nối: từ “vả chăng” nối câu 1 và câu 2.

– Phép thế: từ “ấy” trong câu 3 thay thế cho “ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành nam”

Câu 5.

Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương, đoạn trích

Cách giải:

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích. Gợi ý:

– Giới thiệu Vũ Nương: người con gái công dung ngôn hạnh nhưng không may bị chồng nghi oan phải trẫm mình ở bến Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình.

– Vũ Nương là một người sống tình nghĩa: ứa nước mắt khóc, phải tìm về quê nhà, đồng thời cũng là người trọng danh dự, nhân phẩm. Quyết tâm trở về cũng là để minh oan, lấy lại sự trong sạch cho chính mình.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1.Giới thiệu vấn đề: sức mạnh của tinh thần đoàn kết

2.Giải thích vấn đề

– Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.

=> Đoàn kết tạo ra sức mạnh to lớn.

3.Phân tích, bàn luận vấn đề

– Sức mạnh của đoàn kết:

+ Khi mọi người đoàn kết lại nghĩa là sẽ tập hợp được những điểm tốt của tất cả các cá nhân. Như vậy, vấn đề có thể sẽ được giải quyết hiệu quả nhất.

+ Khi một tập thể đoàn kết, mỗi cá nhân sẽ học được cách làm việc chung với nhau và học được bài học có trách nhiệm với tập thể.

+ Đoàn kết không chỉ tạo ra sức mạnh to lớn để đi đến thành công mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân.

– Dẫn chứng:

+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, nhờ sự đoàn kết mà nhân dân ta chiến thắng các thế lực lớn như quân Mông Nguyên,…

+ Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc chính là cuộc chiến tranh nhân dân. Cả nước cùng nhau tham gia chiến đấu, sản xuất…

– Đoàn kết cần thiết với mọi quốc gia, dân tộc, mọi thời đại.

– Trong thời đại hòa bình, đoàn kết là cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, cùng nhau nắm tay vượt qua những thử thách. Dẫn chứng: thời kì Covid-19, cả dân tộc cùng nhau chống dịch, chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh đặc biệt bằng việc xây dựng những hoạt động tình nguyện, cây “ATM gạo”,…

– Phê phán những kẻ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.

4. Liên hệ bản thân và Tổng kết

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm và đoạn trích

2. Phân tích cảm nhận

Kí ức thứ hai: chuỗi kỉ niệm về 8 năm ròng kháng chiến sống cùng bà:

– Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.

– Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau:

+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồn như giục lúa chin.

+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

=>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.

– Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên:

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dậy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

– Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, găn bó không rời.

=> Ký ức đẹp nhất trong tuổi thơ của cháu là hình ảnh bà và bếp lửa. Bà là người giữ lửa cho cuộc đời ấm áp. Với Bằng Việt, bà đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam lặng thầm mà cao cả.

3. Tổng kết vấn đề

Tải đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương năm 2020 kèm đáp án: Tại đây

V. Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 chọn lọc

Để giúp các em ôn luyện tốt hơn, Mua Bán đã tổng hợp các đề thi thử môn văn 2023 kèm đáp án chi tiết tại khắp các tỉnh thành. Với bộ đề này, các em nên thực hành như trong buổi thi thật để luyện cách phân bổ thời gian hợp lý. Sau khi giải xong, các em mới kiểm tra lại đáp án trong tài liệu.

Tải đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023: Tại đây

Nguồn tham khảo: onluyen.vn, hoatieu.vn,captoc.vn,giaoanxanh.com

LỜI KẾT

Muaban.net mong rằng đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Dương các năm sẽ giúp các em làm quen với kỳ thi sắp tới. Bên cạnh đó, bộ đề thi thử môn văn mà Muaban.net sưu tầm cũng là một “trợ thủ” đắc lực để các em có thể đạt điểm số cao hơn nếu như gặp dạng đề tương tự.

Tham khảo thêm các tin đăng về việc làm bán thời gian trên Muaban.net

Tuyển Gấp Nhân Viên Dán tem /Trực Quầy/Tạp Vụ tại Cửa Hàng B,S MART
12
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Đi Làm Ngay (Trực Quầy,Bán Hàng,Tạp Vụ,Bảo Vệ)
12
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
2c1ef7f725934dfb8a72e067e193b26c Cho Cửa Hàng Bách Hoá Tổng Hợp " class="jgUFRE">
15
 Cửa Hàng Tiêu Dùng Cần Gấp 10 Nam/ Nữ Phụ Việc Bán Hàng
9
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
TUYỂN DỤNG LĐPT ( Tạp Vụ ; Đóng Gói ; Trực Quầy ; Bán Hàng ) [HCM]
11
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
VIỆC LÀM TP.HCM CẦN TUYỂN GẤP
3
VIỆC LÀM TP.HCM CẦN TUYỂN GẤP 8,5 triệu - 14 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm quận Tân Bình (part-time/ thời vụ) ưu tiên sinh viên
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC LÀM SIÊU THỊ TPHCM CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN ĐI LÀM LÂU DÀI VÀ NGAY
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
Việc làm xoay ca và fulltime tai Quận Bình Thạnh và Gò Vấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Quận 12 Đang Cần Gấp 10 Nhân Viên Không Cần Kinh Nghiệm
7
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Bổ sung nhân viên làm xoay ca tại Bình Thạnh - Gò Vấp
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
🍀 Hệ Thống Siêu Thị CoopFood Bổ Sung 30 Nhân Viên Đi Làm Ngay 2024
6
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG THEO CA
5
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG THEO CA 130 nghìn - 160 nghìn/ngày
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
VIỆC BÁN HÀNG THEO CA TẠI TÂN BÌNH
5
VIỆC BÁN HÀNG THEO CA TẠI TÂN BÌNH 4 triệu - 8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Việc làm thêm cho Sinh viên tại Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Việc làm xoay ca cho sinh viên
1
Việc làm xoay ca cho sinh viên 3,6 triệu - 10,8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
VIỆC LÀM CAFE FULLTIME-PARTTIME TẠI TÂN PHÚ
6
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Việc làm thêm cho SV tại Gò Vấp
1
Việc làm thêm cho SV tại Gò Vấp 3,5 triệu - 7,3 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm partime fulltime Quận 1 - Bình Thạnh
1
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM

>>> Xem thêm:

Uyên Trương
Content Writer tại Muaban.net Ngành hàng thế mạnh: tài chính, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ